6. Bố cục của kháo luận
2.2.2.1. Đặc điểm lịch sử và mỹ thuật thời Trần
Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đƣờng suy yếu. Các vua lên ngôi khi còn bé nhƣ vua Lý Anh Tông làm vua khi 5 tuổi, Lý Cao Tông 2 tuổi… Quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trƣớc tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ, nạn cát cứ lại xảy ra góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dƣơng, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và Nam Hƣng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát đƣợc Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai, nên ông đã nhƣờng ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh (1225), còn mình lên làm Thái Thƣợng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành trong tay triều đình đều nằm trong tay viên quan đại diện cho họ Trần là Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Cuối cùng ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu (11/1/1226) dƣới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhƣờng ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Triều Trần chính thức đƣợc thành lập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nƣớc từ 1226 đến 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng: nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý.
Dƣới triều đại nhà Trần, ý thức dân tộc ngày càng đƣợc khẳng định. Nhà Trần thay thế nhà Lý, ổn định trật tự trong nƣớc, các phe phái đối kháng
đã bị thu phục. Bộ máy chính quyền đƣợc xây dựng có hệ thống từ trung ƣơng tới các địa phƣơng.
Trong thời kỳ này, Nho giáo tuy chƣa phát triển mạnh nhƣ Phật giáo, nhƣng với cơ sở từ thời Lý sang thời Trần, nhà Trần lúc này cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử, lựa chọn nho sĩ có tài. Nhiều nhân tài đƣợc đào tạo trong thời Trần nhƣ: Chu Văn An, Lê Văn Hƣu, Trƣơng Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sƣ Mạnh … và chữ Nôm ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến rộng rãi hơn. Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo vẫn đƣợc phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý. Trong bài tựa Thiên Tông chỉ Nam, Trần Thái Tông viết: “Cái phương tiện để mở lòng mê muội, con đường tắt để rõ lẽ sinh tử ấy là đại giáo của đức Phật. Làm cán cân cho hậu thế, làm khuôn phép cho tương lai, ấy là trọng trách của tiên thánh… Nay trẫm không thể lấy trách nhiệm của tiên thánh làm trách nhiệm của mình, lấy lời dậy của đức Phật làm lời dậy của mình”. Phật giáo thời Trần đã phát triển trong sự dung hòa nhƣ vậy đối với Nho giáo. Mặt khác ở thời Trần còn có phái Thiền Trúc Lâm do ngƣời Việt Nam sáng lập với ba vị tổ là: Trần Nhân Tông mở đầu – ông vua từng có công lớn trong việc chống quân Nguyên; sau đó là các tổ Pháp Loa và Huyền Quang kế tục. Phật giáo ngày càng hoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian. Nhiều chùa tháp vẫn đƣợc xây dựng trong các làng xã tuy nhiên quy mô không lớn nhƣ thời Lý.
Về kinh tế, nhà nƣớc chú trọng khuyến khích phát triển nông nghiệp. Quân đội nhà Trần vẫn đƣợc tổ chức theo chế độ "ngụ binh ƣ nông" để góp thêm lực lƣợng sản xuất nông nghiệp. Kinh tế thành thị cũng song song phát triển kéo theo sự thịnh vƣợng của kinh tế hàng hoá, giao thông… Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho nhà nƣớc phong kiến thời Trần ngày một vững mạnh hơn. Cũng trong thời gian này, ở phƣơng Bắc đế quốc phong kiến Mông Cổ đang phát triển mạnh và tìm cách bành trƣớng thế lực ra nƣớc
ngoài. Ở châu Âu, Mông Cổ đã chiếm từ bờ biển Thái Bình Dƣơng tới Hắc Hải, thậm chí đến cả Đại Tây Dƣơng. Năm 1271, chúng chiếm đƣợc Trung Quốc lập ra triều đại nhà Nguyên. Sau đó chúng có ý đồ chiếm Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. Suốt từ 1258 đến 1285, 1287 chúng đã 3 lần đem quân đánh chiếm Đại Việt song cả 3 lần đều thất bại nặng nề. Chiến thắng Mông Nguyên một lần nữa đã khẳng định truyền thống yêu nƣớc và ý chí của dân tộc ta. Đồng thời đƣa uy tín và ảnh hƣởng của nƣớc ta lên cao hơn. Mặt khác, trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Chế độ nông nô, nô tì tan rã, dần dần biến các nông nô thành những ngƣời nông dân tự do. Nhà nƣớc chú ý hơn tới việc nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.
Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hƣởng tới sự phát triển mỹ thuật của thời Trần và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dân gian phát triển, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mỹ thuật thời Trần.
Tuy nhiên, kế tiếp ngay sau nhà Lý nên khi bắt đầu đƣợc thành lập, nhà Trần đã thừa hƣởng toàn bộ gia sản văn hoá thời nhà Lý nhất là về mặt kiến trúc. Mãi đến sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông, kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề và đến năm 1289 nhà Trần mới cho xây dựng lại kinh đô. Các công trình kiến trúc từ thời Lý nhƣ tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại sừng sững và đẹp đẽ. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý là cơ sở, nền móng cho mỹ thuật thời Trần phát triển. Mỹ thuật có sự thay đổi về phong cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. Tuy vậy, cũng không thể có ngay một phong cách khác, mà cần có thời gian. Sự chuyển biến về phong cách sẽ diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý. Điều này có thể thấy rõ qua một số tác phẩm và hình tƣợng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạm khắc, trang trí. Những đề tài, hình tƣợng nghệ thuật ít có sự thay đổi. Trong chạm khắc ta lại gặp những nội dung đề tài
quen thuộc. Đó là sóng nƣớc, rồng, hoa sen, hoa văn tay mƣớp, phƣợng, ngƣời chim, mây, mặt trời…. Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất. Hoa văn sóng nƣớc vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng nhƣ thời Lý.
Nhìn chung những chạm khắc, trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tƣởng tƣợng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta. Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mỹ thuật thời Trần. Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mỹ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộc đậm đà của ngƣời Việt, mặc dù thời gian có thay đổi. Nói nhƣ vậy cũng không có nghĩa là đồng nhất mỹ thuật thời Lý và thời Trần, mà trên cở sở tinh hoa văn hoá thời Lý, mỹ thuật thời Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội có nhiều biến thiên khác với thời Lý. Do đó bên cạnh việc kế thừa về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời Trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm mỹ thuật đặc sắc và mang một phong cách riêng. Mặc dù vậy, mỹ thuật thời Trần vẫn mang đậm nét dân tộc.
2.2.2.2. Một số hình tượng rồng trong công trình kiến trúc thời Trần
Hình tƣợng rồng thời Trần kế thừa hình tƣợng rồng thời Lý nhƣng mang tính chất khỏe khoắn phóng khoáng và hiện thực hơn [Hình 7]. Nếu nhƣ vào thời Lý chúng ta chƣa phát hiện đƣợc tƣợng tròn rồng nào thì tƣợng rồng thời Trần đã tìm đƣợc ở một số nơi trên vị trí của thành bậc nhƣ lăng mộ, thành quách và chùa chiền.
Giai đoạn đầu thời Trần hình tƣợng rồng vẫn gắn liền với cung đình. Hình rồng chỉ có mặt ở các phủ của vua và thƣợng hoàng, hay lăng mộ của vua hoặc những ngôi chùa vua đến tu hành. Nhƣng đến cuối thế kỷ XIV, hình ảnh con rồng đã có mặt trong một số kiến trúc dân gian, chẳng hạn nhƣ hình rồng đƣợc điêu khắc trên gỗ của chùa Thái Lạc ở Hƣng Yên, chùa Bối Khê ở
Hà Tây, v.v. Thời Trần rồng không chỉ xuất hiện nhƣ một đồ án trang trí ở nơi trang nghiêm nhƣ bệ tƣợng diềm bia, mà còn đƣợc làm trên thành bậc thềm ở chùa Phổ Minh (Nam Định), lăng An Sinh (Đông Triều).
