Tác động tích cực của FDI với phát triển kinh tế vùng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 30)

Các nhà kinh tế học cho rằng, để phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải có biện pháp thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điển hình là hai nhà kinh tế học P. Samuellson và R.Nurkse. Trong lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” (thể hiện ở Sơ đồ 1.1), Samuellson cho rằng đa số các nước đang phát triển đều có mức thu nhập thấp, chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó tiết kiệm và đầu tư thấp. Đầu tư thấp dẫn tới khả năng tích lũy vốn hạn chế và đến lượt nó, khả năng tích luỹ vốn hạn chế dẫn tới năng suất lao động thấp và dẫn tới thu nhập bình quân thấp. Để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn”, phát triển kinh tế, Samuellson cho rằng cần phải có một “cú huých” từ bên ngoài, đó chính là đầu tư của nước ngoài [21,tr.14].

vốn. Theo ông, trong cái vòng luẩn quẩn này, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển để “có thể vươn đến những thị trường mới”, cũng như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả. FDI giúp các nước đang phát triển “tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ” [29].

Sơ đồ 1.1: Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển

Nguồn: Frederick Nixson (2001), p.34 Development Economics,

Heinemann Educational Publisher, Oxford, UK. p.34 [29]

FDI có nhiều thế mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, đặc biệt là với bên tiếp nhận vốn đầu tư. Mặt khác, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền lợi gắn chặt với dự án, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến hiệu quả kinh doanh nên phải chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của ng- ười lao động. Vì vậy, FDI ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.

Cũng như các nước đang phát triển, để phá “cái vòng luẩn quẩn” và

Tiết kiệm và đầu tư thấp

Năng suất lao động thấp

Tốc độ tích lũy vốn thấp Thu nhập bình

phát triển kinh tế, Việt Nam đã đề ra chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI. “Điều lệ đầu tư nước ngoài” ra đời năm 1977 là tiền đề cho việc thu hút FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế từ sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam mới thực sự thu hút được nguồn vốn FDI và từ đó tới nay, hoạt động thu hút FDI đã ngày càng có chuyển biến và kết quả rõ nét cả về số dự án, về lượng vốn đầu tư, góp phần đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, đóng vai trò tích cực cho phát triển kinh tế của đất n- ước.

Tài liệu nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy không phải ở nước nào FDI cũng phát huy tác dụng như mong muốn. Chỉ ở những nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, cơ chế xuất khẩu tốt, FDI sẽ đóng góp một phần làm tăng trưởng tổng các nhân tố năng suất (TFP). Nghiên cứu về 183 dự án ở 30 nước đã cho thấy khoảng trên 25% trong số dự án này có tác dụng không tích cực đối với phúc lợi kinh tế của nước chủ nhà. [21,tr.16]. Nguyên nhân chính là các sản phẩm của xí nghiệp FDI không cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.

FDI có thể mang lại cho các địa phương tiếp nhận đầu tư những lợi ích khác nhau [28, 29]. Trong số đó có những lợi ích trực tiếp và nhìn thấy được. Có những lợi ích gián tiếp và không dễ nhận thấy. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng, bao gồm:

a. Việc làm

- Vai trò của FDI đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở ngay tại địa phương đó. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện

thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này.

Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp nhận đầu tư.

- Vai trò của FDI đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động.

Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở địa phương tiếp nhận đầu tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:

+ Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao.

+ Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ thuật công nghệ hiện đại.

+ Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung.

Những yêu cầu trên đòi hỏi người lao động phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa phương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài.

- Vai trò của FDI đối với sự phát triển của thị trường lao động.

Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.

Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ tư vấn – giới thiệu việc làm và thị trường lao động.

Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là nhân tố quan trọng

góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng cầu về lao động. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của thị trường lao động.

Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những ưu điểm về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển… thành phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người lao động. Do vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa dạng hoá các nguồn cung cầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình thành và phát triển của thị trường lao động.

Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Sự phát triển của khu vực kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại ứng tích cực cho sự phát triển thị trường lao động mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường lao động.

b. Các lợi ích về nguồn thu

FDI mở rộng cơ sở nguồn thu thuế của địa phương và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được miễn hoàn toàn thuế trong một giai đoạn ngắn thông qua các ưu đãi đầu tư, thì các chính phủ vẫn có thể có được nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra các việc làm mới. Ngoài ra, đầu tư định hướng xuất khẩu tạo ra các khoản thu ngoại tệ.

FDI tạo ra các nguồn thu tại các địa phương đã góp phần không nhỏ vào đóng góp GDP của cả nước.

c. Chuyển giao công nghệ

FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận của các doanh nghiệp trên địa bàn đến công nghệ thông qua liên doanh và thương mại địa phương. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của địa phương như: viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty khác hoặc tham gia các công ty trong nước đang hoạt động. Dù hình thức nào đi nữa, chuyển giao công nghệ có xu hướng dẫn đến sự tăng trưởng năng suất ngày càng cao.

d. Cải thiện xuất khẩu

Nhiều dự án FDI là các dự án định hướng xuất khẩu và các công ty đa quốc gia thường chiếm một tỷ phần đáng kể trong xuất khẩu của địa phương. Do quy mô và quyền tiếp cận của chúng đến các mạng lưới marketing và phân phối ở nước ngoài, các công ty nước ngoài nói chung là dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu hơn. Nhiều địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã biết cách sử dụng FDI như một phương tiện để tăng cường xuất khẩu của mình và cải thiện các khoản thu ngoại tệ. Ngoài ra, sự hiện diện của các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài là một yếu tố ảnh hưởng ở nhiều nước trong việc khuyến khích các công ty trong nước thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 30)