Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ sắt

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 39)

L ỜI CAM ĐOAN

2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ sắt

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Đặc điểmkhí hậu

Khu vực mỏ sắt Thạch Khê nằm trong một vùng tiểu khí hậu có những nét đặc trưng riêng so với toàn tỉnh, đó là khí hậu tương đối ôn hoà hơn so với các vùng khác.

a) Nhiệt độ không khí:

Bảng 2.1. Biến trình nhiệt độ qua các năm tại trạm Hà Tĩnh:

Thông số thống kê 2009 2010 2011 2012 2013 TB

Ttb năm (0C) 23,40 24,28 24,55 23,00 24,81 24,08 Ttb tháng cao nhất (0C) 33,10 33,96 35,81 32,75 33,68 33,86 Ttb tháng thấp nhất (0C) 16,74 17,50 16,93 17,00 18,99 17,42 Biên độ giao độngnhiệt TB năm (0C) 16,36 16,46 18,88 15,75 14,69 -

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh) b) Độ ẩm không khí:

Bảng 2.2. Độ ẩm không khí một số năm tạitrạm Hà Tĩnh:

Đặc trưng 2009 2010 2011 2012 2013 TB

Độ ẩm không khí TB (%) 80,4 83,7 82,67 83,67 83 82,668 Độ ẩmkhông khí TB tháng

min (%) 42,75 48,58 45,67 52,17 49,5 47,734

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)

c) Chế độ mưa, bốc hơi:

Bảng 2.3. Lượng mưa, bốc hơimột số năm tạitrạm Hà Tĩnh:

Đặc trưng 2009 2010 2011 2012 2013 TB

Tổng lượng mưa (mm) 2.473,8 1.167,8 3.643,5 2.570,1 1.642,1 2.299,46 Lượng mưa Nmax(mm) 217,2 101,4 455,6 161,0 141,0 215,24 Tổng lượng bốc hơi (mm) 856,1 770,6 1.946,4 794,1 997,9 1.073,02

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)

d) Chế độ gió:

Bảng 2.4. Tốc độ gió (m/s) đo được tạitrạm Hà Tĩnh năm 2013:

Hướng

Tháng Bắc ĐôngBắc Đông ĐôngNam Nam Tây

Nam Tây

Tây

Bắc Tlặng (%)ần suất

Hướng

Tháng Bắc ĐôngBắc Đông ĐôngNam Nam Tây

Nam Tây Tây Bắc Tlặng (%)ần suất 2 2 2 2 1 0 0 1 1 34 3 2 2 1 2 1 0 0 2 64 4 2 2 2 2 1 2 2 1 51 5 2 2 3 1 2 2 1 2 41 6 1 2 2 1 1 2 2 2 44 7 2 3 2 2 1 2 1 1 37 8 2 3 2 1 2 2 2 2 46 9 2 3 2 1 1 1 1 2 42 10 2 3 2 2 2 1 3 2 50 11 2 3 2 2 1 1 1 2 33 12 2 3 2 1 2 3 2 2 30

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)

e) Nắng và bực xạ nhiệt:

Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh thì tổng thời gian chiếu sáng trung bình hàng năm tại khu vực nghiên cứu dao động từ 1.237 đến 1.658 giờ/năm. Độ bức xạ cực đại từ 1.838 đến 1.851 Kcal/năm. Độ dài ngày và độ cao mặt trời lớn nên tổng lượng bức xạ cao.

f) Bão, lũ:

Hà Tĩnh là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3 - 4 cơn bão/năm, chịu ảnh hưởng từ 5 - 6 cơn bão/năm). Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500mm/ngày đêm. Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể đạt tới 30m/s ở vùng núi và 40m/s ở vùng đồng bằng,ven biển.

