Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến với nhau, từ kết quả hồi quy của mô hình VAR, tác giả tiến hành tiến hành phân tích xung lực Impulse Respones (Phụ lục 3). Kết quả phân tích được trình bày cho thấy bằng chứng rằng:
CPI chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến động của biến GDP với biên độ rộng và kéo dài nhiều độ trễ. Sau 3 quý, CPI sẽ tăng mạnh do cú sốc của GDP. Sau đó, CPI sẽ giảm dần và giảm mạnh nhất vào giữa năm thứ 2.
Phân tích phản ứng xung về tác động của cú sốc cung tiền M2 lên CPI cũng cho thấy, tác động này diễn ra tức thì (trong 2 quý đầu tiên) vả trở lại bình thường vào quý thứ 3. Sau đó, tác động này dường như không đáng kể.
Một cú sốc tăng trong tỷ giá EX sẽ làm lạm phát – CPI tăng trong ngắn hạn, tác động mạnh nhất vào quý 2, nhưng vào quý sau, lạm phát – CPI sẽ giảm.
Một cú sốc tăng lãi suất sẽ làm lạm phát - CPI tăng lên mạnh nhất vào quý thứ 2. Nhưng sau đó, mức giá CPI lại bắt đầu giảm và giảm mạnh nhất vào quý thứ 5. Sau hai năm, cú sốc sẽ bị hấp thụ hết. Những tháng đầu năm 2011, trong tình hình cạnh
tranh gay gắt, các ngân hàng đã phá rào, nâng cao lãi suất huy động tình hình đua lãi suất huy động. Hơn nữa, khi lãi đầu vào cao thì sẽ làm cho lãi suất cho vay tăng theo, lãi suất được lập ở mức quá cao vượt sức chịu đựng của nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu về vốn, đẩy chỉ phí sản xuất tăng cao, gây lạm phát. Sau đó, bằng các biện pháp hành chính, Chính phủ quy định một mức lãi suất trần cho hệ thống ngân hàng thương mại. Quý 1 năm 2012, chính phủ lại tiếp tục hạ trần lãi suất huy động để kiểm soát lạm phát.
Ngược lại, một cú sốc tăng giá dầu sẽ làm lạm phát - CPI giảm vào quý thứ 2. Nhưng sau đó, mức giá CPI lại bắt đầu tăng và tăng mạnh nhất vào quý thứ 4. Sau một năm, cú sốc sẽ bị hấp thụ hết.