Phân tích mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 62)

Để phân tích mức độ tác động giữa các biến trong 04 quý và 08 quý của các biến CPI, GDP, M2, EX, R OIL; từ kết quả hồi quy của mô hình VAR, tác giả tiến hành phân tích phương sai Variance Decomposition (Phụ lục 4).

Bảng 2.13: Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý và sau 8 quý.

Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý Tác động giải thích lạm phát sau 8 quý CPI 64,56 63,74 GDP 19,78 19,64 M2 10,54 10,32 EX 2,63 2,85 R 0,91 1,77 OIL 1,57 1,66

Từ bảng kết quả, các nhân tố giải thích cho lạm phát qua 4 quý lần lượt xếp theo thứ tự mức độ giải thích:

CPI giải thích được lạm phát ở mức 64,56% tức lạm phát của các quý trước và kỳ vọng lạm phát của người dân ảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phất sau 4 quý. Phần lớn nguyên nhân gây ra tăng trong chỉ số giá tiêu dùng là đến từ chính bản thân nó. Trong tình huống này có thể giải thích là do mức kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam quá cao. Sức ỳ và kỳ vòng của người dân vào lạm phát là nguyên nhân quan trọng nhân gây ra lạm phát. Tại Việt Nam, lạm phát luôn ở mức cao và bất ổn kinh tế vĩ mô thời gian (2008 – 2009) đã làm giảm lòng tin của người dân vào sự điều hành chính sách của chính phủ cũng như hiệu quả mà chính sách sẽ mang lại, càng kỳ vọng lạm phát tăng góp phần tạo ra áp lực gia tăng lạm phát (lạm phát sinh ra lạm phát).

Tiếp theo sau đó là GDP (19,78%), cung tiền M2 (10,54%), EX (2,63%), OIL (1,57%) và cuối cùng là R (0,91%).

Sau 8 quý, các nhân tố giải thích cho lạm phát qua đã có dự thay đổi thứ tự mức độ giải thích giữa 02 biến OIL (1,66%) và R (1,77%).

Kết luận chương 2:

Chương 2 giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam, với các chỉ số kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, nội dung của chương 2 đề cập việc đo lường các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam thông qua mô hình Tự hồi quy Vecto (Var) với các dữ liệu thu thập được từ các tổ chức chính phủ, tổ chức nước ngoài, báo cáo kinh tế xã hội hằng năm. Ngoài ra, tác giả đã trình bày nguồn gốc, cách thức lấy cơ sở dữ liệu phục vụ cho mô hình, các bước tiến hành chạy mô hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy: có các yếu tố tác động đến biến lạm phát, giống với quá trình phân tích cơ sở lý thuyết chương 1. Và đây là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố lên lạm phát cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và các nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế tại Việt Nam. Thông qua mô hình, với việc xem chỉ số giá tiêu dung CPI là đại diện cho lạm phát trước những của sốc của nền kinh tế, với kết quả định lượng ta thấy bất cứ sự biến động nào của nên kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến lạm phát.

Việc đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng quả không dễ dàng. Trong vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm chính về tình hình kinh tế Việt Nam, Chính phủ và Ngân hang Nhà nước phải có những giải pháp để kiểm soát lạm phát.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 62)