Đặc biệt trong những năm gần đây thì tình hình mưa bão trong khu vực có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và cường độ. Đặc biệt trậnlũ lịch sử trong năm 2010, xảy ra vào ngày 14/10/2010 đến ngày 19/10/2010 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Lượng mưa đo được tại các trạm Chu Lễ (Hương Sơn) là 1.032mm, Sơn Diệm (Hương Sơn) là 682mm, sông Rác là 886mm. Lũ chồng lên lũ đã làm ngập chìm trong biển nước 182 xã của tất cả 12 huyện thành phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập chìm trong nước.

g. Thời tiết khô nóng

Thời tiết khô nóng được gây nên bởi hiệu ứng “phơn” của gió mùa Tây Nam sau khi vượt qua dãy Trường Sơn. Thời tiết khô nóng được đánh giá thông qua số

ngày khô nóng. Đây là ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối 35C và độ ẩm tối thấp tuyệt đối65%.

Thời tiết khô nóng xuất hiện khá nhiều ở vùng thấp của tỉnh Hà Tĩnh, trung bình mỗi năm có khoảng 40- 60 ngày khô nóng. Thời tiết khô nóng có thể xuất hiện vào thời kỳ từ tháng III đến tháng IX, tuy nhiên quan trắc được nhiều vào các tháng mùa hè (V - VIII) với khoảng 6- 17 ngày/tháng. Tháng VII có nhiều ngày khô nóng nhất, tới 13- 17 ngày.

Vào mùa hè, khi thời tiết khô nóng kéo dài liên tục trong nhiều ngày gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến cây trồng như bị úa vàng táp lá, lúa bị lép. Con người và vật nuôi dễ mệt mỏi, suy kiệt do bị mất nước.

h. Dông, lốc

Tỉnh Hà Tĩnh có khá nhiều dông. Trung bình mỗi năm có 56- 85 ngày dông. Dông thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng III đến tháng X, nhiều nhất vào các tháng V–IX với khoảng 6- 15 ngày dông/tháng.

Lốc mạnh thường là hệ quả của hình thế thời tiết bão và áp thấp nhiệt đới kết hợp với tác động của không khí lạnh, thường gây thiệt hại ở các huyện ven biển và nhiều vùng khácở Hà Tĩnh.

Đặc điểm địa hình

Địa hình khu mỏ khá bằng phẳng. phẳng phân bố trên bãi cát ven biển. Độ cao tuyệt đối của bề mặt phần trung tâm là +5 đến +7m. Theo cốt cao địa hình có thể phân chia khu mỏ ra làm 3 dải phát triển theo hướng Tây Bắc.

- Dải phía Đông: Dải này nằm ven biển, nó có chiều rộng khoảng 1 đến 1,5km và bao gồm các cồn cát tương đối lớn liên tiếp, tạo thành một miền địa hình cao ngăn cách khu mỏ với biển. Nơi cao nhất đạt đến 19,65m, phổ biến từ 10- 15m. - Dải trung tâm: Dải này bao trùm toàn bộ diện tích có quặng. Chiều rộng dải khoảng 1,5km. Địa hình bằng phẳng. Độ cao phổ biến từ 6 - 7m. Ở phía Nam có một số cồn cátnhỏ, độ cao từ 10- 12m.

- Dải phía Tây và Tây Bắc: Dải này có chiều rộng khoảng 600 - 700m, mặt đất thấp theo hướng sông Thạch Đồng xuống tới cao độ +0,5 đến+1m. Dọc theo bờ sông Thạch Đồng có công trìnhđê bảo vệ vùng đất canh tác nông nghiệp khỏi nước

sông tràn vào trong mùa mưa lũ. Nó gồm các cồn cát nhỏ, chạy nối tiếp nhau, tạo thành một miền hẹp kéo dài lên tận đồi Kiều Mộc. Độ cao phổ biến từ 9 - 12m. Riêng đồi Kiều Mộc có độ cao 66,91m. Xa hơn nữa về phía Tây Bắc khu mỏ có núi Nam Giới cao 373m.

Địa hình đáy biển của vùng biển ven bờ của dự án dự án là một địa hình bằng phẳng và dóc dần về phía Đông. Độ dốc nhỏ do đó cách xa bờ biển 2km độ sâu chỉ vào khoảng 10- 12m.

