Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH hàng hải đại quốc việt (Trang 36)

5. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:

2.1.5.Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014

2.1.5.1. Cơ cấu dịch vụ vận chuyển

Bảng 2.2 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển năm 2014: Phương thức

vận chuyển

Đường biển Đường hàng không Tổng cộng

Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Hàng xuất 5243 89,24 498 81,5 5741 88,51 Hàng nhập 632 10,76 113 18,5 745 11,49 Tổng cộng 5875 100 611 100 6486 100

(Nguồn :phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014) Như đã thống kê, lượng hàng năm 2014 của Công ty là 6848 lô, kể cả hàng xuất và nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Trong đó số lượng hàng nhập khẩu là 745 lô chiếm 11,49% tổng lượng hàng. Ta thấy rõ cơ cấu hàng của Công ty chiếm đa phần là hàng xuất khẩu với 88,51% lượng hàng. Lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không là 611 lô chỉ chiếm khoảng 9,42% tổng lượng hàng. Còn lại 90,56% hàng được vận chuyển bằng đường biển với tổng số là 5875 lô hàng.

Như vậy, dễ dàng nhận thấy nguồn hàng chính của Công ty là hàng xuất và phương thức vận chuyển chính là đường biển. Hàng nhập và hàng vận chuyển bằng đường hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng là xu hướng chung của các

Công ty giao nhận Việt Nam do chính thực trạng thị trường vận chuyển quốc tế Việt Nam chi phối. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam chọn phương thức vận tải đường biển cũng dễ hiểu vì để tiết kiệm chi phí vận tải rất lớn. Trong đó đại đa số hàng nhập khẩu Việt Nam là do người nước ngoài thuê phương tiện vận tải. Mặt khác, các nhà xuất nhập khẩu chỉ chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không khi thực sự cần thiết, lượng hàng ít, và do yêu cầu thời gian giao hàng gấp.

2.1.5.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường: Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014 Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Loại hàng

Thị trường

Hàng xuất khẩu Hàng nhập khẩu Tổng cộng

Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Châu Á 2298 40,03 349 46,85 2674 40,81 Châu Âu 1996 34,77 187 25,10 2183 33,66 Mỹ 567 9,9 121 16,24 688 10,61 Trung Đông 525 9,14 - - 525 8,1 Úc & Newzeland 324 5,64 88 11,81 412 6,35 Châu Phi 31 0,52 - - 31 47,8 Tổng cộng 5741 100 745 100 6486 100

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo thị trường năm 2014

40.03 34.77 9.9 9.14 5.64 0.52 châu á châu âu mỹ trung đông úc & newzeland châu phi

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Tỷ trọng hàng xuất đi châu Á của Công ty là lớn nhất chiếm 40,03% trên tổng lượng hàng xuất, tiếp theo mới đến hàng châu Âu (34,77%) và Mỹ (9,9%)…sở dĩ như vậy là do thực trạng hàng xuất của Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là các nước châu Á, Âu và Mỹ. Vì nước ta có một vị trí giao thương rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước, trung tâm của Đông Nam Á, có vị trí biển đông rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nên việc xuất khẩu sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ là điều dễ hiểu.

Lượng hàng nhập khẩu của Công ty là không đáng kể chỉ chiếm (12,98%) trên tổng lượng hàng xuất nhập khẩu, nhưng có thể nói rằng, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng là từ các nước châu Á, nên tỷ trọng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á của công ty là lớn nhất.

2.1.5.3. Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Đơn vị tính: ngàn đồng

Các khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu 13.652.158 15.596.885 23.722.848

Dịch vụ 8.191.295 9.358.131 14.233.709

Vận tải 5.460.863 6.238.754 9.489.139

Doanh thu thuần 13.652.158 15.596.885 23.722.848 Lợi nhuận gộp 13.652.158 15.596.885 23.722.848 Thu nhập từ hoạt tài chính 266.296 51.959 248.133 Chi phí từ hoạt động tài chính 115.153 308.536 344.596 LN từ hoạt động tài chính 151.142 -256.577 -96.463 46.85 25.1 16.24 0 11.81 0 châu á châu âu mỹ trung đông úc & newzeland châu phi

Chi phí bán hàng 11.036 12.031 19.147 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.033 1.120 1.402 LN thuần từ hoạt động SXKD 1.732 2.188 3.075 Các khoản thu nhập bất thường 247.357 10.202 48.202

Chi phí bất thường 201.151 0 109.401

LN bất thường 46.206 10.202 -61.199

Tổng lợi nhuận trước thuế 1.778.769 2.198.241 3.104.775

Thuế thu nhập 498.055 615.507 844.137

LN sau thuế 1.280.723 1.582.734 2.170.638

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt.)

