Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hợp lý tà

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 81)

L ỜI CAM ĐOAN

3.6.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hợp lý tà

nguyên và bảo tồn.

Theo quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011; khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Trong phần mục tiêu của Quyết định này đã chỉ rõ khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản có quy mô lớn. Đối với quặng sắt: thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực

Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng sắt theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường. Hình thành ngành công nghiệp gang thép tương xứng với tiềm năng tài nguyên đã phát hiện. Quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản quốc gia theo giai đoạn tại Hà Tĩnh để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất. Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là khai thác với trữ lượng hợp lý theo quy hoạch đã tính đến nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai; khai thác gắn với chế biến sâu; không xuất khẩu quặng thô và sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hợp lý tài nguyên với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái từ những tác động của khai thácsắt; kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng3.8: Phân tích SWOT

SWOT Sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển. . Yếu tố bên trong Những điểm mạnh M1: Duy trì các chức năng, dịch vụ

của hệ sinh thái; tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. M2: Đảm bảo nguồn tài nguyên dự

trữ cho tương lai.

M3: Phù hợp với chủ trương, chính

sách Pháp luật.

Những điểm yếu

Y1: Tăng chi phí (chi phí phục hồi môi trường bao gồm chi phí bảo

vệ, trồng và chăm sóc cây …).

Y2: Giảm nguồn thu cho ngân

sách từ hoạt động khai thácsắt.

Yếu tố bên ngoài

Cơ hội

C1: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa

doanh nghiệp khai thác sắt và cộng đồng.

C2: Giảm thiểu các tác động tới các

thành phần môi trường.

C3: Tiếp cận công nghệ tiên tiến

hiện đại, thân thiện với môi trường.

C4: Tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ

các tổ chức quốc tế cho công tác bảo

tồn, phục hồi các hệ sinh thái.

Những thách thức

T1: Hoạt động khai thácsắtdiễn

ra mạnh mẽ trên diện rộng.

T2: Khí hậu khô hạn, khan hiếm

nguồn nước ngọt - gây khó khăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho công tác bảo tồn, phục hồi

các hệ sinh thái.

T3: ô nhiễm môi trường, sa mạc

hóa

T4: Biến đổi khí hậu với những

hiện tượng thời tiết bất thường

M1: Duy trì các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái, tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi các hệ sinh thái được bảo tồn, phục hồi đồng nghĩa với các chức, dịch vụ đi kèm với các hệ sinh thái được duy trì bao gồm:

o Làm giảm năng lượng của gió, sóng biển khi đi vào đất liền từ đó giúp chống cát bay và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;

o Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất;

o Cải thiện đặc tính lý, hóa của đất;

o Lưu giữ và cung cấp nguồn nước ngọt cho khu vực ven biển;

o Môi trường sống cho các loài sinh vật;

o Cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác;

o Cung cấp các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch, lịch sử…

Khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnhlà vùng có hệ sinh thái đa dạng. Trải qua quá trình hình thành lâu dài, thảm hệ sinh thái nơi đây có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và đem lại các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa đảm bảo cho hoạt động sống của con người và sự phát triển của sinh vật. Do đó, khi sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn phục hồi các hệ sinh thái sẽ mang lại nhiều giá trị; dễ nhận thấy nhất là giá trị mang lại từ canh tác nông, lâm nghiệp,thủy hải sản,duy trì nguồn nước ngọt cho sự sống, bảo vệ nguồn lợi hải sản ven biển v.v. Mặc dù chưa có con số chính xác về lượng giá tất cả các giá trị do các dịch vụ của hệ sinh thái mang lại; nhưng có thể kể tham khảo các ví dụ về các trường hợp đã tính toán như sau:

+ Theo Conservation International (2008), giá trị kinhtế của hệ sinh thái rạn san hô tại khu vực Đông Nam Á dao động từ 23.100 đến 270.000 USD/1ha. Còn theo Nguyễn Thị Minh Huyền (2010), tổng các giá trị sử dụng, phi sử dụng đãđược lượng hóa đối với Rạn san hô Cù Lao Chàm là 190.600 USD/ha tương ứng với 3,54 tỷ đồng/ha.

+ Theo cục thống kê Hà Tĩnh (2012); Doanh thu từ nguồn lợi thủy hải sản theo giá thực tế năm 2013đạt 1.879.833 triệu đồng.

M2: Đảm bảo nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai.

