Định hướng kiểm soát lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 64)

Bắt đầu từ năm 2008, khi nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì mục tiêu tổng quát của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm là “ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát”. Cuối năm 2013, đã có một sự thay đổi trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, khi cụm từ “kiềm chế lạm phát” được thay bằng “kiểm soát lạm phát”, nghĩa là Việt Nam xác định chủ động kiểm soát, chứ không phải là “chạy theo” để giảm tốc độ tăng giá như những năm trước. Đến tháng 6 năm 2014, theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu điều hành năm 2015 được đặt ra là “tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”; theo đó, phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 7%, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6% - 6,2%, GDP bình quân đầu người khoảng 2.200-2.300 USD vào năm 2015, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.. Kiểm soát được lạm phát ổn định sẽ là một nhiệm vụ khó khăn: vì “kỳ vọng” lạm phát trong người dân, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế nước ta, gây biến động tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu,… ảnh hưởng đến chi phí

sản xuất, gây mất cân đối cung - cầu hàng hóa trên thị trường , chính sách tiền tệ phải được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt hướng đến mục tiêu tăng tín dụng khoảng trên dưới 15%/năm…

3.2 Giải pháp về kiểm soát lạm phát tại Việt Nam.

Dựa trên kết quả kiểm định mô hình, định hướng kiểm soát tại Việt Nam, một vài giải pháp đưa ra đối với các nhân tố ảnh hướng đến lạm phát.

3.2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa GDP bền vững.

Những khó khăn đang tồng tại như tồn kho sản phẩm, nợ đọng tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết. Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại, quá trình hoạt động kém hiệu quả của một số doanh nghiệp Nhà nước… đã được chính phủ nhận thấy, tiếp tục thực hiện các chính sách khắc phục. Đổi mới mạnh mẽ việc quản lý đầu tư công, hạn chế và khắc phục cách đầu tư phục vụ nhóm lợi ích; thu hẹp tối đa lối đầu tư mang tính đầu cơ, trục lợi, theo phong trào. Tiếp tục tập trung triển khai tái cơ cấu khối doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công với quy mô và cường độ lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo tin tưởng của các nhà đầu tư vào cơ quan quản lý; từ đó, giúp tăng trưởng kinh tế ổn định, xóa bỏ kỳ vọng lạm phát cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. Đây là loại lạm phát mà có thể không giảm nhanh chóng thậm chí khi các yếu tố gây lạm phát ban đầu đã biến mất.

Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao; thay đổi về chất từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu tư…) nhằm tận dụng dòng vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ vào Việt Nam định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, loại bỏ những dự án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu… cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng DN trong nước;

tránh nóng vội tăng trưởng nhanh bằng cách lạm dụng yếu tố tiền tệ, thiếu sự kiểm soát để dẫn tới lạm phát cao.

Có giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất, tỷ lệ hàng tồn đọng cao của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí… hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đảm bảo chi phí sản xuất hợp lý, không gây lạm phát.

3.2.2 Kiểm soát cung tiền.

Ngân hàng Nhà nước cần thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm cung tiền và kiềm chế lạm phát: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau); Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi (Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng Nhà nước để chiết khấu; việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn), hạn chế tín dụng. Ngân hàng Nhà nước ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền đề bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, để làm giảm lượng tiền cung ứng thì ngân hàng Nhà nước sẽ bán các chứng khoán ngắn hạn, bán ngoại tệ, phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế

Ngoài ra, một biện pháp để khắc phục tình trạng tăng cung tiền, gây lạm phát: chính phủ sử dụng biện pháp thắt chặt chi tiêu của mình như giảm cầu tiêu dùng của chính phủ, làm giảm sự tăng nhanh của tổng cầu. Điều này sẽ làm giảm mức chi tiêu thường xuyên của Ngân sách Nhà nước: đảm bảo kỷ luật ngân sách, kiên quyết giảm dần thâm hụt ngân sách qua các năm; tránh trường hợp thâm hụt ngân sách cao qua nhiều năm và sử dụng không hiệu quả các khoản chi tiêu công. Chính phủ cần kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu công, lãng phí như: mua sắm xe công, xây trụ sở cơ quan công quyền… Giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách.

3.2.3 Kiểm soát tỷ giá.

Để kiềm chế lạm phát Chính phủ cần có biện pháp ổn định tỷ giá trên nguyên tắc: điều hành tỷ giá linh hoạt sát với giá thị trường, không nên phá giá đồng tiền thả nổi tỷ giá hối đoái.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ, để tỷ giá phản ánh đúng giá trị của nó.

Giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng.

Thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá...

Giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VNĐ và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VNĐ, để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VNĐ, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều hối, du lịch...

Thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ.

3.2.4 Kiểm soát lãi suất.

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng Nhà nước là ổn định giá trị đồng tiền thông qua việc kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước để đạt được mục tiêu tôn chỉ đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động của biến lãi suất lên lạm phát. Muốn giảm lạm phát ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ lãi suất. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua tình hình lãi suất biến động rất mạnh do

các ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn huy động, đẩy mặt bằng lãi suất lên rất cao. Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách can thiệp như áp trần lãi suất đã góp phần kéo mặt bằng lãi suất giảm xuống. Như vậy, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ diễn biến lãi suất để hạn chế lạm phát tăng trở lại.