Đặc điểm địa chất thủy văn

Điều kiện địa chất thủy văn khi khai thác khu mỏ rất phức tạp, bởi có sự hiện diện của các yếu tố sau đây:

- Một vài tầng chứa nước và tổ hợp chứa nước có liên kết thủy lực với nhau; - Moong khai thác phân bổ ngay gần vịnh Bắc Bộ (cách 0,5km từ chu tuyến cuối của mỏ đến hướng Đông Bắc) đây là nguồn nước chảy vào các tầng chứa nước;

- Sông Thạch Đồng chảy qua phía Tây của moong khai thác cách 2- 3km; -Điều kiện khí hậu phức tạp, mưa rào kéo dài trong thời kỳ có gió mùa; Mức nước ngầm dao động phụ thuộc vào mức thủy triều lên xuống, vào mùa mưa và lượng mưa trong năm. Lượng nước ngầm tăng mạnh vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11). Mức nước trung bìnhở sông thay đổi lúc có thủy triều lên là 1,36m, còn mức nước ngầm thay đổi 0,28m. Dao động của mức nước ngầm liên quan với thủy triều lên thể hiện rõ nét nhất ở vùng ven bờ.

Những lớp đất đá cứng trong khu mỏ bị phá vỡ do kiến tạo thay đổi và phân chia thành những vùng đá vụn rộng lớn. Những vùng này gắn liền với những khu vực có độ thấm nước cao và có nhiều hangcacstơ.

Hệ thống sông suối, ao hồ, biển

Huyện Thạch Hà có hệ thống sông Nghèn ở phía Bắc và hệ thống sông sông Rào Cáiở phía Nam. Sông Nghèn dài 36km bắt nguồn từ núi Trà Sơn, chảy qua ba huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà trước khi vào địa phận Thạch Hà. Sông Nghèn có diện tích lưu vực 354km2, độ rộng lưu vực bình quân 15km. Sông Rào Cái dài

69km, bắt nguồn từ dãy núi Voi (huyện Cẩm Xuyên) đã bị ngăn thành hồ chứa nước Kẻ Gỗ chảy qua huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà.

Sông Rào Cái và sông Nghèn hợp lưu tại Hộ Độ và từ Hộ Độ đổ ra biển gọi là sông Hạ Vàng (hay sông Hạ Hoàng) dài 8km. Tổng diện tích lưu vực sông Hạ Vàng là 1090km2 bao gồm 5 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Do các sông đều ngắn và chỉ đổ ra biển qua một cửa duy nhất là Cửa Sót nên về mùa mưa mực nước sông dâng khá nhanh.

Các hệ thống sông nói trên trong địa phận của huyện Thạch Hà chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Mô-đun dòng chảy của các sông cao nhất vào tháng IX, tháng X (cũng là các tháng có lượng mưa lớn nhất) và thấp nhất vào tháng IV. Trong mùa lũ, tổng lượng dòng chảy 3 tháng (tháng IXđến tháng X) của sông Rào Cái là 256.106m3, chiếm 59,8% so với cả năm. Trong mùa cạn, tổng lượng dòng chảy 3 tháng (tháng I đến tháng III) của sông Rào Cái là 63,1.106m3, chiếm 14,7% so với cả năm.

Tuy nhiên, trong các tháng mùa cạn khi có lũ tiểu mãn thì lượng dòng chảy lại tăng lên khá nhiều. Nhìn chung dòng chảy sông ổn định nhất từ tháng I đến tháng IV, từ thángV đến thángVIII biến đổi ít, từ thángIXđến tháng XII biến đổi mạnh nhất. Mức độ xâm nhập mặn có những tương quannhất định với sự biến động dòng chảy và chế độ thuỷ triều của các sông Rào Cái, sông sông Nghèn. Khi dòng chảy của sông thấp nhất thì xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất và khi dòng chảy của sông lớn nhất thì ảnh hưởng triều nhỏ nhất và độ mặn của nướcsông cũng nhỏ nhất. Vì thế, vào mùa kiệt việc cung cấp nước ngọt khó khăn nhất, còn về mùa lũ thì ngược lại.

