6. Bố cục của kháo luận
2.1.1. Về môtíp rồng
Rồng với tƣ cách là mô típ trong mỹ thuật truyền thống Việt gồm những mô típ phổ biến nhƣ sau:
- Rồng chầu lá đề
Theo truyền thuyết Phật giáo, thái tử Siddhartha sau nhiều năm ép xác vẫn không đắc đạo đã từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh. Sau đó, dƣới gốc cây lớn trên bờ sông Neranjara, ngoại vi thành phố Gaia, ngồi thiền tịnh tập trung suy nghĩ và đạt đến cái nhìn minh triết với vấn đề đau khổ của con ngƣời. Siddartha giác ngộ và trở thành Đấng giác ngộ toàn năng (Buddha). Cái cây ngƣời ngồi thiền và đắc đạo là cây Boddhi (bồ đề) hay còn gọi là cây Minh Triết.
Từ đấy, hình ảnh cây bồ đề trở thành biểu trƣng gắn với ý nghĩa đánh dấu sự kiện Đại giác của Đức Phật. Khi ngài nhập niết bàn, cây bồ đề là một trong bốn địa điểm đầu tiên đƣợc giành để tƣởng niệm ngài. Trong các chùa, tháp Phật giáo hình ảnh lá bồ đề đƣợc sử dụng rộng rãi với các biến tấu linh hoạt. Rồng chầu lá đề mang ý nghĩa đề cao giác ngộ của Phật giáo.
Lá đề cách điệu thể hiện chính diện đƣợc chạm trang trọng, chính giữa trở thành họa tiết trọng tâm. Hai rồng trong tƣ thế nhìn nghiêng đƣợc bố cục đối xứng chầu vào hình lá đề. Các dải xoắn đan xen xung quanh hình rồng gợi liên tƣởng đến đám mây. Với mô típ này, rồng gợi về uy lực Đại giác của đức
Phật. Mô típ rồng chầu lá đề thƣờng xuyên đƣợc chạm trong các di tích Phật giáo. Tiêu biểu là di tích Hoàng thành Thăng Long. [Hình 2]
- Hình rồng và hoa dây
Rồng cuốn tròn tạo thành một họa tiết trọng tâm, các nhịp uốn của thân rồng nhịp nhàng chia thành các khoảng thay đổi, tựa nhƣ hình một bông hoa với nhị hoa là đầu rồng, xung quanh là hình hoa dây chạy vòng tròn. Ví dụ nhƣ chạm đá ở tháp Chƣơng Sơn ở Yên Lợi - Ý Yên - Nam Định. [Hình 5]
- Rồng chầu dâng ngọc
Hai hình rồng đối xứng nhau trong bố cục lá đề, hay hình chữ nhật… Rồng lƣợn từ trên xuống, đầu ngóc lên hàm dƣới đỡ một hình tròn tƣợng trƣng cho viên ngọc. Cũng có khi đƣợc kết hợp với họa tiết mây và các dải xoắn ốc. Ví dụ nhƣ hình rồng ngậm ngọc làm bằng đất nung thời Lý ở di tích Hoàng thành Thăng Long. [Hình 3]
Đôi khi hai hình rồng chầu dâng ngọc làm trọng tâm, phía ngoài lại có một đôi rồng khác lƣợn từ dƣới ngóc đầu lên đỡ ngọc chầu kế tiếp vào hình hai rồng chầu dâng ngọc ở trong. Ví dụ nhƣ chạm gỗ chùa tháp Phổ Minh – Nam Định. [Hình 15]
- Rồng chầu mặt trời
Bố cục tròn, hoặc bán nguyệt, hay dạng hình chữ nhật… Ở bố cục tròn, hình hai rồng chạy nối tiếp nhau, đầu rồng chầu vào hình tròn tƣợng trƣng cho mặt trời. Ví dụ hình rồng chạm đá ở trần tháp Phổ Minh - Nam Định.
Về hoa văn mặt trời, theo PGS.TS Trần Lâm Bền [5], mặt trời tồn tại trong nhận thức của ngƣời Việt và đƣợc biểu hiện ra nhiều dạng khác nhau. Thí dụ nhƣ hình tƣợng đến năm vân xoắn - chùa Phật Tích, Bắc Ninh (Thế kỷ XI). Hay vòng trò nhỏ ở tâm có chấm hỏi nhƣ trên bia chùa Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Tây (năm 798). Thời Lý, Trần mặt trời còn đƣợc nghĩ là các dạng hoa cúc cách điệu nhỏ ở trung tâm hoa dây, hay giữa lòng cánh sen. Đôi
khi hình rồng chầu mặt trời còn đƣợc diễn tả một hình thức khá đặc biệt, thí dụ nhƣ đôi rồng chầu vào một hợp thể gồm chú bé ngồi trên lƣng một con hƣơi. Trong tâm thức của ngƣời Việt thì hƣơi và ngựa vốn ở đồng cỏ, khi con vật có bộ lông màu lửa này lƣớt chạy, nó nhƣ biểu tƣợng của ánh sáng. Do vậy, ngƣời ta xem nó nhƣ vật chuyên trở mặt trời hay nhƣ một gợi ý về mặt trời vậy.
- Rồng ổ, rồng đàn
Rồng ổ: Gia đình nhà rồng gồm rồng lớn, bé đùa giỡn với nhau, rồng mẹ âu yếm con, quấn quýt bên rồng con. Hoặc có khi là một ổ rồng xoắn xít lấy nhau, ẩn hiện sau những tia lửa mạnh mẽ. Ngƣời ta tìm thấy trụ đá dƣới dạng rồng ổ để đỡ sen tại chùa Phật Tích. Hình thức rồng ổ lớn nhất trong thiên tỉnh của chùa Phật Tích. Cách tạo hình rồng ổ thƣờng là thể hiện các khúc theo tầng lớp ẩn hiện nhƣ khúc nọ chui đầu khúc kia. Nhƣ vậy, vừa gợi đƣợc hiệu quả không gian vừa gợi về hình thức rồng ổ. [Hình 4]
Rồng đàn: Cũng tƣơng tự nhƣ mô típ rồng ổ nhƣng đƣợc thể hiện rất nhiều thành cả đàn rồng để thể hiện ƣớc mơ về một cuộc sống đoàn tụ, phồn thịnh, tƣơng tự nhƣ tranh đàn gà, lợn trong tranh dân gian Đông Hồ. Ví dụ nhƣ đình bia chùa Long Đọi.
Trên đây là những mô típ rồng phổ biến nhất ở thời Lý - Trần. Sự xuất hiện các mô típ nói trên trong trang trí mỹ thuật tùy thuộc vào từng giai đoạn. Bởi lẽ, các mô típ trong nghệ thuật tạo hình nảy sinh từ chính nội dung của cuộc sống. Tinh thần đề cao Phật giáo dƣới thời Lý đã dẫn đến các mô típ rồng trong trang trí mỹ thuật giai đoạn này thƣờng liên quan đến đạo Phật nhƣ: Rồng chầu lá đề, rồng cuốn trong lá đề… Thời Trần vẫn tiếp tục tinh thần thời Lý nhƣng cũng xuất hiện thêm yếu tố mới nên có các mô típ: Rồng chầu dâng ngọc, rồng chầu mặt trời…