Những khó khăn đang tồng tại như tồn kho sản phẩm, nợ đọng tăng cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết. Vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại, quá trình hoạt động kém hiệu quả của một số doanh nghiệp Nhà nước… đã được chính phủ nhận thấy, tiếp tục thực hiện các chính sách khắc phục. Đổi mới mạnh mẽ việc quản lý đầu tư công, hạn chế và khắc phục cách đầu tư phục vụ nhóm lợi ích; thu hẹp tối đa lối đầu tư mang tính đầu cơ, trục lợi, theo phong trào. Tiếp tục tập trung triển khai tái cơ cấu khối doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công với quy mô và cường độ lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo tin tưởng của các nhà đầu tư vào cơ quan quản lý; từ đó, giúp tăng trưởng kinh tế ổn định, xóa bỏ kỳ vọng lạm phát cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. Đây là loại lạm phát mà có thể không giảm nhanh chóng thậm chí khi các yếu tố gây lạm phát ban đầu đã biến mất.
Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao; thay đổi về chất từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu tư…) nhằm tận dụng dòng vốn FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ vào Việt Nam định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, loại bỏ những dự án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu… cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI lên cộng đồng DN trong nước;
tránh nóng vội tăng trưởng nhanh bằng cách lạm dụng yếu tố tiền tệ, thiếu sự kiểm soát để dẫn tới lạm phát cao.
Có giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất, tỷ lệ hàng tồn đọng cao của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí… hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đảm bảo chi phí sản xuất hợp lý, không gây lạm phát.