Về mặt cấu trúc hình tƣợng rồng thời Trần cơ bản vẫn là những phần ta đã thấy ở rồng thời Lý, tuy nhiên cũng có những thay đổi. Ở một số hiện vật nhƣ lá gỗ gió chùa Thái Lạc rồng có thân uốn với những đƣờng cong tròn nối nhau. Vây lƣng rồng vẫn đƣợc thể hiện, đôi khi vây đƣợc chia làm hai tầng. Mào lửa kéo dài ở phần môi trên của rồng - một đặc điểm riêng của rồng Việt Nam so với rồng Trung Hoa tuy nhiên nó không dài và xoắn xuýt nhƣ rồng thời Lý. Vào giai đoạn cuối nhà Trần, trên hình rồng, mào lửa này đã đƣợc rút ngắn, đôi khi chỉ còn gợi lên chút ít. Chi tiết hoa văn hình chữ S và hoa văn ô - mê - ga của rồng Lý gợi về ý nghĩa của sự cầu mong mƣa thuận gió hòa chỉ còn thấy hiếm hoi vào thời nhà Trần và đó là trƣờng hợp hình rồng đƣợc trang trí trên bia chùa Khánh Lâm. Thay vào đó rồng thời Trần thêm cặp sừng và đôi tai, thân hình mập mạp chắc khỏe và có chân ngắn hơn so với rồng thời Lý. Do đó, nhìn toàn bộ tinh thần rồng thời Trần dƣờng nhƣ muốn thể hiện vẻ uy nghi đƣờng bệ lẫm liệt hơn.
Bố cục rồng thời Trần khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh những đồ án rồng uốn lƣợn hình sin cuộn khúc “thắt túi” nhƣ kiểu rồng thời Lý thì ta con bắt gặp các đồ án rồng khác. Ở đồ án hai hình rồng chầu dâng ngọc ở chùa Thái Lạc, rồng chầu mặt trời ở tháp Phổ Minh,… ta có thể nhận thấy nhịp uốn khúc của thân rồng có sự thay đổi. Nó không mang tính đều đặn nhịp nhàng nhƣ thân hình rồng thời Lý mà có chỗ kéo dài ra thành nhịp lớn. Cách tạo hình nhƣ vậy tạo cho thân rồng thời Trần cảm giác mạnh mẽ và gợi cảm. Về mặt bố cục, một đƣờng lƣợn chia bệ làm ba phần, hai rồng ở giữa lƣợn từ trên xuống chầu vào viên ngọc, còn hai bên đối xứng nhau với hai hình rồng khác lƣợn từ dƣới lên rồi cùng quay đầu vào chầu.
Hình rồng thời Trần gợi cảm giác động không chỉ bởi sự phân khoảng nhịp uốn của thân nhƣ đã trình bày ở trên, mà còn do cách tạo hình độc đáo của tƣ thế đầu và chân: “Có con đầu quay ngoắt lên, có con trong dáng như đang ngoảnh lại. Thân rồng là một đường lượn khoáng đạt. Các chi tiết bờm, sừng, chân, đuôi… mỗi cái một hướng, nhưng tựu chung chúng lại thống nhất trong một bố cục tạo vẻ động” [7; tr.3]. Các chi tiết này thể hiện rõ nhất ở chùa Bối Khê với với hình ảnh trên nóc hay các đầu bẩy ở trong và ngoài hiên đều có chạm hình ảnh rồng và đều mang phong cách của rồng thời Trần với má to mập phủ kín vây kép, mắt mở to mày cong, mào mập, tai xoáy cách điệu mang có nhiều lớp xoáy chồng lên nhau, bờm to, khỏe cuộn ngửa lên trên, sừng cong [Hình 11, 12 và 13].
Rồng thời Trần trong bố cục tròn vừa có sự kết hợp của rồng thời Lý vừa có những yếu tố mới. Nó trở nên sinh động hơn từ dáng đi cho đến cách sắp xếp phân khoảng, chẳng hạn nhƣ hình rồng trên trạm đá tháp Phổ Minh.
Một số hình rồng có niên đại từ cuối thế kỷ XIII sang đầu thế kỷ XIV, nhƣ trƣờng hợp chùa Phổ Minh có xuất hiện tai thú, con rồng còn đƣợc gắn thêm cặp sừng. Điều này gợi cho các nhà nghiên cứu suy luận rằng yếu tố Trung Hoa du nhập, và thƣờng nơi tiếp thu đầu tiên là các kiến trúc có liên quan đến tầng lớp thống trị và nho sĩ :“Vì mãi cho đến cuối thế kỷ XIV, yếu tố thú vẫn chưa phổ biến trên các con rồng của chùa làng như chùa Thái Lạc” [8; tr.53].
