Chất liệu thể hiện hình tƣợng rồng

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 52)

6. Bố cục của kháo luận

2.1.2. Chất liệu thể hiện hình tƣợng rồng

Đất nƣớc ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thƣờng có mƣa to gió lớn nên nhiều công trình kiến trúc dễ bị phá hoại bởi mối mọt, gió bão. Đồng thời lại là một xứ phải liên tục chịu sự phá hoại của chiến tranh xâm lƣợc vô cùng tàn ác… mà văn hóa là một trong những đối tƣợng tàn phá và xâm lƣợc của kẻ thù. Ở thế kỷ XIII quân Mông Nguyên đã đốt phá kinh thành Thăng Long đến nỗi khi nhà Trần chiến thắng, vừa trở về phải ở trong nhà của lính thị vệ. Đầu thế kỷ XV, quân Minh ngay trƣớc lúc xuất quân và khi đã “bình định” đƣợc nƣớc ta, luôn làm theo sắc quyền của vua Minh: “Khi thấy An Nam có sách vở gì…và các loại bia mà sứ ấy lập ra thì một mảnh, một chữ hễ trông thấy là phải lập tức phá hủy, chớ để sót lại”. Vì thế những công trình kiến trúc còn xót lại rất ít và nếu có thì chủ yếu đƣợc làm bằng chất liệu bền vững nhƣ đá, đất nung và gỗ. Và thời kỳ Lý - Trần cũng vậy, các hình tƣợng rồng còn xót lại trong các công trình kiến trúc chủ yếu làm bằng các chất liệu nhƣ trên. Trong đó:

Nhà Lý có: hình rồng ngậm ngọc làm bằng đất nung ở khu vực Thăng Long [Hình 3]; các hình rồng chạm đá ở chùa Phật Tích [Hình 4], tháp Chƣơng Sơn [Hình 5] …

Nhà Trần có: hình rồng làm bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long [Hình 11]; hình hai rồng chầu dâng ngọc đƣợc chạm gỗ ở cánh của chùa Phổ Minh – Nam Định [Hình 15], chùa Thái Lạc [Hình 9], chùa Bối Khê [Hình 11]; hình rồng chạm đá ở bậc tiền đƣờng của chùa Phổ Minh [Hình 14] …

Nhƣ vậy, căn cứ vào những di vật và di tích còn thấy thì chất liệu để làm nên hình tƣợng rồng trong các công trình mỹ thuật thời Trần phong phú hơn thời Lý. Và do mỗi chất liệu cần một kỹ thuật thể hiện riêng nên khi chất liệu mở rộng thì kỹ thuật cũng phong phú hơn. Tất nhiên, ngay trong một chất liệu, do yêu cầu thẩm mỹ của mỗi thời khác nhau, cũng đòi hỏi những kỹ

thuật khác nhau. Những điều trên sẽ góp phần dẫn đến phong cách nghệ thuật khác nhau của mỹ thuật thời Lý - Trần cũng nhƣ sự khác nhau về hình tƣợng rồng qua hai thời kỳ này.

2.2. HÌNH TƢỢNG RỒNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ LÝ TRẦN (XI - XIV)

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)