Vận dụng phương pháp luận vào thực tế khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 48)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.3.Vận dụng phương pháp luận vào thực tế khu vực nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khu vựckhai thác và đổ thải lấn biển mỏquặngsắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. Hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực mỏ sắt Thạch khê bao gồm: hệ sinh thái rừng phòng hộ, hệ sinh cồn cát, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó là các hệ sinh thái tự nhiên khác gần kề khu vực chứa quặngsắt. Các quá trình diễn ra trong hệ tự nhiên thường là các quá trình sống của sinh vật và các quá trình chuyển hóa năng lượng bên trong khu vực này. Môi trường vật lý của hệ tự nhiên là các yếu tố cảnh quan, địa hình, thủy văn, khí tượng, khí hậu của khu mỏ. Khi chưa có tác động từ bên ngoài vào hệ thống này thì các thành phần của hệ tự nhiên vẫn có tương tác nhưng ở mức thấp hơn: Ví dụ: sử dụng cồn cát cho mục đích du lịch, khai thác nước ngọt, khai thác đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân. Các hoạt động này ít làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ thống.

Khi có tác động từ bên ngoài vào theo hướng nhất định: cụ thể ở đây là khai thác và đổ thải tại mỏ sắt Thạch Khê sẽ phá vỡ hệ sinh thái sẵn có. Cùng với phá hủy lớp phủ thực vật, phá hủy cồn cát để lấy đi các phần nguyên liệu khoángsảncó ích; phá hủy một phần diện tích biển, kèm theo với việc đưa vào các loài thực vật bổ sung trong quá trình phục hồi môi trường sẽ làm thay đổi địa hình, cấu trúc hệ sinh thái, từ đó làm thay đổi các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái và gây ra các tác động tiêu cực tới các thành phần môi trường.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 48)