Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 74)

kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới

a, Luật pháp, chính sách:

- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.

- Xây dựng thông tư hướng dẫn Nghị định về đầu tư và doanh nghiệp, trong đó nêu cụ thể khái niệm/định nghĩa về doanh nghiệp FDI để tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý đầu tư và doanh nghiệp khi cần thiết trong hoạt động. - Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và kinh doanh để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

- Tiếp tục ban hành ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và

mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.

- Tiếp tục đàm phán ký kết Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư và Hiệp định tránh đánh thuế trùng với các quốc gia và vùng lãnh thổ mà nước ta chưa có để tăng thêm sự tin tưởng/an tâm đầu tư của nhà đầu tư đối với môi trường pháp lý Việt Nam.

- Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

b, Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch về FDI

Để khắc phục nhược điểm trong công tác quy hoạch hiện nay là thiếu tính liên Vùng và liên ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút FDI, Chính phủ cần ban hành quy định cụ thể về quy trình Lập quy hoạch thu hút FDI (cho 5, 10 năm). Quy hoạch thống nhất về thu hút FDI sẽ tạo được cơ sở cho các ngành, địa phương xây dựng tốt kế hoạch vận động thu hút FDI

cho ngành và địa phương một cách chủ động và không bị chồng chéo.

c, Đổi mới hoạt động tài chính, ngân hàng:

- Hoàn thiện thị trường Vốn cả nước: Thị trường Vốn là nơi cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư, đồng thời cũng là nơi thu hút mạnh mẽ các luồng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trên thị trường Vốn, trọng tâm thời kỳ này là phát triển mạnh thị trường chứng khoán.

- Giám sát hiệu quả đối với nguồn vốn FDI đã thu hút, bằng một số giải pháp cụ thể như:

+ Tăng cường công tác thẩm định dự án, nhằm ngăn chặn những đối tác không thiện chí hoặc có ý đồ cạnh tranh không lành mạnh với mục đích độc quyền chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam.

+ Nâng cao chất lượng công tác giám định công nghệ, thiết bị nhập khẩu. Cần xây dựng cơ chế giám sát để tránh tình trạng cùng một đối tượng thẩm định nhưng có nhiều kết quả với sự khác biệt khá lớn.

+ Cần xây dựng phương pháp và giải pháp đồng bộ để hạn chế các hoạt động chống chuyển giá của các công ty đa quốc gia đối với dự án ở Việt Nam. - Hoàn thiện các chính sách tài chính thông qua việc xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh các văn bản pháp quy (về chính sasch thuế, tiền thuê đất, chính sách tỷ giá, lãi suất…), các phương pháp kiểm tra, giám sát tài chính đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đổi mới hoạt động ngân hàng: Thực tế nhiều nước trên thế giới, ở đâu ngân hàng phát triển mạnh có hệ thống thanh toán rộng lớn, thuận tiện thì ở đó thu hút được nhiều vốn FDI. Hệ thống tín dụng Ngân hàng ở Việt Nam cần đổi mới để phù hợp với Khu vực và thế giới, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư. Tỷ lệ giữa lượng cung ứng tiền tệ và GDP của nước ta hiện nay khoảng 25%, trong khi đó chỉ số này ở Thái Lan 75%, Trung Quốc 95%.

d, Tạo dựng hình ảnh tích cực về môi trường đầu tư:

Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, tạo dựng được hình ảnh tích cực của môi trường đầu tư là một giải pháp hàng đầu trong toàn bộ hoạt động thu hút FDI. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với ĐBSH vì môi trường đầu tư ở đây được đánh giá là kém hấp dẫn so với các Vùng khác. Hướng tới năm 2020, muốn tạo dựng hình ảnh tích cực của môi trường đầu tư ĐBSH cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây :

- Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng: Việc thu hút FDI vào Vùng ĐBSH vừa qua chưa tương xứng với tiềm năng của mình là do hạ tầng cơ sở còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Việc cải tạo xây dựng thêm có sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do vậy Nhà nước cần tăng cường vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế cho vùng ĐBSH, nhất là các dự án có tác động đến toàn Vùng. Đó là các dự án lớn về giao thông đường bộ, đường thủy, cầu trên quốc lộ, xây dựng cảng sông, cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông, cấp điện và cấp nước.

