Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 29)

Qua các đề tài về lạm phát ở Việt Nam, ta thấy, hiện nay, các nghiên cứu đã từng bước sử dụng các mô hình định lượng để đánh giá thực trạng, hơn là nguyên cứu

định tính, từ đó đưa cá dự báo chính xác những biến đổi trong tương lai. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu có bộ dữ liệu còn ít, phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.

Trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 150, Phạm Thế Anh đã công bố nghiên cứu “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam”. Qua đó, ông đã sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle – Granger (1987) và Johansen (1990) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.

Cũng trên tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi, số 10, có một “Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng, đề cập các yếu tố nào đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam, đồng thời chạy mô hình định lượng SVAR để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến lạm phát của tổng yếu tố.

Năm 2012, Trần Thị Thúy Vân đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam trong luận văn thạc sĩ của mình, chủ yếu phân tích tình hình thực tế tại Việt Nam và đưa ra định hướng phát triển kinh tế, các biện pháp kiềm chế tại Việt Nam giai đoạn 2012 -2015.

Nghiên cứu Vương Thị Thảo Bình với luận án tiến sĩ "Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế” đã rút được một số kết luận sau: giá dầu tăng thì lạm phát cũng tăng; tác động của tăng thu nhập danh nghĩa (lương) hay tác động của tăng cung tiền lên biến động lạm phát mạnh hơn tác động của giá dầu lên lạm phát trong giai đoạn lấy mẫu từ kết quả ước lượng mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips.

Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát theo các nghiên cứu khác.

STT Nhân tố Chiều

hướng

Nghiên cứu

01 Tổng sản

phẩm quốc Cùng chiều

“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh

nội (GDP)

Trái chiều “Inflation and Growth” - Stanley Fischer

Cùng chiều

“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh

“Inflation in Pakistan: Money or Wheat?” - Pakistan do Mohsin S. Khan và Axel

Schimmelpfennig

"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình

02 Cung tiền

(M2)

Trái chiều “Nghiên cứu lạm phát tại Việt nam” - Nguyễn

Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam” - Trần Thị Thúy Vân

03 Tỷ giá hối

đoái Cùng chiều “Inflation in Pakistan: Money or Wheat?” -

Pakistan do Mohsin S. Khan và Axel Schimmelpfennig

“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh

04 Lãi suất Trái chiều “Oil prices, inflation and interest rates in a

structural cointegrated var model for the G-7 countries” - Alessandro Cologni and Matteo Manera

05 Tiền lương Cùng chiều

“Moderate Inflation” - Rudiger Dornbusch, Stanley Fischer

"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình

không ảnh hưởng

“Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam” - Phạm Thế Anh

“Key Elements Of Global Inflation” - Robert Anderton, Alessandro Galesi, Marco Lombardi và Filippo di Mauro.

06 Giá dầu thế

giới

Cùng chiều

“Oil prices, inflation and interest rates in a structural cointegrated var model for the G-7 countries” - Alessandro Cologni and Matteo Manera

“Understanding The Inflationary Process In The GCC Region: The Case Of Saudi Arabia And Kuwait” - Maher Hasan and Hesham Alogeel1

"Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế” - Vương Thị Thảo Bình

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)