Cách khoảng 3km về phía Tây và Tây Bắc của khu mỏ là sông Hạ Vàng (hay sông Thạch Đồng) đổ ra Cửa Sót tạo thành cửa sông rộng, thông ra với biển Đông. Lòng sông Thạch Đồng có chiều rộng gần 100 - 150m, chiều sâu 4 - 10m. Chiều cao trung bình của thuỷ triều 1,56m. Mực nước tối thiểu khi thủy triều dâng cao nhất ở cốt + 1,76m. Hiện nay, dọc theo sông Thạch Đồng đã có hệ thống đê bảo vệ khu mỏ từ phía Tây khỏi lũ lụt từ sông vào mùa mưa. Mục đích sử dụng nước của sông Thạch Đồng của người dân trong khu vực là nuôi trồng thủy sản, giao thông trong vùng

Ngoài ra, trên mặt bằng khu vực mỏ có 2 hồ nhỏ là hồ Bắc Tường ở phía Bắc và hồ Thành Công nằm ở phía Đông Nam. Hồ Thành Công có diện tích 45.000m2, chiều dài gấp khoảng 6 lần chiều rộng, sâu từ 0,4 - 1,6m (trung bình 1,1m). Nước trong hồ này khá trong, không màu, vị nhạt thuộc loại bicacbonat canxi- natri, tổng khoáng hóa 0,11 - 0,04g/l. Hồ Bắc Tường có có diện tích 32.500m2, sâu từ 0,74 - 1,6m (trung bình 1,2m). Nước trong hai hồ này khá trong, không màu, vị nhạt thuộc loại bicacbonat canxi- natri, tổng khoáng hóa 0,11 - 0,04g/l. Mục đích sử dụng làm nước cung cấp cho nông nghiệp

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km. Vùng biển Thạch Hà đặc trưng bởi chế độ nhật triều không đều. Hàng tháng có gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng trong ngày. Vùng Cửa Sót, thời gian triều cường thường chỉ 10 giờ nhưng thời gian triều rút thường kéo dài có khi 15 - 16 giờ. Biên độ triều – theo số liệu trung bình 10 năm2003 - 2013 ở trạmThạch Đồng - là khoảng từ 19,86cm (tháng I) đến 30,93cm (tháng VII và tháng VIII)

Chiều cao của sóng biển từ 0,25 đến 0,75m chiếm 33,52%, chiều cao của sóng từ 0,75 đến 1,25m chiếm 12,78% còn lại là lặng sóng.

Nhiệt độ nước biển trung bình tháng dao động trong khoảng 180C (tháng XII) đến 340C (tháng VII). Độ mặn nước biển dao động từ 150/00 (tháng IX - tháng X) đến 340/00(tháng XII và tháng I), độpH là 8 -8,18, độ đục 20- 30mg/l, ô xy hoà tan (DO) 4,5 - 5,6mg/l. Độ mặn của sông giảm dần từ Cửa Sót (tại xã Thạch Bàn) là 270/00 (theo số liệu đo lúc 16 giờ ngày 25/5/2013) đến 200/00 ở sông Hạ Vàng (theo số liệu đo lúc 16 giờ 40 phút ngày 26/5/2013), sông Nghèn hạ xuống 190/00 (theo số liệu đo lúc 17 giờ ngày 26/5/2013) và đạt mức thấp nhất ở sông Rào Cái 15 - 160/00 (theo số liệu đo lúc 16 giờ ngày 26/5/2013 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh).

Hàm lượng phốtphát biến động từ 2 - 3mg/l (tháng IV, tháng V) đến 16mg/l (tháng VIII), hàm lượng muối silic từ 446 đến 483mg/l (tháng II đến tháng V) đến 429 - 1.014mg/l (tháng I). Hàm lượng dinh dưỡng tăng dần từ tầng mặt đến tầng đấy, từ ngoài khơi đến ven biển, hàm lượng ni tơ đạt 190 - 340mg/l, sắt (tổng số) 100mg/l. Nhìn chung, nước biển không giàu chất dinh dưỡng nhưng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của sinh vật phù du.

