Kế thừa và phát huy những giá trị mỹ thuật trong hình tƣợng

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 84)

6. Bố cục của kháo luận

2.3.2.Kế thừa và phát huy những giá trị mỹ thuật trong hình tƣợng

Đối với ngƣời Việt con rồng chính là biểu tƣợng của cái đẹp, của sự uy nghi, mạnh mẽ và may mắn . Do đó, trong cả một thiên niên kỷ qua, con rồng luôn là một mô típ quan trọng, không thể thiếu, xuyên suốt nền nghệ thuật tạo hình của dân tộc. Và nó đã trở thành đề tài đƣợc ƣu tiên đƣa vào trang trí trong các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa cũng nhƣ biểu tƣợng của các vùng đất.

Trong xã hội đƣơng thời hiện nay, hình tƣợng rồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền mỹ thuật Việt Nam. Rồng không chỉ trở thành đề tài đƣợc trang trí, chạm khắc trong các đình chùa thiêng liêng mà nó còn trở thành mô típ trong trang trí nội ngoại thất. Các nghệ nhân đã khác thác một cách sáng tạo và sử dụng một cách hợp lý các họa tiết rồng tạo nên tính truyền thống lại mang hơi thở hiện đại trong trang trí nội ngoại thất.

Hơn nữa, hình tƣợng con rồng còn đƣợc lấy làm đề tài, tên gọi cho một số công trình kiến trúc hiện đại. Một minh chứng điển hình đó cây cầu Rồng bắc qua sông Hàn (thành phố Đà Nẵng) [Hình 16] đƣợc xây dựng theo hình dáng con rồng, với tƣ thế đầu rồng ngẩng cao thân rồng uốn lƣợn tƣợng trƣng cho tinh thần vƣơn lên của ngƣời Việt rồi tên gọi nhƣ cầu Hàm Rồng, Bến cảng nhà Rồng - những công trính kiến trúc quan trọng của đất nƣớc ta đều

Đặc biệt, hình tƣợng rồng còn đƣợc sử dụng làm biểu tƣợng trong tem thƣ của Việt Nam, của Thủ đô nghìn năm văn hiến …

Từ đó ta có thể thấy đƣợc, trong xã hội đƣơng đại hiện nay, hình tƣợng rồng vẫn là một con vật quan trọng, đứng đầu trong trong nền mỹ thuật, trong tâm thức của ngƣời dân Việt nói riêng và trong cả nền văn hóa dân tộc nói chung. Vậy phải làm thế nào để tiếp tục giữ gìn và phát huy ?

Để tiến kịp theo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng ta đề ra yêu cầu: “Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm nhuần không chỉ trong công tác văn hóa - văn nghệ mà cả trong mọi hoạt động xây dựng sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ giáo dục và đào tạo… sao cho trong mọi lĩnh vực của chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam”.

Văn hóa dân tộc cổ truyền hiện đang đứng trƣớc sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đứng trƣớc những thách thức gay gắt của kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hóa. Nhiều ngành văn hóa nghệ thuật có phần chững lại, tìm đƣờng và tự cách tân, họa tiết rồng trong tạo hình mỹ thuật Việt cũng đang phải có những bƣớc đi để tiếp tục khẳng định tính thƣờng xuyên của nó trong văn hóa Việt.

Hơn bao giờ hết đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển các công trình kiến trúc và điêu khắc mà cha ông để lại là nhiệm vụ rất có ý nghĩa của thế hệ chúng ta và mai sau, và đó cũng chính là lời chi ân sâu sắc nhất với tổ tiên, với giá trị mà các thế hệ trƣớc đã tạo dựng, giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm. Vấn đề lựa chọn các giá trị cũ, xây dựng các giá trị mới, bảo tồn nhƣng vẫn phải là một nền văn hóa mở hiện đại nhƣng không xa dời dân tộc la một việc làm hết sức khó khăn. Để làm tốt điều đó, đòi hỏi sự ý thúc, chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân… Với tình hình hiện nay, để bảo vệ, kế

thừa và phát huy hình tƣợng rồng trong kiến trúc và điêu khắc nghệ thuật tạo hình và trang trí mỹ thuật tạo hình dân tộc cần có biện pháp sau:

- Phải giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa vật chất (chùa chiền, đền đình, …) lẫn văn hóa tinh thần của dân tộc, không vì công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đảng và nhà nƣớc ta cần phải có những chính sách quan tâm thiết thực xây dựng các điều luật để bảo vệ văn hóa dân tộc, những tài sản văn hóa quá khứ, bảo vệ hình tƣợng thiêng liêng biểu trƣng cho tâm hồn Việt (con rồng). Nghiêm trị đích đáng và kịp thời các hành động phá hoại các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử.

- Trong quá trình xây dựng nền văn hóa của hệ giá trị mới, phải chú ý đến tính hệ thống của văn hóa, kết hợp giữa truyền thống và đổi mới, dân tộc và quốc tế. Tự tôn hay tự ti nền văn hóa dân tộc đều dẫn đến việc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc của chính mình. Tích cực phát huy tính đa dạng và phong phú trong cách trang trí và thể hiện hình tƣợng rồng trong kiến trúc và điêu khắc Việt, sƣu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa dân gian để nó thể hiện đúng vốn liếng của văn hóa dân tộc.

- Các ngành, các cấp phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, đƣa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trƣờng học. Cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách báo, tạp chí, ảnh, phim phóng sự… để cho mọi ngƣời dân thấy đƣợc tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ môi trƣờng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích.

- Phải có chính sách bồi dƣỡng các nghệ nhân, hƣớng dẫn tƣ tƣởng tình cảm thị hiếu thẩm mỹ cho nhân dân trong hoạt động và thƣởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tạo hình, trang trí mỹ thuật Việt Nam.

- Xã hội hóa văn hóa bằng cách khuyến khích các tổ chức xã hội, tƣ nhân và mọi ngƣời dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển mô típ rồng trong các công trình kiến trúc và điêu khắc Việt.

- Thành lập cơ cấu chính quyền chuyên quản lý và bảo tồn di sản kiến trúc giúp chiến lƣợc bảo vệ các di sản chặt chẽ hơn. Ban quản lý di sản có trách nhiệm to lớn là trùng tu, sửa chữa các di sản kiến trúc.

Tóm lại: Kế thừa và phát huy hình tