khăn vướng mắc. Điều này gây cản trở rất nhiều cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, gây chậm trễ trong việc giải ngân các dự án nhất là các dự án lớn sử dụng nhiều đất.
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng Hồng
Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới cho khu vực ĐBSH, đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; kết
hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; các giải pháp phải phù hợp với đặc thù của ĐBSH. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng phải trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch; không để tình trạng phát triển tự phát. Hình thành các hình thức quan hệ sản xuất từ thấp đến cao để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; huy động tối đa nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực trong nước, trước hết là nguồn lực tại chỗ để đầu tư phát triển; đồng thời khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường sự chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả ngày càng cao, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mọi mặt so với mức trung bình của cả nước và khu vực. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng quan hệ với các vùng trong toàn quốc và với quốc tế, trên cơ sở hợp tác có hiệu quả. Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Một số mục tiêu phát triển cơ bản:
Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống đô thị phát triển hợp lý; đạt được một số mục tiêu chính sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội của Vùng (GDP) tăng bình quân khoảng 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020; đóng góp khoảng từ 23-24% vào năm 2015 và khoảng từ 26-27% trong tổng GDP cả nước vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%.
- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 23%, chiếm trên 28% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước vào năm 2015.
- Mức thu ngân sách tăng bình quân 21%/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6 % vào năm 2020 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.
- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân mỗi năm đạt 25%. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.