Vùng biển Hà Tĩnh có hai dòng hải lưu, một nóng ấm và một mát lạnh chảy ngược nhau và hoà trộn vào nhau. Một dòng cách ven bờ khoảng 30 - 40km, dòng khácở ngoài khơi và sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20 - 30m, vùng này cá thường tập trung sinh sống. Nhiệt độ nước bề mặt cũng thay đổi theo mùa, nhiệt độ cực đại vào tháng VII, tháng VIII có giá trị tuyệt đối khoảng 30 - 310C và cực tiểu vào tháng XII đến tháng III khoảng 18 - 220C, nhiệt độ nước cũng tăng dần lên theo hướng Nam và Đông Nam.(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)

Khu vực biển nông ven bờ cách mỏ sắt Thạch Khê 550m một số người dân khu vực dự án neo thuyền để đánh cá khu vực ven bờ biển. Ngư dân trong vùng đánh bắt chủ yếu là ngao sò và moi. Cá và các động vật biển lớn có sản lượng kinh tế cao khác rất ít tại vùng biển nông này.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Mỏ sắt Thạch Khê nằm trên địa phận của 6 xã: Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Đỉnh và Thạch Lạc

Xã Thạch Khê:

Diện tích tự nhiên 10.470.018m2 trong đó đất nông nghiệp 6.626.064m2 (chiếm 63,3%), đất phi nông nghiệp 2.960.686m2 (chiếm 28,3%); đất chưa sử dụng 883.268m2 (chiếm 8,4%).Xã Thạch Khê có 11 thôn (xóm), dân số có 4.157 người, 1.048 hộ. Lực lượng lao động khoảng 2.170 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ.

Xã Thạch Hải:

Diện tích tự nhiên 13.421.204m2 trong đó đất nông nghiệp 7.087.500m2 (chiếm 52,8%), đất phi nông nghiệp 2.157.883m2 (chiếm 16,1%), đất chưa sử dụng 4.175.871m2 (chiếm 31,1%). Xã Thạch Hải có 5 xóm, dân số có 3.620 người, 917 hộ. Lực lượng lao động khoảng 1.900 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ.

Xã Thạch Đỉnh:

Diện tích tự nhiên 8.754.526m2 trong đó đất nông nghiệp 4.519.296m2 (chiếm 51,6%), đất phi nông nghiệp 2.563.579m2 (chiếm 29,3%), đất chưa sử

dụng 1.671.651m2 (chiếm 19,1%). Xã Thạch Đỉnh có 7 xóm, dân số có 3.864 người, 815 hộ. Lực lượng lao động khoảng 2.080 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, khai thác đá và dịch vụ.

Xã Thạch Bàn:

Diện tích tự nhiên 13.448.000 m2 trong đó đất nông nghiệp 5.613.000 m2 (chiếm 41,7%), đất phi nông nghiệp 6.942.400 m2 (chiếm 51,7%), đất chưa sử dụng 892.600 m2 (chiếm 6,6%). Xã Thạch Bàn có 8 xóm, dân số có 4.425 người, 1042 hộ. Lực lượng lao động khoảng 2.200 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, làm muối, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản, khai thác đá và dịch vụ.

Xã Thạch Trị:

Diện tích tự nhiên 11.918.000m2 trong đó đất nông nghiệp 7.786.700m2 (chiếm 65,3%), đất phi nông nghiệp 1.733.600m2 (chiếm 14,5%), đất chưa sử dụng 2.397.800m2 (chiếm 20,2%). Xã Thạch Trị có 9 xóm, dân số có 5.015 người, 1.136 hộ. Lực lượng lao động khoảng 2.850 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản.

Xã Thạch Lạc:

Diện tích tự nhiên 10.968.800m2 trong đó đất nông nghiệp 6.768.600m2 (chiếm 61,8%), đất phi nông nghiệp 3.046.200m2 (chiếm 27,7%), đất chưa sử dụng 1.154.000m2 (chiếm 10,5%). Xã Thạch Bàn có 8 xóm, dân số có 4032người, 882 hộ. Lực lượng lao động khoảng 2.200 người. Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, đánh bắt chế biến thuỷ hải sản.

Nhìn chung mức sống của người dân cả 6 xã còn thấp so với mặt bằng

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)