Về điều hành lãi suất của Chính phủ: Lãi suất là giá cả của vốn, là chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Việc điều hành lãi suất phải linh hoạt, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát vừa kích thích tăng trưởng kinh tế, không để lãi suất quá cao đẩy chi phí sản xuất tăng cao, dẫn đến mức lạm phát không mong muốn. Do đó, điều hành lãi suất theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và cho vay để thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa với giá thành hạ sẽ tạo điều kiện kéo giảm giá cả thị trường xuống và tác động giảm lạm phát. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chính sách trần lãi suất cho vay hợp lý để giúp giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.5 Giá dầu thế giới.

Nhất quán điều hành kinh doanh xăng xăng dầu, đặc biệt điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng; góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới do giá xăng dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực; thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu và điều chỉnh tăng giá bán lẻ trong nước hợp lý, đảm bảo giá xăng dầu trong nước phản ánh được xu hướng giá thế giới.

Kết luận chương 3

Chính phủ lúc nào cũng muốn xây dựng nền kinh tế nước mình có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, Trong thực tế điều kiện đất nước còn nhiều bất cập khó khăn, hoạt động của nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong và

ngoài nước. Nhưng lạm phát cao sẽ triệt tiêu những thành quả của tăng trưởng, sẽ gây khó khăn cho đời sống xã hội, làm cho tăng nguy cơ bất ổn. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững nhất thiết phải kiểm soát lạm phát, chính phủ sẽ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách thông minh, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới.

KẾT LUẬN: Trình bày lại các kết quả nghiên cứu chính

Luận văn với đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt

Nam” đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về biến động lạm phát

Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích các chỉ

số kinh tế vĩ mô, phân tích định lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến lạm

phát tại Việt Nam, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng các nhân tố tích cực và

hạn chế các nhân tố tiêu cực, giải pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam.

Thảo luận và nêu ra các bất hợp lý

Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về lạm phát, các nhân tố tác

động đến lạm phát. Nhìn chung, nội dung được đề cập phù hợp với mục tiêu, đối

tựợng và phạm vi nghiên cứu. Đây là cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh cho việc tiếp cận các vấn đề tiếp theo.

Trên cơ sở khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam, các biến động của trong giai đoạn 2008 – 2013 của các nhân tố vĩ mô, bằng những dữ liệu thu thập được, nghiên cứu đã phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam thông qua việc đánh giá mô hình hồi quy.

Với định hướng và mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian sắp tới: chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nghiên cứu đề xuất những giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân

tố tiêu cực ảnh hưởng đến lạm phát, đồng thời đưa ra giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện từ phía Chính phủ và ngân hàng Nhà nước.

Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế trong việc thu thập số liệu nên phạm vi mẫu nghiên cứu nhỏ. Dữ liệu chạy mô hình được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, các tổ chức trong và ngoài nước, chưa đảm bảo được tính thống nhất trong quan điểm về các chỉ số kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình thực nghiệm, chạy mô hình hồi quy mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và giá dầu, cung tiền. Hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nhận biết đươc các nhân tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Gregory Mankiw. Nguyên lý kinh tế học. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Nguyễn

Đức Thành, Phạm Thế Anh và nhóm giáo viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2003. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng (2013). Nghiên cứu lạm phát tại Việt

Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính

TP.HCM

3. Nguyễn Thị Kim Thanh 2010. Chính sách lãi suất: từ lý thuyết đến thực tế. Báo

Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 27 tháng 4 năm 2010.

4. Trần Thị Thúy Vân 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt

Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh Tế Tp.HCM.

5. Phạm Thế Anh 2014. Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam. Tạp

chí Kinh tế và Phát triển, số 150.

6. Vương Thị Thảo Bình, "Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế”. Luận văn tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh Tế quốc dân.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Alessandro Cologni and Matteo Manera 2005. Oil prices, inflation and interest

rates in a structural cointegrated var model for the G-7 countries. Selected Works of Matteo Manera

2. Maher Hasan and Hesham 2008. Understanding The Inflationary Process In The

GCC Region: The Case Of Saudi Arabia And Kuwait. IMF Working Paper

3. Milton Friedman 1956. The Quantity Theory of Money: A restatement. Studies in

Quantity Theory.

4. Mohsin S. Khan và Axel Schimmelpfennig 2006. Inflation in Pakistan: Money or

5. Robert Anderton, Alessandro Galesi, Marco Lombardi và Filippo di Mauro 2009.

Key Elements Of Global Inflation . The University of Nottingham.

6. Rudiger Dornbusch, Stanley Fischer 1991. Moderate Inflation. Nber Working

Paper Series.

PHỤ LỤC 1

Kết quả kiểm định tính dừng các yếu tố tác động đến lạm phát tại việt nam giai đoạn năm 2008 - năm 2013.

Null Hypothesis: D(LCPI) has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=5)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.765155 0.0101

Test critical values: 1% level -3.769597

5% level -3.004861

10% level -2.642242

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Null Hypothesis: D(LGDP,2) has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 2 (Automatic based on SIC, MAXLAG=5)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -28.20952 0.0000

Test critical values: 1% level -3.831511

5% level -3.029970

10% level -2.655194

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Null Hypothesis: D(LM2) has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=5)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.720644 0.0111

Test critical values: 1% level -3.769597

5% level -3.004861

10% level -2.642242

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Null Hypothesis: D(LEX) has a unit root

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)