Vùng quặngsắtThạch Khê, Hà Tĩnh là vùng quặng lớn nhất Việt Nam và có ý nghĩa nhất trong Quy hoạch phân vùng điều tra thăm dò khai thác chế biếnvà sử dụng quặng sắt. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng dự báo quặng sắt khoảng 757,23 triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó mỏ Thạch Khê trữ lượng 544 triệu tấn) [29].

Theo mục 3.2. với hiện trạng khai thác sắttạiHà Tĩnhdiễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới thì nguồn tài nguyên nàysau 50 năm sẽ cạn kiệt. Do đó, nếu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái sẽ đảm bảo nguồn dự trữ cho thế hệ tương lai. Nguồn dự trữ này không chỉ là về tài nguyên khoáng sản mà còn là tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật.

M3: Phù hợp với chủ trương, chính sách Pháp luật

Sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển là phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước thể hiện trên các văn bản pháp luật:

+ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò,đánh giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế.

+ Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2012 Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản: Đối với những mỏ đang khai thác, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức kiểm tra, nếu không bảo đảm môi trường thì thu hồi giấy phép, yêu cầu phục hồi môi trường và đưa vào quy hoạch dự trữ quốc gia. Xây dựng đề án tổ chức thăm dò, khai thác quy mô lớn, chế biến tập trung, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội để phát triển ngành công nghiệp sắt. Từngày 01/7/2012, không xuất khẩu quặng sắt chưa qua chế biến sâu và việc xuất khẩu phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

+ Quyết định số 2427/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/12/2011– Quyết định phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

nêu rõ: khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.

+ Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 13/11/2008 – Luật đa dạng sinh học: quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

+ Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành: quy định chi tiết việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Y1: Tăng chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái đòi hỏi phải có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ, trồng và chăm sóc cây. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh (2010); với các loài cây trồng như keo lai, phi lao, xoan chịu hạn v.v thì suất đầu tư tương ứng là 10 - 12 triệu đồng/ha giai đoạn 1999 - 2004, từ 16 - 18 triệu đồng/ha giai đoạn 2005 - 2009. Chi phí này mới là chi phí ban đầu tính cho việc trồng cây, chưa tính đến chi phí chăm sóc cây và trồng lại các cây bị chết do khí hậu khắc nghiệt.

Y2: Giảm nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khai thác sắt

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu v.v. Theo Cục thuế tỉnh, năm 2013 số thu NSNN về thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh là 203 tỷ đồng.

Khi số lượng nhà máy chế biến gang thép tại Hà Tĩnhcòn hạn chế; trong khi chủ trương của Chính phủ không xuất khẩu quặng thô, khai thác để cung cấp cho chế biến sâu; điều này đồng nghĩa với việc sản lượng khai thác sẽ theo nhu cầu của khách hàng kéo theo việc giảm nguồn thu cho NSNN.

C1: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thácsắtvà cộng đồng.

Hoạt động khai thácsắtdiễn ra mạnh mẽ thiếu quy hoạch trong thời gian qua đã gây ra hàng loạt các tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến đời sống của nguời dân

và các hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Các xung đột với cộng đồng địa phương đãđược ghi nhận bao gồm:

Tranh chấp giữa hoạt động khai thác sắt và khu du lịch biển Thạch Hải, nếu khai thác và đổ thải vào vùng này sẽ mất nguồn thu từ đây;

Tranh chấp quyền lợi giữa Công ty TIC và UBND tỉnh vì chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, kéo dài dự án, bóc đất chưa đúng quy trình làm mất cảnh quan môi trường;

Bên cạnh các xung đột phát sinh do dự án khai thác sắt còn có các xung đột với cộng đồng địa phương do sự suy giảm nguồn nước ngọt, giảm sản lượng thủy sản như trình bày trong phần “suy giảm đa dạng sinh học” trong mục 3.5.

Do đó, khi sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái sẽ duy trì các chức năng, dịch vụ của các hệ sinh thái từ đó và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp khai thácsắtvà cộng đồng.

C2: Giảm thiểu các tác động tới các thành phần môi trường. Trong giai đoạn xây dựng đê bao

a. Hạn chế ảnh hưởng của đê bao đến diện tích nền đáy và môi trường nước - Khi xây dựng đê bao bãi thải cần hạn chế tối đa diện tích chiếm dụng của đê bao đến diện tích nền đáy đến các khu vực xung quanh.

