- Giá trị đóng góp trong nguồn vốn đầu tư
- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Đóng góp vào việc gia tăng kinh ngạch xuất khẩu
- Đóng góp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH - Đóng góp cho ngân sách
- Giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực - Cải thiện, mở rộng quan hệ đối ngoại...
1.3.4. Các yếu tố tác động đến vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng tế vùng
1.3.4.1. Nhóm yếu tố về tự nhiên, xã hội a. Những yếu tố về tự nhiên
+ Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu sản xuất tăng cao đòi hỏi nguyên liệu đầu vào ngày càng nhiều, nhưng nguyên vật liệu lại có hạn; do đó, các nhà đầu tư thường nhắm đến các nước có nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ,…Tại các quốc gia Đông Nam Á, khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhiều công ty nước ngoài trong các thập kỉ qua.
+ Vị trí địa lí
Với lợi thế về vị trí địa lí, sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường lân cận, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.
+ Nguồn nhân lực
ngoài rất quan tâm. Các nhà đầu tư thường chú ý đến các nước lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có thái độ làm việc tốt, tố chất cần cù, sáng tạo. Thông thường, nguồn lao động phổ thông luôn đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đòi hỏi tay nghề, kiến thức chuyên môn cao, các nhà tuyển dụng cũng rất cân nhắc về chất lượng, trình độ lao động của địa phương trước khi ra quyết định đầu tư.
b. Những yếu tố về chính trị và văn hoá, xã hội + Môi trường chính trị
Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị.
Ổn định chính trị có hai vế: ổn định chính quyền và ổn định chính sách. Đối với các doanh nghiệp FDI, điều đáng quan tâm nhất là sự ổn định về chính sách. Trong nhiều trường hợp dù chính quyền đã thay đổi nhưng chính phủ mới vẫn cam kết tiếp tục theo đuổi các chính sách kế hoạch xã hội và đặc biệt là những chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ tiền nhiệm. Còn nếu như chính quyền ổn định không có xáo trộn nhưng chính sách lại hay thay đổi thì đó vẫn là một môi trường bất ổn định và có nhiều rủi ro.
+ Môi trường văn hóa, xã hội
Văn hóa có thể góp phần nâng cao hay hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị, chuẩn mực của một nền văn hóa có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Nhìn vào đặc điểm của một nền văn hóa có thể dự đoán quốc gia nào sẽ sản sinh ra nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng nhất. Khi mọi điều kiện như nhau, đặc điểm văn hóa còn là một tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất.
1.3.4.2. Nhóm yếu tố cơ chế chính sách
Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, tài nguyên thì cơ chế chính sách cũng chi phối không nhỏ đến việc thu hút dòng vốn FDI. Các nhà đầu tư sẽ mạnh
dạn đầu tư vào thị trường của một nước có nền chính trị ổn định, hệ thống chính sách cởi mở, thông thoáng. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
+ Về chủ trương, quy định trong thu hút FDI
Việc mở cửa, kêu gọi thu hút FDI từ tất cả các quốc gia trên thế giới đầu tư vào với nhiều hình thức đa dạng (100% vốn nước ngoài, liên doanh, BCC, BTO, mua lại và sát nhập,…) là nền tảng căn bản tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào trong nước. Bên cạnh đó, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực được phép đầu tư cho các dự án FDI cùng quy định về quy mô dự án cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút FDI, với nhiều ngành nghề được phép kinh doanh và quy mô không hạn chế sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn.
+ Về thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo là một rào cản lớn đối với việc thu hút FDI. Tăng cường rà soát, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm các đầu mối trung gian trong bộ máy quản lý sẽ giúp nhà đầu tư thuận tiện trong việc xin cấp phép và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thủ tục hành chính cũng rất quan trọng, thực hiện công khai quy trình đăng ký trên mạng và đăng ký trực tiếp qua mạng Internet có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư.
+ Chính sách quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng
Quy hoạch cụ thể rõ ràng về đất đai, vùng xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất là cơ sở để thu hút nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp tập trung có cơ sở hạ tầng tốt, được xây dựng ở vị trí thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng cũng gây trở ngại không nhỏ với việc thực hiện dự án. Nếu chính quyền Trung ương và địa phương chủ động thực hiện giải phóng mặt bằng và bàn giao cho nhà đầu tư đúng tiến độ cùng với việc miễn giảm tiền thuê đất sẽ tạo được niềm tin và thúc đẩy các nhà đầu tư rót vốn thực hiện dự án.
+ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn lao động có chất lượng là nhân tố quan trọng trong thu hút FDI. Với chính sách phổ cập giáo dục phổ thông, đẩy mạnh nâng cao dân trí, giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, chuẩn bị cho lực lượng lao động có chuyên môn trong tương lai. Tăng cường hỗ trợ, phối hợp liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong đào tạo nghề, chủ động trong cung ứng nguồn nhân lực cũng là việc làm cần thiết để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
+ Chính sách thuế
Thực hiện miễn giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp FDI, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ đầu hoạt động, các ưu đãi về thuế rất được các nhà đầu tư quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ.
+ Chính sách tiền tệ
Hỗ trợ tài chính với dự án FDI; cho vay ưu đãi, cho vay luân chuyển ở các dự án khuyến khích đầu tư; bảo lãnh vay vốn trong những trường hợp cấp bách và cần thiết đối với đầu tư tạo điều kiện thuận lợi các đối tác nước ngoài trong việc thu xếp nguồn vốn đầu tư…
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này là phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu đặt ra.