5. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:
2.2.2.6. Nhận hàng tại cảng
Chịu trách nhiệm công việc: nhân viên giao nhận – anh Lâm Quốc Thuận Thiên Tùy vào tính chất của việc đóng gói lô hàng mà có cách nhận hàng khác nhau:
Đối với hàng nhập bằng container
Nếu là hàng nguyên container (FCL/FCL)
Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of arrival) nhân viên giao nhận – anh Lâm Quốc Thuận Thiên mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
Anh Lâm Quốc Thuận Thiên mang D/O làm thủ tục đăng ký kiểm hóa, có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc trạm thông
quan nội địa ICD (Inland clearance deport) kiểm tra Hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị xử phạt.
Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan, anh Thiên phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
Hàng được đóng trong container, và phương thức giao nhận là FCL nên Công ty có 2 phương án mang hàng về kho. Một là làm thủ tục mượn container của hãng tàu về kho riêng và hai là rút ruột tại bãi container (Container Yard – CY) của cảng.
o Nếu là “Hàng rút ruột” tại cảng thì trên D/O sẽ được đóng dấu: “hàng rút ruột” và sẽ ghi rõ ngày hết hạn D/O. Việc thực hiện cược Container hay không còn tùy thuộc theo yêu cầu của từng hãng tàu.
o Việc đóng dấu hàng rút ruột hay hàng giao thẳng chỉ được thực hiện tại nơi lấy D/O hoặc là ở văn phòng hãng tàu tại cảng – tùy thuộc quy trình ở mỗi hãng tàu.
Thông thường, công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt chọn cách thứ nhất là làm thủ tục mượn container về kho riêng vì như vậy sẽ tiết kiệm được phí làm hàng, chủ động hơn trong việc làm hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Nếu chọn phương án rút ruột thì sẽ phát sinh những trường hợp bất lợi như: phải điều động xe, neo xe đợi xếp hàng lên, đóng tiền làm hàng cho thương vụ cảng, phát sinh chi phí nhân công, chi phí vận chuyển về kho, hàng hóa dễ đổ vỡ trong quá trình làm hàng.
Muốn nhận hàng bằng hình thức mượn container về kho riêng thì phải lấy D/O từ đại lý hãng tàu, đóng phí lấy D/O. Và trên D/O phải đóng dấu “Hàng giao thẳng”. Anh Lâm Quốc Thuận Thiên - Nhân viên giao nhận phải điền vào “Giấy mượn container” về kho riêng làm hàng nhập theo mẫu in sẵn của hãng tàu và đóng tiền cược container. Số tiền này sẽ được hãng tàu trả lại nguyên vẹn nếu khi trả container về bãi, tình trạng container vẫn tốt như lúc mượn. Và ngược lại, số tiền này sẽ bị trừ bớt hoặc hãng tàu sẽ thu thêm nếu container có những hư hỏng so với lúc mượn ở các chỗ: sàn, nóc, góc, vách, cửa… của container.
Lưu ý:
Sau khi đóng tiền cược container và hoàn thành các thủ tục thì nhân viên hãng tàu sẽ cấp cho người giao nhận:
o 03 Lệnh giao hàng đã đóng dấu: “hàng giao thẳng” hoặc “Giao nguyên cont”, Giấy trả Rỗng tại Cát Lái, Phiếu cược container.
Nhân viên giao nhận mang 1 D/O (hãng tàu) đóng dấu giao thẳng, 1 D/O (đại lý) đến thương vụ cảng để đóng các phí cần thiết: phí giao thẳng, phí chuyển bãi, phí cắt seal. Sau đó cảng in phiếu giao nhận container (phiếu EIR) liên màu vàng (1 cont là 1 phiếu EIR).
o Mức 1: 5 ngày đầu miễn phí (Tính từ ngày cập cảng)
o Mức 2: từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10: đơn giá 1 ngày/ 1 cont tùy dung tích
o Mức 3: từ ngày thứ 11 trở đi: đơn giá 1 ngày/1 cont tùy dung tích
Phí cược cont đối với hàng thông thường: đơn giá/1 cont tùy dung tích
Phí cược cont đối với hàng dầu nhớt, máy móc, thiết bị, hàng nguy hiểm: đơn giá/ 1 cont tùy dung tích
Lưu ý: phí trên không bao gồm 10% VAT
Khi nhận hàng, nhân viên giao nhận phải kiểm tra tình trạng container trước khi kéo ra khỏi cảng, nếu phát hiện container bị hư hỏng, móp méo hoặc không bình thường thì phải yêu cầu điều độ bãi ghi chú vào “phiếu giao nhận container” để sau này có cơ sở miễn trách với hãng tàu.