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình hoạt động của Công ty tăng qua các năm. Doanh thu năm 2013 đạt 15.596.885.000 đồng tăng 1.944.727.000 (tăng 1,14 lần) so với năm 2012. Năm 2014, doanh thu đạt 23.722.848.000 đồng tăng 8.125.963.000 (tăng 1,74 lần) so với năm 2013.

Ta nhận thấy lợi nhuận tăng đều qua các năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 2.198.241.000 đồng tăng 419.472.000 (1,24 lần) so với năm 2012.Tổng lợi nhuận năm 2014 đạt 3.104.775.000 đồng tăng 906.534.000 (1.41 lần) đồng so với năm 2013 và tăng 1,75 lần so với năm 2012.

Từ năm 2012-2013:

Doanh thu tăng lên nhưng không đáng kể là bởi vì tình hình khủng hoảng kinh tế diễn ra trong giai đoạn này rất căng thẳng. Tuy nhiên, với những tiềm năng hội nhập mở cửa của đất nước, vẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước nên kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng, lượng hàng lưu chuyển lớn. Ngoài

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

năm 2012 năm2013 năm 2014

tổng doanh thu

lợi nhuận trươc thuế

ra còn các yếu tố khác làm cho doanh thu tăng là do giá cước tăng, thay đổi trong cơ cấu tuyến đường vận chuyển và khối lượng trên một lô hàng tăng. Công ty được thành lập khá lâu tạo được sự uy tín trong kinh doanh nên không những ngày càng nhiều khách hàng thân thiết mà còn có những khách hàng mới và tiềm năng khác.

Từ năm 2013-2014:

Kinh tế năm 2014 mới hoàn thành một vế là “Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2013”, nên phần nào kinh tế có phần chuyển biến tốt. Bên cạnh đó, đây là kết quả của giá cước tăng, cơ cấu tuyến đường dịch chuyển, và lượng lô hàng lớn hơn đã làm doanh thu tăng cao, cơ sở kết cấu hạ tầng phần nào được cải thiện và đồng bộ nên trong quá trình vận chuyển không phát sinh những chi phí liên quan, chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận tăng.

2.2. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

2.2.1. Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty: tại công ty:

Sơ đồ 2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển thực tế tại công ty (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt)

2.2.2. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

 Trực tiếp quản lý và phê duyệt: giám đốc công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt ông Huỳnh Văn Báu

 Phòng tìm kiếm khách hàng: phòng kinh doanh – chị Nguyễn Kim Thảo  Phòng tham gia tiến hành công việc: phòng xuất nhập khẩu/ phòng kế toán

o Bộ phận chứng từ: Anh Nguyễn Tấn Phát đảm nhiệm

o Bộ phận giao nhận: Anh Lâm Quốc Thuận Thiên đảm nhiệm

o Nhân viên kế toán: Chị Trương Thị Hiển đảm nhiệm

2.2.2.1. Kí kết hợp đồng dịch vụ: Khách hàng B1 Phòng kinh Khách hàng B1 Phòng kinh doanh Nhân viên giao nhận B2 Nhận và kiểm tra chứng từ B3 Lấy lệnh giao hàng D/O B4 Làm thủ tục Hải Quan B5 Tính thuế B6 Nhận hàng tại cảng B7 Kiểm tra hàng B8 Thanh lý Hải Quan B9 Giao hàng cho khách hàng B10 Quyết toán

Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt chuyên về ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, trong đó giao nhận xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Đối với khách hàng quen thuộc thì như thường lệ, lãnh đạo hai bên công ty sẽ ký kết một hợp đồng dịch vụ trong thời hạn một năm. Hợp đồng này sẽ có hiệu lực cho tất cả các giao dịch dịch vụ xuất nhập khẩu trong khoảng thời gian được kí kết giữa công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt và công ty Khách hàng hoặc là khi công ty Khách hàng chấm dứt việc ủy quyền này bằng văn bản, tùy thuộc vào sự kiện nào xảy ra trước.

