L ỜI CAM ĐOAN
2.4.2. Khảo sát thực địa/phỏng vấn
Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tiến hành thực địa tại khu mỏ trong các chuyến công tác thuộc công trình “Lập dự án đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê điều chỉnh” năm 2013 và đề tài của Bộ Công thương “Nghiên cứu điều tra đánh giá các nguồn thải trongngành khai thác khoáng sản” năm 2010 và 2011.
Trong quá trình khảo sát thực địa đã tiến hành: quan sát về hiện trạng các hệ sinh thái khu vực mỏ, các hoạt động khai thác quặng, chụp ảnh; phỏng vấn người
dân, chủ cơ sở khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thấy được mức độ ủng hộ của các bên liên quan tới hoạt động khai thác trong khu vực và mức độ tác động của khai thác tới các hệ sinh thái.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn với hai nhóm khác nhau: nhómI: người dân, chủ cơ sở khai thác; nhóm II: cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục bảo tồn và Cục quản lý chất thải Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các câu hỏi xoay quanh chủ đề về: công nghệ khai thác và đổ thải lấn biển, tác động của khai thác đối với kinh tế xã hội của người dân vùng dự án, các dự báo và tác động lên hệ sinh thái vùng khai thác khoáng sản, biện pháp CTPHMT sau khai thác, các biện pháp bảo vệ tài nguyên không tái tạo. Từ đó, để nhận diện định tính về tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tới các hệ sinh thái, các giải pháp CTPHMT sau khai thác cũng như thấy được mức độ ủng hộ của các bên liên quan tới hoạt động khai thác và đổ thải lấn biển của mỏ sắt ThạchKhê.