KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn biosun (Trang 47)

4.2.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát (xem Phục lục 2). Sau khi loại bỏ bảng câu hỏi được trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông tin quan trọng hoặc đáp viên sử dụng sản phẩm của BIOSUN chưa được 12 tháng, hoặc không biết chữ), còn lại 616 bảng câu hỏi hợp lệ được đưa vào nghiên cứu. Như vậy số mẫu đảm bảo độ tin cậy theo tác giả Yurdugul (2008).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 616 đáp viên trong số những đáp viên tham gia khảo sát đều đã sử dụng sản phẩm của BIOSUN trong vòng 12 tháng trở lại đây.

4.2.2. Đặc điểm cá nhân của mẫu khảo sát

Trong số 616 đáp viên tham gia khảo sát hợp lệ được đưa vào bộ dữ liệu sơ cấp, tỷ lệ nam và nữ chênh lệch nhau khá cao, nam chiếm tỷ lệ 84.9% với 523 đáp viên hơn hẳn so với 15.10% là tỷ lệ nữ với 93 đáp viên tham gia sử dụng sản phẩm của BIOSUN. Điều này cho thấy khách hàng mua sản phẩm của BIOSUN chủ yếu là nam, tương đồng với nhiều khảo sát về thực tế đã được các công ty nghiên cứu thị trường công bố trước đây.

Bảng 4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu Mẫu n=616

Tần số Phần trăm Giới tính Nam 523 84.90 Nữ 93 15.10 Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 184 29.87

36 31 - 45 tuổi 246 39.94 46 - 60 tuổi 123 19.97 trên 60 tuổi 63 10.23 Trình độ học vấn Dưới THCS 277 44.97 THCS – THPT 182 29.55

Trung cấp chuyên nghiệp - Cao đẳng 126 20.45

Đại học - trên đại học 31 5.03

Diện tích canh tác (m2) Dưới 1000 248 40.26 1001-3000 186 30.19 3001 – 3000 121 19.64 Trên 5000 61 9.90 Tỉnh canh tác

Miền Tây – Đông nam bộ 370 60.06

Tây nguyên – Nam trung bộ 246 39.94

Xét về độ tuổi: phần lớn đáp viên tham gia khảo sát nằm ở độ tuổi trên 31 - 45 tuổi, chiếm tỉ lệ 39.94% với 246 đáp viên, số đáp viên khảo sát có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 10.23% với 63 đáp viên. Cho thấy nông nghiệp vẫn đang là lĩnh vực phát triển mạnh, lực lượng lao động nam ở độ tuổi trưởng thành chiếm tỉ lệ cao. Phần lớn người nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt chiếm ưu thế cao.

Xét về tỉnh canh tác: các tỉnh miền Tây – Đông nam bộ có số đáp viên tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ cao là 60,06% với 370 đáp viên, các tỉnh miền Tây nguyên - Nam Trung bộ có số đáp viên tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ thấp 39,94% với 246 đáp viên. Nông dân miền Tây – Đông nam bộ ở gần 02 thành phố lớn Tp.Cần Thơ và Tp.HCM, điều kiện trao đổi thông tin nhiều và nhanh hơn các tỉnh miền Tây nguyên – Nam trung bộ, có khái niệm về phân bón sớm hơn so với Tây nguyên – Nam trung Bộ, họ quan tâm nhiều hơn về phân bón.

Xét về trình độ học vấn: mức dưới THCS số người khảo sát chiếm tỉ lệ cao nhất là 44.97% với 277 đáp viên. Số người tham gia khảo sát có trình độ học vấn đại học - trên đại học chiếm tỉ lệ thấp nhất 5.03% với 31 đáp viên. Phần lớn nông dân Việt Nam có trình độ

37

chưa cao lắm, chủ yếu là những đáp viên lớn tuổi, điều kiện học hành khó khăn. Phần còn lại là những đáp viên ở tuổi trưởng thành (31- 45 tuổi), trình độ THCS. Một số nhỏ là những đáp viên có trình độ trên THPT, là đáp viên có việc làm khác và làm thêm nông nghiệp. Nông nghiệp được bổ sung lực lượng lao động vừa có kinh nghiệm vừa có kiến thức ngày càng nhiều hơn. Những đáp viên có độ tuổi trưởng thành học hỏi kinh nghiệm từ các đáp viên có độ tuổi lớn hơn về kinh nghiệm thời tiết thời vụ, sâu hại bệnh. Ngược lại những đáp viên có độ tuổi trưởng thành linh hoạt hơn để tìm kiếm và ứng dụng các sản phẩm phân bón mới, qui trình canh tác mới, giống cây trồng mới, tạo hướng đi mới cho các đáp viên lớn tuổi học tập theo. Những đáp viên có độ tuổi trưởng thành này được xem là trụ cột trong trồng trọt, họ có trình độ văn hóa, kiến thức phân bón tốt và học được nhiều kinh nghiệm trồng trọt, đặc biệt là họ rất nhanh trong việc tiếp nhận kiến thức nông nghiệp mới để áp dụng vào sản xuất trồng trọt.

Xét về diện tích canh tác: số đáp viên khảo sát có diện tích canh tác (m2) dưới 1000

chiếm tỉ lệ cao nhất 40.26% với 248 đáp viên. Số đáp viên khảo sát có diện tích canh tác

trên 5.000 (m2) chiếm tỉ lệ thấp 9.9% với 61 đáp viên. Đất nông nghiệp phần lớn được chia

nhỏ theo sự phát triển mật độ dân số từ đời này qua đời khác, còn ít người dân có diện tích canh tác lớn. Đáp viên có diện tích canh tác lớn thường là thuê thêm đất nông nghiệp của người khác lại để mở rộng trồng trọt, những đáp viên này đa phần rất hiểu va có kinh nghiệm sâu về qui trình trồng trọt một loại cây trồng nào đó chẳng hạn (người miền Tây thuê thêm đất Tân Uyên – Bình Dương trồng cam, người miền Trung thuê đất miền Tây trồng lúa, người Bình Thuận thuê đất Ninh Thuận trồng Thanh Long). Những cá nhân này là tiềm năng cho nông nghiệp, sự thành công của họ sẽ phát triển thành doanh nghiệp và có khả năng chủ động nguồn ra thị trường tốt, họ quan tâm nhiều đến chất lượng phân bón, giống cây trồng, hiệu quả qui trình trồng trọt và cũng là một đầu mối để chuyển giao các kỹ thuật khoa học cho các hộ trồng trọt khác. Họ tổ chức sản xuất, giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất và lợi nhuận sau thu hoạch. Hình thức này hiện đang được áp dụng nhiều trong nông nghiệp và mang lại hiệu quả tốt, nhiều cá nhân thành công phát triển thành doanh nghiệp được hình thành từ hình thức này.

38

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn biosun (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)