Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 72)

Hồng đến năm 2020

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.

a, Định hướng theo ngành:

* Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao

* Đẩy mạnh phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa:

* Du lịch và dịch vụ:

b, Định hướng theo đối tác đầu tư:

Hoạt động FDI ở vùng ĐBSH đến nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập trung ở các nước Châu Á. Tình hình thu hút FDI từ các nước EU, Mỹ và các nước phát triển còn hạn chế, vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cao thế mạnh của vùng nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI tiềm năng từ các nước này.

Các quốc gia cần định hướng bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, các nước Châu Á và các nước trong khối ASEAN.

c, Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nhất là chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, khu công nghiệp – khu chế xuất, khả năng cung cấp điện, nước, viễn thông. Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các công trình thủy lợi đã được khởi công xây dựng. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho các thị trấn và cụm dân cư. Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp như BOT, BT để xây dựng đường giao thông, sân bay, cảng biển, cấp nước, thoát nước nhằm đến thực hiện được mục tiêu tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu xây dựng đất nước trong thập kỷ tiếp

theo, để đến 2020 trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại.

d, Định hướng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất:

Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn.

và đang đầu tư xây dựng hạ tầng. Phấn đấu đến 2020 về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập; thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các khu công nghiệp tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương.

Đầu tư chiều sâu, cải tạo và đổi mới nhanh các cơ sở hiện có và đầu tư mới, kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại, ưu tiên công nghệ cần ít vốn, tạo nhiều việc làm. Hình thức các khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện tăng nhanh cho công nghiệp trong vùng.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)