Cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 72)

L ỜI CAM ĐOAN

3.4.6. Cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác

Đất cát ven biển sử dụng để trồng các cây nông, lâm nghiệp cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm, dược liệu. Tại các khu vực cồn trưởng thành xuất hiện cách mép nước biển hàng trăm mét. Những lớp đất xuất hiện trên mặt cồn kéo theo sự hình thành lớp phủ thực vật thân gỗ và cây bụi. Đây cũng thường là vùng canh tác của dân cư ven biển với tập đoàn cây trồng thường là cây lấy gỗ, cây ăn trái và cây màu. Cây nông nghiệp được trồng chủ yếu là các loại cây chịu hạn như lạc, khoai, sắn, v.v. các loại cây lâm nghiệp nhưkeo, xoan chịu hạn v.v. Đối với các vùng đất cát đã mất lớp phủ thực vật, đất nghèo dinh dưỡng; nông dân tại Hà Tĩnh áp dụng mô hình nông lâm kết hợp cho giá trị kinh tế cao. Trong 3 năm đầu tiên

trồng cây lâm nghiệp tạo tán, giữ độ ẩm cho đất; sau đó mới tiến hành trồng cây nông nghiệp. Yếu tố quan trọng cho sự thành công của mô hìnhđó là phải duy trì sự phát triển của cây lâm nghiệp trong 3 năm đầu tiên trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt thiếu nước vào mùa khô. Nông dân tại Hà Tĩnh đã xây dựng các bể xi măng bằng cát tại chính vùng này để trữ nước cho cây vào mùa khô. Sau khi cây lâm nghiệp đã tạo tán cho tiến hành trồng cây nông nghiệp. Tại khu vực xã Thạch Trị nông dân cho trồng cây tạo tán bao gồm keo, xoan chịu hạn; sau 3 năm cho trồng tiếp câylạc và đậu tương. Kết quả cho thấy cây phát triển tốt thu được giá trị kinh tế cao lạc thu được 16 triệu đồng/4ha và trên 40 triệu đồng/4ha đậu tương.

Khu vực ven biển với các cây trồng lâm nghiệp sẽ tạo ra các đê chắn tự nhiên kho khu vực ven biển. Rừng trồng bao gồm các loại cây phi lao (Casuarina equiselifolia), keo lai, keo lá chàm, bạch đàn, xà cừ. Từ năm 1981 bắt đầu thử nghiệm cây xoan chịu hạn (Azdirachla indica) với giống từ Senegan và đến năm 1988 bắt đầu trồng thế hệ 3 ở vùng cát Thạch Trị. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Liên Sơn -Viện Lâm nghiệp Việt Nam (2007) cho thấy, rừng trồng phòng hộ ven biển xếp thành hai nhóm [7,16]: Nhóm cây chủ lực: Phi lao, keo lá tràm, xoan chịu hạn; Nhóm cây triển vọng: Keo lá liềm và keo chịu hạn. Bên cạnh các cây trồng, các loại cây bụi cũng là nguồn cung cấp dược liệu và thức ăn cho gia súc.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)