Trong bước đầu tiên của quy trình, nhân viên phòng kinh doanh – chị Nguyễn Kim Thảo sẽ có trách nhiệm liên hệ, tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của khách hàng, sau đó tiến hành xem xét báo giá.

Kết thúc báo giá nếu hai bên đồng ý với thỏa thuận nêu trước thì tiến hành kí kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ do chị Nguyễn Kim Thảo – nhân viên phòng kinh doanh soạn thảo bao gồm các điều khoản cơ bản thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ủy thác nhập khẩu, là những nguyên tắc được áp dụng trong thời gian dài.

2.2.2.2. Nhận, kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi kí kết hợp đồng dịch vụ trong vòng một năm, nếu có nhu cầu nhập khẩu công ty khách hàng sẽ cung cấp cho phòng xuất nhập khẩu – nhân viên chứng từ công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt một bộ hồ sơ qua email bao gồm các chứng từ sau:

 Bill of Lading (1 original), Packing List (1 orginal), Comercial Invoice (1 orginal), Purchase Order (1 orginal), Certificate of Analysis (1 orginal)

Lưu ý:

 Ngoài những chứng từ cơ bản nêu trên thì phần lớn bộ chứng từ cần có giấy chứng nhận xuất xứ C/O rõ ràng.

 Khi nhận bộ chứng từ, anh Phát sẽ chuyển cho anh Thiên - nhân viên giao nhận kí xác nhận cho chủ hàng: xác nhận rằng (số lượng chứng từ, bao nhiêu bản gốc, bản sao, ngày tháng năm)

 Sau đó anh thiên - nhân viên giao nhận sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác.

o Kiểm tra B/L (vận đơn đường biển) sao cho khớp với P/O (hợp đồng) những thông tin cơ bản sau: Tên công ty xuất khẩu, Tên công ty nhập khẩu, Cảng xếp/ dỡ hàng, Ngày giao hàng, Nơi giao hàng, Tên hàng.

o Kiểm tra INVOICE (Hóa đơn thương mại)

 Với hợp đồng những thông tin sau: Số hợp đồng, Ngày ký kết hợp đồng, Giá/ đơn vị sản phẩm, Tổng giá trị lô hàng, Điều khoản thanh toán

 Với B/L những thông tin sau: Gross weight, Net weight

o Kiểm tra P/L so với B/L: Gross weight, Net weight, Tên hàng

o Kiểm tra hợp đồng P/O: Số hợp đồng, Tên người xuất khẩu, Tên người nhập khẩu, Ngày ký kết, Tên hàng, Số lượng hàng, Giá trị lô hàng, Phương thức giao hàng, Phương thức thanh toán. Đối chiếu những thông tin trên trong B/L, hóa đơn, phiếu đóng gói.

o Kiểm tra COA: Tên hàng, Số hợp đồng, ngày ký kết, Thành phần cấu tạo hàng hóa.

o Kiểm tra C/O: C/O form gì, có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không, Nơi xuất xứ, Tên hàng, Số lượng hàng.

Lưu ý:

 Nếu có vấn đề xảy ra đối với bộ chứng từ thì nhân viên chứng từ - anh Nguyễn Tấn Phát phải thông báo ngay cho bên khách hàng để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung bằng cách gởi email qua cho phòng xuất nhập khẩu công ty khách hàng. Một số trường hợp do lỗi của đại lý không bổ sung kịp thời thì mọi chi phí phát sinh do đại lý hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 Nếu mọi thông tin trên chứng từ đã trùng khớp thì anh Lâm Quốc Thuận Thiên – nhân viên giao nhận phải in bộ chứng từ thành những bản sao có nhứng nhận (nếu có). Có thể là chủ hàng đóng dấu “sao y bản chính” và dấu của doanh nghiệp.

2.2.2.3. Lấy lệnh giao hàng D/O

Chịu trách nhiệm lấy D/O: nhân viên giao nhận – anh Lâm Quốc Thuận Thiên

 Trước ngày dự kiến tàu đến thường từ 1 đến 2 ngày, công ty khách hàng nhận được giấy báo hàng đến của hãng tàu và sau đó chuyển đến phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt.

