Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH hàng hải đại quốc việt (Trang 29)

5. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:

1.4.4.2.2. Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)

1.4.4.2.2.1. Khái niệm:

 Hàng lẻ - Less than container load (LCL): lô hàng của một người gởi hàng, khối lượng nhỏ không đủ đóng trong một container.

 Nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL): người chuyên chở nhận lẻ từ người gởi hàng và giao lẻ cho người nhận

1.4.4.2.2.2. Phương pháp, quy trình LCL/LCL

Sơ đồ 1.4. quy trình nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL) (Nguồn: Vận tải và Bảo hiểm – Th.s Hà Minh Hiếu)

B5: Đại lý của người gom hàng dỡ hàng ra khỏi container, giao cho các người nhận hàng lẻ trên cở sở xuất trình House B/L.

B4: Người chuyên chở dỡ container ra khỏi tàu, giao nguyên container cho đại lý của người gom hàng tại cảng đến.

B3: Người vận chuyển xếp container lên tàu, cấp Master B/L và vận chuyển đến đích.

B2: Đóng nhiều lô hàng lẻ vào một container, niêm phong kẹp chì. Sau đó gởi nguyên container cho người vận chuyển.

B1: Người gom hàng nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng lẻ gởi cho nhiều người nhận lẻ tại CFS, cấp HBL (yêu cầu trình hàng) gom hàng.

1.4.4.2.2.3. Trách nhiệm của người gởi hàng:

 Vận chuyển hàng từ kho trong nội địa, giao cho người gom hàng tại CFS cảng đi và chịu chi phí.

 Chuyển các chứng từ (thương mại, vận tải và thủ tục XNK) cho người gom hàng nếu CFS là kho thường, nếu CFS là kho ngoại quan thì hoàn tất thủ tục xuất khẩu.

 Thanh toán cước phí nếu điều kiện thương mai trả trước (Prepaid)

1.4.4.2.2.4. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng lẻ

 Người vận chuyển thực sự ký phát Master B/L, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích, dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho người nhận tại CFS cảng đến.

 Người thầu vận chuyển hàng lẻ (NVOCC): công ty giao nhận (Freight Forwarding) là Contracting carier. NVOCC ký phát là House B/L/FIATA Bill of Lading.

 Nhận lô hàng lẻ tại CFS, phát hành HBL hàng lẻ cho các chủ hàng.

 Đóng các lô hàng lẻ vào container.

 Vận chuyển ra cảng, xếp xuống tàu và đưa đến cảng, dỡ container ra khỏi tàu đưa về CFS, dỡ các lô hàng lẻ giao hàng cho các chủ hàng lẻ.

 Thu hồi HBL cấp HDO

1.4.4.2.2.5. Trách nhiệm của người nhận hàng

 Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục Hải quan cho lô hàng nhập.

 Xuất trình HBL hợp lệ cho người gom hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng. Thanh toán cước phí nếu là cước trả sau.

1.4.4.3. Giá cước và chi phí chuyên chở hàng hóa bằng container:

Ngoài giá cước cố định khi vận chuyển bằng container các hãng tàu thường thu thêm một số phụ phí sau:

 Phụ phí điều chỉnh giá cước vì đồng tiền thanh toán cước bị mất giá: CAF (Currency Adjustment Factor)

 Phụ phí điều chỉnh giá cước vì nhiên liệu tăng: BAF (Bunker Adjustment Charges)

 Phụ phí chuyển xếp container ở bãi container: THC (Terminal Handling Charges)

