Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu toàn vùng

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 60)

Mặc dù, khu vực FDI của vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp không lớn vào xuất khẩu của cả nước cả về giá trị và tỷ trọng; nhưng trong phạm vi kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, ta có thể thấy khu vực FDI đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu của toàn vùng. Năm 2009, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 10,39% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI cả nước nhưng lại chiếm 23,8% giá trị xuất khẩu của toàn vùng. Năm 2013, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 14,57% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI cả nước và chiếm 29,12% giá trị xuất khẩu của toàn vùng. Ngược lại trong năm 2014, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI vùng ĐBSH chiếm 9.63% so với giá trị xuất khẩu của khu vực FDI cả nước và chiếm 32.18% so với riêng khu vực ĐBSH.

Tóm lại, mặc dù khu vực FDI chỉ đóng góp không lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước nói chung và khu vực FDI toàn quốc nói riêng. Nhưng trong giai đoạn 2009 - 2013, ta có thể thấy tỷ trọng của khu vực FDI trong toàn vùng đã có sự tăng lên nhanh chóng từ 23,8% (năm 2009) lên 29,12% (năm 2013) và 32.18% (năm 2014).

Bảng 3.11: Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của FDI vùng ĐBSH

TT Chỉ tiêu về xuất khẩu 2009 2011 2013 2014 1 XK cả nước (tr. USD) 57.096,3 96.905,7 132.032,9 122.598,3 2 XK khu vực FDI cả nước (tr. USD) 30.372,3 55.124,3 88.160,2 90.646,9 3 XK vùng ĐBSH (tr. USD) 13.262,4 25.159,8 27458,3 27.127,09 4 XK FDI vùng ĐBSH (tr. USD) 3156,32 8030,6 7996,99 8729,5 5 % (tỷ trọng) so với XK cả nước 5,53 8,29 6,06 7.12 % (tỷ trọng) so với XK FDI cả nước 10,39 14,57 9,07 9.63 % (tỷ trọng) so với XK của cả vùng 23,80 31,92 29,12 32.18

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI thay đổi nhanh chóng. Trong đó, xuất khẩu thủy sản và nông sản của khu vực FDI đã mất vị trí, thay vào đó là sự tăng lên rất nhanh về tỷ trọng của hàng công nghiệp công nghệ cao xuất khẩu. Tương tự, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày cũng giảm mạnh tỷ trọng. FDI còn góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng chế tạo (điện tử, máy tính và linh kiện, các sản phẩm từ plastic, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm chế biến từ sữa và thực phẩm,..), tạo điều kiện cho nông sản của Việt Nam gia nhập thị trường thế giới, làm tăng giá trị của nông thủy sản chế biến. Như vậy, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chuyển nhanh từ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động sang ngành công nghiệp nặng, chế tác tập trung vốn. Cần chú ý rằng, mặc dù khu vực FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao, song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực FDI là không cao. Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây truyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)