 Sau khi có giấy báo hàng đến, anh lâm Quốc Thuận Thiên sẽ tiến hành xin ứng tiền để tiến hành những bước sau của quy trình. Với nội dung chi phí là cược hư hỏng, số tiền ứng tùy theo quy định.

 Nhân viên giao nhận anh Lâm Quốc Thuận Thiên mang những chứng từ cần thiết lên đại lý hãng tàu để xuất trình đổi lấy D/O bao gồm:

o Giấy giới thiệu: có thông tin về Ông lâm Quốc Thuận Thiên, số CMND: 311694554 cấp ngày 30/03/1998 tại Tiền Giang.

o B/L gốc (nếu có), Chứng minh nhân dân, Giấy thông báo hàng đến.  Lưu ý:

 Giấy giới thiệu do chủ hàng cấp có đóng dấu đỏ của công ty, tên, chức vụ người cấp và chứng minh thư.

 Tiến hành đổi B/L gốc lấy D/O hoặc B/L surrended theo như N/A yêu cầu tại hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu. Nếu với những lô hàng sử dụng B/L surrended thay cho B/L gốc thì nhân viên giao nhận – anh Lâm Quốc Thuận Thiên chỉ cần mang N/A và giấy giới thiệu đến nhận D/O.

 Sau khi xuất trình những chứng từ tại quầy Inbound, nhân viên đại lí hãng tàu sẽ thông báo số tiền cần phải đóng được ghi rõ trong A/N bao gồm:

o DO (Phí chứng từ): đơn giá USD/1 bộ chứng từ

o CIC (phí phụ trội hàng nhập): đơn giá USD/ 1 cont tùy dung tích

o THC (phí xếp dỡ): đơn giá USD/ 1 cont tùy dung tích

o CLEAN FEE (phí vệ sinh container): đơn giá USD/ 1 cont tùy dung tích

 Tổng cộng = phí DO + phí CIC + phí THC + phí CLEAN FEE  Thuế suất GTGT = 10% x Tổng cộng

 Tổng cộng tiền thanh toán = Tổng cộng + thuế xuất GTGT

 Đóng phí theo yêu cầu, kí tên và ngày tháng nhận D/O vào hóa đơn thu phí và hóa đơn VAT. Đồng thời, giữ lại hóa đơn VAT để kết toán với công ty.

Lưu ý:

Khi đóng các khoản tiền này cần kiểm tra: các chi phí đã đóng, tên doanh nghiệp, mã số thuế là của công ty giao nhận (công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt) chứ không phải của công ty khách hàng. Điều này đã được thoả thuận trong hợp đồng. Tránh trường hợp gây nhầm lẫn sẽ mất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa và bổ sung.

 Khi nhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phòng đại diện đóng con dấu của đại lí hãng tàu. Nhân viên đại lý hãng tàu sẽ cấp 1 bộ lệnh gồm: 3 lệnh giao hàng của đại lý và 3 lệnh giao hàng của hãng tàu (tùy từng hãng tàu khác nhau thì D/O khác nhau) bao gồm:

o Một lệnh nộp cho phòng thương vụ cảng, đóng tiền và làm phiếu EIR để nhận hàng và đưa hàng ra cổng, một lệnh nộp Hải quan giám sát, một lệnh để lưu hồ sơ.

 Nhân viên khi nhận được lệnh D/O thì cần kiểm tra đối chiếu nội dung của D/O với B/L bao gồm:

o Số B/L, số container, số seal, Tên tàu, số hiệu tàu, Tên cảng xếp/ dở, Tên người nhận, Tên hàng, Số kiện/ số lượng container/ số kg, Loại hàng (FCL/LCL), dung tích cont

Khi nhận lệnh D/O:

 Phải kiểm tra một cách cẩn thận và chính xác những thông tin trên D/O. Nếu không khớp thì phải yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa lại để tránh phát sinh những rắc rối sau này.

 D/O là một chứng từ quan trọng, là lệnh để cảng giao hàng cho doanh nghiệp khi nhân viên giao nhận xuất trình D/O. Ngoài ra, D/O là chứng từ để làm thủ tục thông quan cho lô hàng nhập khẩu (đối chiếu Manifest), (có trường hợp không cần đối chiếu Manifest). Nên nhân viên giao nhận phải lưu ý ngày

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH hàng hải đại quốc việt (Trang 36)