Đóng góp vào tạo việc làm cho lao động toàn vùng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 61)

Lao động đang làm việc tại khu vực FDI của vùng thời kỳ 2009-2014 tăng khá nhanh. Năm 2009, lao động khu vực FDI có khoảng 264,8 nghìn người chiếm 2,37% lao động của vùng và bằng 17,37% lao động khu vực FDI cả nước, năng suất lao động đạt 96 triệu đồng/năm. Năm 2011, lao động khu vực FDI có khoảng 474,4 nghìn người chiếm 4,11% lao động của vùng và bằng 27,91% lao động khu vực FDI cả nước, năng suất lao động đạt 195,4 triệu đồng/năm (cao gấp 5,3 lần so với năng suất lao động chung của vùng). Năm 2013, lao động khu vực FDI có khoảng 556,4 nghìn người chiếm 4,64% lao động của vùng và bằng 31,16% lao động khu vực FDI cả nước, năng suất lao động đạt 253,4 triệu đồng/năm. Trong năm 2014, lao động khu vực FDI

có khoảng 735.223 người chiếm khoảng 5,95% so với tổng lao động trong toàn bộ vùng ĐBSH. Như vậy theo số liệu tính toán trong bảng 3.11, khu vực FDI của vùng ĐBSH thu hút rất ít lao động nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao khi so sánh với mặt bằng năng suất chung của cả vùng.

Bảng 3.12: Đóng góp vào tạo việc làm cho lao động của vùng

Chỉ tiêu 2009 2011 2013 2014

1.Tổng lao động cả nước (1000

người) 49.322 51.389,4 53.245,6 55.146,8

2.Tổng lao động khu vực FDI cả

nước (1000 người) 1.524,6 1700,1 1.785,7 2.071,4 Tỷ trọng so với LĐ cả nước (%) 3,09 3,31 3,35 3,75 3.Tổng LĐ vùng ĐBSH (1000 người) 11.147,5 11.536,3 11.984 12.358 4.Tổng Lao động FDI vùng ĐBSH (người) 264,846 474,413 556,465 735,223 Tỷ trọng so với LĐ vùng (%) 2,38 4,11 4,64 5,95

Tỷ trọng so với LĐ FDI cả nước

(%) 17,37 27,91 31,16 35,49

Nguồn: Nguồn: Báo cáo FDI hàng năm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Niên giám thống kê 2009,2011,2013, 2014.

Trong các khu công nghiệp, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung, gây nên tình trạng chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa lao động trong các doanh nghiệp này với doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước. Ví dụ, thu nhập bình quân ngành điện đạt trung bình 9,2 triệu đồng/người/tháng, ngành đạm đạt khoảng 7,9 triệu đồng/người/tháng, ngành khí đạt 7,4 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập ở mức từ 2,3 đến 3,2 triệu đồng/người/tháng. Nguyên nhân là do chính sách tiền lương hiện hành chưa có sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, trong đó tiền lương tối thiểu áp dụng cho khu vực có vốn nước ngoài luôn cao hơn so với khu vực nhà nước cho cùng một ngành nghề.

Một số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp tập trung vốn, đạt trình độ công nghệ tiên tiến thể hiện qua suất đầu tư/dự án cao, nhưng lại sử dụng ít lao động. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp FDI mang công nghệ mới và trình độ quản lý cao vào tỉnh vẫn chưa đảm bảo những nguồn vốn này tạo ra tác động lan tỏa theo mong muốn của Chính phủ và chính quyền địa phương, như chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ năng và tạo sự liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)