Tình hình thực trạng lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 34)

Theo bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố ngày 12/7/2013, Việt Nam xếp ở vị trí 42, với GDP hơn 322 tỷ USD (trong đó, tổng sản phẩm quốc nội – GDP tính theo ngang giá sức mua: 1 USD có thể mua được các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tùy vào từng quốc gia; ở các nước ít phát triển hơn, 1 USD có thể mua được nhiều hàng hóa hơn; vì vậy, xếp hạng theo GDP ngang giá sức mua của họ sẽ cao hơn). Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam có môi trường kinh tế vĩ mô nhìn chung tương đối ổn định, cán cân đối ngoại được cải thiện, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng chậm kéo dài. Theo giá so sánh năm 1994, bình quân 06 năm, GDP tăng 5,77%/năm, và điều rất lo ngại là khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Chỉ tiêu

Năm Tổng sản phẩm quốc nội GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2008 6,18 4,07 6,11 7,18 2009 5,32 1,83 5,52 6,63 2010 6,78 2,78 7,70 7,52 2011 5,89 4,01 5,53 6,99 2012 5,03 2,72 4,52 6,42 2013 5,42 2,67 5,43 6,56

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: % 2008 2009 2010 2011 2012 2013 4.07 1.83 2.78 4.01 2.72 2.67 6.11 5.52 7.7 5.53 4.52 5.43 7.18 6.63 7.52 6.99 6.42 6.56 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

So với các nước khác trong khu vực, khoảng cách tụt hậu của Việt Nam vẫn còn. Để đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, tăng trưởng bền vững, có chất lượn; duy trì kiểm soát lạm phát ổn định.

Chỉ tiêu lạm phát được thể hiện qua biến số chỉ số giá tiêu dùng CPI

Bảng 2.2: Chỉ số CPI từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2013 của Việt Nam

Đơn vị tính: % (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2008 2.38 3.64 3.17 2.41 4.36 2.48 1.34 1.87 -0.22 -0.23 -0.93 -0.82 2009 0.32 1.17 -0.17 0.35 0.44 0.55 0.52 0.24 0.62 0.37 0.55 1.38 2010 1.36 1.96 0.75 0.14 0.27 0.22 0.06 0.23 1.31 1.05 1.86 1.98 2011 1.74 2.09 2.17 3.32 2.21 1.09 1.17 0.93 0.82 0.36 0.39 0.53 2012 1 1.37 0.16 0.05 0.18 -0.26 -0.29 0.63 2.2 0.85 0.47 0.27 2013 1.25 1.32 -0.19 0.02 -0.06 0.05 0.27 0.83 1.06 0.49 0.34 0.51

Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến CPI giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 2.3: Biến động chỉ số CPI giai đoạn năm 2008 – năm 2013

Đơn vị tính: %

Theo số liệu thu thập, CPI của Việt Nam từ năm 2008 tăng 18,89% đến năm 2013 là 6,04%. Trong khoảng thời gian 2008 đến năm 2013, CPI có nhiều biến động.

Năm 2008, CPI tăng chủ yếu là do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng khá mạnh.

Năm 2009, CPI giảm mạnh là do nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Năm 2010, CPI có xu hướng tăng trở lại, và đến năm 2011 mức tăng CPI gần bằng năm 2008.

Năm 2011, CPI diễn biến phức tạp, khi việc tăng cao những tháng đầu năm (lớn nhất vào tháng 4/2011) và giảm dần từ quý II, nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung là lương thực, thực phẩm. Năm 2012, CPI có diễn biến khác thường khi tháng Tết CPI tăng không cao nhưng lại tăng cao nhất vào tháng 9; và giảm vào hai tháng giữa năm (tháng 6 và 7) thay vì giảm vào sau Tết âm lịch. CPI năm 2012 tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 19,89% của năm 2008, mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.

Năm 2012, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh.

CPI năm 2013 có mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua, tăng khoảng 6,04% so với năm 2012. Diễn biến của giá cả, thị trường năm 2013 của Việt Nam cho thấy một số điểm đáng lưu ý như: diễn biến CPI trong năm đã phá vỡ xu hướng biến động giá có tính quy luật là “hai năm nhanh, một năm chậm” đã hình thành ở nước ta trong 9 năm trước đó (2004-2012), sự biến động CPI giữa các tháng trong năm cũng không đột ngột, chênh lệch quá nhiều như những năm trước.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 34)