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của cả nước còn hạn chế, do vậy các Bộ, ngành Trung ương cần tập trung giúp ĐBSH giải quyết dứt điểm những công trình quan trọng có ý nghĩa đối với cả Vùng như: Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng …….

- Chính phủ cần có chính sách ưu đãi trong việc thu hút FDI vào Vùng ĐBSH. Vừa qua, nhiều tỉnh ĐBSH đã ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Một số văn bản đã có nội dung vi phạm quy định chung của Nhà nước. Việc mỗi địa phương có chính sách ưu đãi riêng đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các tỉnh trong Vùng, từ đó dẫn đến sự hạn chế của môi trường đầu tư chung cho ĐBSH.

Để toàn Vùng ĐBSH thực sự có sức hút đối với các nhà đầu tư trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém như hiện nay, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đặc biệt áp dụng cho cả Vùng. Có như vậy mới chấm dứt hiện tượng “mạnh ai nấy chạy”, “tỉnh nào tự lo tỉnh ấy”.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính liên quan đến FDI. Những năm qua, các tỉnh ĐBSH đã có nhiều cố gắng trong cải tiến thủ tục hành chính nhưng nhìn chung vẫn còn gây phiền hà cho nhà đầu tư. Việc tiếp tục thực hiện cải cách hành chính được thực hiện theo các giải pháp chung đã nêu trên đây nhưng phù hợp với thực tế của ĐBSH, như:

+ Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh ĐBSH với Bộ Kế hoạch đầu tư cũng như các Bộ, ngành khác;

+ Lãnh đạo tỉnh thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với các nhà đầu tư để lắng nghe và giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.

+ Mở rộng áp dụng cơ chế 1 cửa đối với các Sở, Ngành của tỉnh (ngoài 4 Sở bắt buộc phải áp dụng).

e, Cải tiến nội dung và phương pháp vận động xúc tiến đầu tư:

theo từng giai đoạn cụ thể như giai đoạn 2015 - 2020 và cho những năm tiếp theo tuỳ theo điều kiện cụ thể. Danh mục gọi vốn FDI được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận dự án. Việc làm này cần có sự phối hợp với các địa phương lân cận, sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Bộ, ngành Trung Ương khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận động xúc tiến đầu tư cần đi vào các lĩnh vực, ngành mà Vùng ĐBSH có ưu thế so với các Vùng khác như: công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ….

- Xúc tiến đầu tư cần hướng vào những đối tác tiềm năng, có nhu cầu đầu tư vào ĐBSH như : Đài Loan, Mỹ, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Việt kiều.

- Cải tiến phương pháp xúc tiến đầu tư:

+ Do các tỉnh Vùng ĐBSH có những lợi thế, tiềm năng cũng như khó khăn tương tự nhau, nên muốn nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nước ngoài các tỉnh cần phải liên kết hỗ trợ với nhau trong hoạt động này.

+ Đi vận động nhà đầu tư theo tứng dự án cụ thể, giảm bớt đi vận động bằng cách giới thiệu tiềm năng và chính sách chung chung.

+ Xúc tiến đầu tư thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả ở địa phương mình.

+ Khi cần thiết sử dụng hình thức xúc tiến đầu tư truyền thống (tổ chức hội thảo, hội nghị…) cần phải chuẩn bị thật kỹ về nội dung như: lựa chọn đối tác cần mời; các lĩnh vực cần kêu gọi; danh mục gọi vốn phải có bản tóm tắt; tài liệu phải có bản dịch phù hợp với đối tác…

+ Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch.

+ Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan đến xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các hiệp hội doanh nhân nước ngoài, các tổ chức

xúc tiến đầu tư (JICA, JETRO của Nhật Bản, Tổ chức hợp tác kỹ thuật GTZ của Đức…) KOTRA của Hàn Quốc, CETRA Đài Loan.

f, Phát triển nguồn nhân lực :

Một mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề Vùng ĐBSH là phấn đấu đến năm 2020 có chỉ số phát triển ngang bằng chỉ số cả nước. Để tạo nguồn lực cho sự thu hút FDI, các tỉnh cần chú trọng đến công tác giáo dục trung học phổ thông, đại học và dạy nghề. Các giải pháp cụ thể cần lưu ý: - Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật các trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học tại Hà Nội. Việc tăng cường các cơ sở đào tạo, cùng với việc cải tiến nội dung đào tạo sẽ tạo ra khả năng to lớn để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai ĐBSH, góp phần giải quyết 2 triệu việc làm cho người lao động và cung cấp 25.000 cán bộ khoa học cho xã hội đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như vai trò của vốn đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, tác giả nhận thấy nghiên cứu về lĩnh vực FDI là lĩnh vực rộng lớn, có nhiều vấn đề phức tạp cần nghiên cứu lâu dài, đặc biệt là nghiên cứu trên phạm vi rộng toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Vì vậy Đề tài:

“Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng

bằng sông Hồng” là một đề tài khó, rộng lớn nhưng rất thú vị. Đề tài có hai

đóng góp chính:

- Phân tích và đánh giá vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng; rút ra những mặt được và chưa được trong công tác quản lý FDI (tổng kết về cơ chế chính sách thu hút và quản lý FDI tại các tỉnh trong vùng).

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của vốn FDI đối với phát triển kinh tế các tỉnh trong Vùng.

Ngoài hai đóng góp chính, đề tài còn có đóng góp khác như sau:

- Kế thừa những nghiên cứu từ trước đến nay về những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của FDI trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

- Bổ sung, tổng kết, đánh giá và phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến vai trò của FDI. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng kết thực trạng sử dụng vốn FDI ở Vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009-2014 để làm rõ bức tranh về FDI tại vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, 2013. Kỷ yếu hội nghị

25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, 2015. Số liệu FDI

tháng 5 năm 2015. Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Cục Thống Kê. Niên giám Thống kê cả

nước các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Cục Thống Kê các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng. Niên giám thống kê các tỉnh các

năm 2009 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

4. Lê Xuân Bá, 2006. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng

trưởng kinh tế ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

5. Cục Đầu tư nước ngoài, 2012. Dự thảo Đề án “Định hướng nâng cao

hiệu quả, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020”.

6. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,

2001. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Hà Nội.

7. Nguyễn Việt Cường, 2013. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của

một số thị trường cạnh tranh và bài học với Việt Nam. Đề tài khoa học

cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

8. Đại học Kinh tế quốc dân, 2005. Đầu tư của các công ty xuyên quốc

gia (TNCs) tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia.

9. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VIII, IX, X, XI.

10.TS. Đỗ Nhất Hoàng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi

mới kinh tế tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Kế

11.Trần Văn Nam, 2005. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2005. Luật Đầu tư. Hà Nội.

13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật Đầu tư. Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính phủ, 2009. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07 tháng

04 năm 2009 về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19 tháng 9

năm 2011 về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23

tháng 5 năm 2013 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020. Hà Nội.

17. TS. Nguyễn Xuân Thu, 2005. Phát triển kinh tế vùng trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài khoa học cấp nhà nước, KX

02.06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18.Tổ Chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO). Báo cáo Đầu

tư công nghiệp Việt Nam 2011: Tìm hiểu sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp”, bản Tiếng Việt.

19. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010. Mối quan hệ giữa đầu tư

trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hội nghị

Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010).

20. Trần Xuân Tùng, 2005. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực

trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

21. Lê Hải Vân, 2010. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến thu

hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

22. Lê Thị Hải Vân, 2012. Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với

đầu tư trong nước tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 74)