- Nên thực hiện biện pháp thi công bằng cách đổ các khối bê tông từ trên bờ sau đấy vận chuyển vào từng vị trí của đê chắn. Bằng cách này có thể hạn chế khả năng làm xáo trộn tầng nước và nền đáy khi thi công.

b. Hạn chế các chất thải phát sinh từ các phương tiên thi công

- Hạn chế tối đa rơi rớt dầu từ các phương tiện máy móc, các tàu chở nguyên liệu, nhiên liệu ra môi trường nước. Kiểm soát lượng nhiên liệu rò rỉ và có biện pháp thu gom và xử lý ngay lượng dầu mỡ rò rỉ này (nếu có).

- Bằng mọi biện pháp để ngăn không xảy ra sự cố ô nhiễm dầu và các sản phẩm từ dầu do khu vực này có các các hệ sinh thái nhạy cảm như HST san hô, cỏ biển. Đồng thời nơi đây đang được ghi nhận là khu vực có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái biển, đảo.

Trong giai đoạn tiến hành đổ thải vào bãi thải

a. Cần có phương án tối ưu nhằm phân loại sơ bộ các nguồn thải từ mỏ khai thác, tránh tình trạng đất đá thải có lẫn các chất thải có tính chất nguy hại cao cho môi trường nước và hệ sinh thái thuỷ vực. Đặc biệt là nguồn thải sét và thải quặng chứa lưu huỳnh cần tách biệt và xử lý riêng. Các chất thải có dầu hoặc hợp chất từ dầu mỡ cùng cần được tách riêng và xử lý trước khi thải xuống biển.

b. Lựa chọn phương pháp đổ thải tối ưu

- Theo dự kiến ban đầu phương tiện đổ thải chủ yếu là ô tô tải và băng truyền được sử dụng. Nếu có thể cần quy hoạch sao cho các chất thải như đất đá rắn cần được thải ở giai đoạn đầu và các chất thải như cát, bùn cát, đất có kết cấu mềm được thải ở những giai đoạn sau. Như vậy phần đất đá cứng sẽ nằm ở phần dưới bãi thải vừa tạo nền móng vững chắc hơn cho bãi thải vừa hạn chế khả năng lan truyền ô nhiễm theo khối nước ven bờ.

- Trong quá trìnhđổ thải cần chia nhỏ bãi thải thành nhiều khu vực nhỏ bằng các bờ kè tạm và tiến hành tập trung đổ thải hoàn chỉnh trong các ô nhỏ này của bãi thải. Đổ thải lần lượt từ trong bờ lấn dần ra biển cho đến hết giới hạn bãi thải.

- Do quá trình đổ thải diễn ra trong thời gian dài, do vậy tại các khu vực đã hoàn thành từng giai đoạn đổ thải cần tiến hành trồng cây chắn cát trên khu vực bãi thải này. Công việc này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho tính ổn định của bãi thải, hạn chế khả năng sụt lún và hiện tượng cát bay, cát nhảy lan rộng ra môi trường xung quanh.

c. Hạn chế ảnh hưởng của các chất thải nguy hại tác động đến môi trường nước và hệ sinh thái biển ven bờ

- Các chất thải nguy hại có thể được phát sinh trong quá trình khai thác mỏ và hoạt động, quá trình bảo dưỡng của các thiết bị thi công bao gồm các hợp chất liên quan đến dầu mỡ thải, các hợp chất axit, hợp chất kim loại, nước thải khai trường (thường có pH thấp, độ đục lớn, chứa nhiều ôxit sắt), các hợp chất chứa lưu huỳnh…cần phải được thu gom và xử lý riêng trước khi đổ vào bãi thải.

- Cần có quá trình giám sát và quản lý tốt quá trình vận hành bãi thải sét và các hồ lắng xử lý nước thải moong khai thách, tránh tình trạng xả trực tiếp các

nguồn thải này xuống biển. Vận hành đúng quy trình đãđược đề xuất về hệ thống xử lý nước thải kho chứa quặng sunfua.

d. Hạn chế tác động từ sinh hoạt của công nhân

- Hạn chế tối đa lượng nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường bằng cách tận dụng nhân công phổ thông có thể tại địa phương nhằm làm giảm sức ép cho môi trường.

- Ngăn cấm đổ các chất thải rắn xuống các thuỷ vực, cần có biện pháp thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 81)