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Giao nhận đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua nhiều ranh giới các quốc gia. Ở chương 1, chúng ta đề cập tập trung về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và sâu hơn nữa là quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển. Chương 1 giới thiệu cho chúng ta tìm hiểu tổng quát về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nói chung và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển nói riêng. Chúng ta có thể nắm được tổng quan về nghiệp vụ giao nhận: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại dịch vụ giao nhận; nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển: phương thức, nguyên tắc giao nhận; quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: phân tích sơ đồ quy trình giao nhận đối với từng loại hàng hóa phân biệt theo tính chất khác nhau; nắm rõ hơn về lý thuyết chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển. Với việc phân tích rõ phần lý luận trên không chỉ cho chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về quy trình giao nhận mà còn tạo nền tảng và tiền đề làm cơ sở dẫn luận cho chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kinh tế Việt Nam đang chuyển từ cơ chế thị trường tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với xu hướng đó, ngành dịch vụ giao nhận vận tải cũng được chú trọng và ngày càng nâng cao tầm quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, cộng với việc các doanh nghiệp có nhu cầu về xuất nhập khẩu nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc hoàn thành thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Và để đáp ứng nhu cầu thị trường đó, vào ngày 17 tháng 10 năm 2005 Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt được thành lập theo quy định số 4102033969/2006/QĐ-BTC của UBND TP.HCM. Với tên giao dịch DAI QUOC VIET CO., LTD - là công ty kinh doanh loại hình dịch vụ giao nhận và vận tải.

 Số đăng kí kinh doanh 4102033969

 Đăng ký lần đầu ngày 17/10/2005/ Đăng ký lần thứ 2 ngày 18/10/2006

 Cục thuế Tp. HCM đã đăng ký thuế ngày 20/10/2006

 Mã số thuế: 0304042844

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

 Tên giao dịch: DAI QUOC VIET CO.,LTD.

 Trụ sở chính: 607-609 Nguyễn Kiệm – Q.Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh

 Email: daiquocviet.scanwell@gmail.com

 Tel: (84) 866221880/ Fax: (84) 867222516

 Vốn điều lệ: 1,000,000,000 VNĐ

2.1.1.1. Loại hình doanh nghiệp và quy mô

 Loại hình tổ chức : Công Ty TNHH Tư Nhân.

 Loại hình cơ sở: Doanh nghiệp đơn (Là Doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động tại một địa điểm duy nhất không có đơn vị phụ thuộc).

2.1.1.2. Tư cách pháp nhân

Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tự chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Đối với kết quả kinh doanh được hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật công ty.

2.1.1.3. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của công ty động của công ty

2.1.1.3.1. Mục tiêu:

Công ty được thành lập để sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh về dịch vụ giao nhận, kho vận và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty.

2.1.1.3.2. Chức năng:

 Dịch vụ khai thuê hải quan

 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu và hãng hàng không.

 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container.

 Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.1.1.3.3. Nhiệm vụ:

 Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho công ty.

 Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ.

 Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng.

 Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước.

2.1.1.3.4. Quyền hạn:

 Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 Được tham gia hội chợ triển lãm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quảng bá hàng hóa, các hoạt động dịch vụ trong và ngoài nước.

 Được quyền tố tụng trước cơ quan tố tụng, cơ quan pháp luật đối với tổ chức, các cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm lợi ích của công ty.

 Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh theo chế độ pháp luật hiện hành.

2.1.1.3.5. Phạm vi hoạt động:

 Vận tải nội địa: vận tải nội địa, đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và hàng không…

 Dịch vụ giao nhận: giao nhận hàng hoá nội địa, dịch vụ thủ tục hàng hoá XNK, hàng chuyển cửa khẩu…

 Các dịch vụ do đại lý cung cấp bao gồm: liên lạc với hãng tàu, thông báo cho khách hàng…

Thương mại dịch vụ vận tải, Kinh doanh vận tải bằng ô tô, đường thủy. Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH hàng hải Đại Quốc Việt (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt)

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.2.2.1. Giám đốc 2.1.2.2.1. Giám đốc

 Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều hành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về những quyết định đó.

 Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty, kết hợp hài hòa công việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan đến việc mua tài sản cố định.

 Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký hợp đồng.

2.1.2.2.2. Phó giám đốc

 Là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoạt động của phòng kinh doanh và phòng điều hành xuất nhập khẩu, đồng thời kiêm trưởng phòng kinh doanh và phòng điều hành.

 Ngoài ra, phó giám đốc cũng trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc nhiều hàng…

2.1.2.2.3. Các phòng ban

2.1.2.2.3.1. Phòng kinh doanh

 Bộ phận kinh doanh:

o Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty.

Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Bộ phận kinh doanh Bộ phận chăm sóc khách hàng Phòng

marketing Phó giám đốc điều hành XNK Phòng XNK Bộ phận chứng từ Bộ phận giao nhận Phòng kế toán

o Là tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng về dịch vụ giao nhận – vận tải với đối tác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập các chiến lược marketing, tìm kiếm khách hàng.

o Thống kê, đánh giá hiệu quả, báo cáo tình hình kinh doanh và đề xuất phương hướng kinh doanh cho thời gian tới, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của thị trường.

 Bộ phận chăm sóc khách hàng: tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi làm hàng.

2.1.2.2.3.2. Phòng kế toán

 Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải, lập báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc.

 Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động; thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động.

 Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ.

 Quản lý công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu.

2.1.2.2.3.3. Phòng xuất nhập khẩu

 Bộ phận chứng từ:

o Soạn thảo hồ sơ làm thủ tục Hải quan, công văn, chứng từ cần thiết.

o Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời những thông tin về xuất nhập khẩu và những thay đổi của Nhà nước về thuế, Hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, công văn…

o Liên lạc với khách hàng để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lô hàng.

 Bộ phận giao nhận:

o Tổ chức thực hiện các hợp đồng dich vụ giao nhận, tiếp nhận bộ chứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng ký kiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng. Nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho người nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sân bay) đến kho cảng riêng của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước và ngược lại.

2.1.2.2.3.4. Phòng Marketing:

Đảm trách công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố ngoại cảnh,... để đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển theo hướng phù hợp nhất với tình hình của công ty và thế giới.

Bảng 2.1: Lao động tại thời điểm 01/03/2015 Lao động phân theo trình độ chuyên môn

được đào tạo

Số lao động

( Người) Tỷ lệ (%)

Đại học 09 42,86

Cao đẳng 05 23,81

Trung cấp chuyên nghiệp 03 14,29

Dạy nghề dài hạn (1 đến 3 năm) 02 9,52

Khác 02 9,52

Tổng 21 100

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê đầu năm 2015)

2.1.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty

 Cho đến nay, công ty đã có được một đội xe tải gồm 2 xe có tải trọng trung bình từ 1,5 đến 2,5 tấn. Ngoài ra, công ty còn đầu tư 1 tàu biển loại trung, 2 đầu kéo xe container, 1 xe Ford phục vụ ban giám đốc và nhân viên di chuyển trong công việc…

 Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: 20 máy vi tính, 3 máy in, 2 máy fax, 1 máy photocopy, 2 máy scan…đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao nên thông tin được tiếp cận một cách nhanh chóng.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014 2.1.5.1. Cơ cấu dịch vụ vận chuyển 2.1.5.1. Cơ cấu dịch vụ vận chuyển

Bảng 2.2 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển năm 2014: Phương thức

vận chuyển

Đường biển Đường hàng không Tổng cộng

Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Hàng xuất 5243 89,24 498 81,5 5741 88,51 Hàng nhập 632 10,76 113 18,5 745 11,49 Tổng cộng 5875 100 611 100 6486 100

(Nguồn :phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014) Như đã thống kê, lượng hàng năm 2014 của Công ty là 6848 lô, kể cả hàng xuất và nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Trong đó số lượng hàng nhập khẩu là 745 lô chiếm 11,49% tổng lượng hàng. Ta thấy rõ cơ cấu hàng của Công ty chiếm đa phần là hàng xuất khẩu với 88,51% lượng hàng. Lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không là 611 lô chỉ chiếm khoảng 9,42% tổng lượng hàng. Còn lại 90,56% hàng được vận chuyển bằng đường biển với tổng số là 5875 lô hàng.

Như vậy, dễ dàng nhận thấy nguồn hàng chính của Công ty là hàng xuất và phương thức vận chuyển chính là đường biển. Hàng nhập và hàng vận chuyển bằng đường hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng là xu hướng chung của các

Công ty giao nhận Việt Nam do chính thực trạng thị trường vận chuyển quốc tế Việt Nam chi phối. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam chọn phương thức vận tải đường biển cũng dễ hiểu vì để tiết kiệm chi phí vận tải rất lớn. Trong đó đại đa số hàng nhập khẩu Việt Nam là do người nước ngoài thuê phương tiện vận tải. Mặt khác,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH hàng hải đại quốc việt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)