Trên nền phù điêu trong trang trí hình rồng cuối thế kỷ XIV, ta bắt gặp những họa tiết mây cách điệu. “Bức rồng chầu dâng ngọc chạm gỗ chùa Thái Lạc thể hiện rồng ẩn trong mây, hay còn gọi rồng có mây án thân là một trong những hình thức thể hiện rồng độc đáo của thời này. Thân và một phần đuôi rồng lản dưới đám mây, đầu rồng trong tư thế ngóc, vươn lên rất đẹp. Tuy là trang trí trên nền phẳng, song do cách bố trí lớp như vậy mà gợi ra
chiều sâu, yếu tố không gian. Cách làm này mở đầu cho một phong cách thịnh hành vào các thế kỷ sau. Dù chân rồng đạp cứng cỏi với bắp đùi lớn hơn nhiều so với rồng thời Lý và rồng cùng thời thì dáng chung của rồng vẫn gần gũi với tâm lý của người Việt Nam” [22; tr.25] [Hình 9 và 10]. Cùng đề tài rồng kết hợp với mây này thì con rồng trong tranh “rồng lượn” vẽ màu ở cung Vĩnh Lạc thời Nguyên (Trung Hoa) vẫn có cái gì đó giƣơng oai, dữ dằn hơn. [Hình 18]
Dƣới thời Lý, chúng ta chƣa bắt gặp đƣợc sự biểu hiện quan hệ quan hệ một cách cụ thể giữa rồng với mặt trời thì từ thời Trần bắt đầu xuất hiện mô típ rồng chầu mặt trời, ví dụ nhƣ đôi rồng lộn đầu đuôi trong một thớt tròn để chầu vào mặt trời dƣới dạng vành tròn trung tâm ở trần tháp Phổ Minh, Nam Định . Vào thế kỉ XIV bên cạnh đề tài rồng chầu dâng quả thiêng cho Phật đã thấy xuất hiện đề tài rồng chầu mặt trời. Thí dụ nhƣ rồng chạm đá của tháp Phổ Minh . Đó là một hình tròn xung quanh có họa tiết mây để gợi cho ngƣời xem ấn tƣợng về mặt trời. Ngoài ra, còn thấy rồng trên nhang án chầu và ngọn lửa vĩnh cửu. Nều nhƣ rồng thời Lý đuôi thƣờng nhỏ dần rồi kết thúc, nhƣng đến thời Trần nhƣ trƣờng hợp ở lăng Trần Anh Tông, Yên Sinh, Đông Triều) có một số hình rồng đã cuộn đuôi lại.
Trong nhiều đồ án rồng thời này đáng chú ý là đã xuất hiện một dạng thân rồng không uốn khúc mà lại hơi võng xuống nhƣ yên ngựa, nên đã đƣợc các nà nghiên cứu gọi là “rồng yên ngựa”. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp rồng trong lòng tháp Phổ Minh ở Nam Định, rồng trên nhang đá hoa sen hình hộp ở chùa Đại Bi của Hà Tây,… Hình thức này đƣợc phổ biến nhiều trong các thế kỷ XV, XVI, sang đến thế kỷ XVII. Với cách tạo hình này đồng thời thêm tai và sừng thì rồng thời Trần dần mang dáng dấp của thú.
Những đồ án rồng thời Trần đƣợc thể hiện rõ nhất ở chùa tháp Phổ Minh : Con rồng đƣợc chạm khắc trên bốn thành bậc và bốn cánh của gỗ tòa Tiền Đƣờng, thành bậc “Long ngó” và diềm cây tháp.
Dáng chung của các con rồng đều có phần thân dài dạng “rắn”, dáng thon lẳn, lƣợn khúc hình Sin đều đặn. Đầu rồng có mào lửa mập, hai sừng nhỏ đều, các chân đều có ba móng và các túm lông sau khuỷu chân.
Tuy nhiên, ở trên từng vị trí cụ thể, các con rồng có sự khác nhau đôi chút.
Trên thành bậc thềm ba cấp của tòa Tiền đƣờng [Hình14]: Trên thành bậc thềm ba cấp của tòa Tiền đƣờng có ba cặp thành bậc. Các thành bậc có dáng hình thang vuông, trên cạnh dốc của mỗi bậc lại chạm một con rồng dƣới dạng tƣợng tròn. Hai con rồng ở giữa đều bị mất đầu (nay đã đƣợc phục dựng vào năm 1994). Hai cặp bên, mỗi bên chỉ có một con rồng còn nguyên.