L ỜI CAM ĐOAN
3.4.1. Làm giảm năng lượng của gió, sóng biển và giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu
Thảm cây bụi, rừng phòng hộ, rạn san hô và bản thân cồn cát; mỗi thành phần đều vô cùng quan trọng trong việc làm giảm năng lượng của gió, sóng biển và từ đó làm giảm thiệt hại đáng kể tới khu vực dân cư ven biển. Thành phần quan trọng là lá chắn ven bờ đó là rừng phòng hộ. Nghiên cứu trên đai rừng phòng hộ ven biển bao gồm cây phi lao hạt và các loài keo chịu hạn 3 tuổi cho thấy, tốc độ gió và độ cao cát bốc giảm đáng kể khi qua đai rừng cụ thể như sau:
Bảng 3.7: Tác dụng chắn gió và cố định cát của đai rừng 3 tuổi
Đai rừng Độ cao cát bốc (cm)
Tốc độ gió (m/s)
Trước đai 10m Giữa đai Sau đai 10m
Phi lao hạt 16,5 5,5 2,2 1,6
A.tumida 12,6 5,5 1,9 1,5
A.torulosa 10,1 5,5 1,7 1,1
A.difficilis 9,6 5,5 1,2 1,2
Đất trống 36,7 - 40,3
Như vậy có thể thấy, tốc độ gió trước đai 10m đạt trung bình 5,5m/s, thì ở giữa đai tốc gió trung bình chỉ đạt 2,2m/s ở đai phi lao hạt, 1,9m/s ở đai A.tumida,
1,7m/sở đai A.torulosa và 1,2m/sở đai A.difficilis. Tương ứng với các đai rừng này độ cao cát bốc cũng thay đổi từ 16,5cm ở đai phi lao hạt xuống 12,6cm ở đai
A.tumida; 10,1cm ở đaiA.torulosa; 9,6cm ở đai A.difficilis; trong khi đó ở khu vực đất trống cát bốc lên cao ở khoảng 36,7 đến 40,3cm. Qua kết quả nghiên cứu này của Đặng Văn Thuyết và Triệu Thái Hưng(2005), nhận thấy đai rừng phòng hộ có khả năng làm giảm đáng kể tốc độ gió và khả năng cát bốc khi di chuyển qua đai rừng và khả năng này là khác nhau đối với các giống cây khác nhau [6].
Bên cạnh đó, các loại cây bụi trên cát cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống cát bay và tạo môi trường cho các loài sinh vật khác phát triển. Thực tế đã chứng minh tác dụng của cây bụi trong việc chống cát bay, điển hình như tại khu vực BìnhĐịnh đã kết hợp trồng rau muống biển và cỏ để chống cát bay tại KCN Nhơn Hội. Rau muống biển phát triển vào mùa khô, sang mùa mưa khi rau muống tàn cỏ xanh phát triển và thay thế chống cát bay. Tại các khu vực có rau muống biển phát triển thì khi trồng các loại cây khác sẽ phát triển tốt hơn [11].
Về cồn cát, thảm thực vật trên cồn cát đóng vai trò như bẫy cát góp phần vào sự phát triển hoặc bồi tụ của cồn cát. Kích thước của cồn cát quyết định bởi khả năng của sóng, gió và sự phát triển của thảm thực vật trên đó. Cường độ, hướng của sóng và gió liên tục thay đổi theo thời gian theo sự biến đổi của mùa; vì vậy, cồn cát ven biển luôn trong trạng thái động. Trong điều kiện thời tiết bình thường, cồn cát có xu thế phát triển tăng về kích thước và tạo nên hình dạng như những con đê tự nhiên ven biển. Trong điều kiện năng lượng cao, chẳng hạn như các cơn bão từ biển Đông, các cồn cát ven biển bị tấn công bởi sóng dâng cao do bão khi đó các đê cát ven biển sẽ làm giảm năng lượng của sóng biển và gây giảm thiệt hại đáng kể đối với khu vực ven biển.
Hình 3.6:Sơ đồsựtấn công của bão tới bãi biển và cồn cát Nguồn: U.S Department of the Interior, 2012[45]
Việc tìm hiểu về tính ổn định và khả năng bảo vệ của cồn cát ven biển duới tác động của sóng, gió là vô cùng quan trọng tương ứng với việc xác định khả năng bảo vệ của cồn cát đối với dân sinh hạ tầng phía sau. Nghiên cứ trước đây đã chỉ ra hai thông số quan trọng cần xác định đó là chiều cao và chiều rộng của cồn cát. Cao độ yêu cầu của cồn cát là cao độ đảm bảo không cho phép sóng theo tần xuất thiết kế tràn qua đỉnh cồn cát hay cao độ đỉnh cồn cát phải lớn hơn cao độ lớn nhất của
sóng leo trên mái cồn cát phía biển. Chiều rộng yêu cầu của cồn cát là chiều rộng tối thiểu đảm bảo cồn cát ổn định và không bị ảnh hưởng bởi tác động của xói lở. Theo kết quả tính toán của Nguyễn Ngọc Quỳnh (2012) cho thấy với mức sóng leo từ 1 đến 4m thì cao độ cồn cát yêu cầu dao động trong khoảng từ 3 đến 6m và chiều rộngcồncát yêu cầudaođộngtừ130mđến240m.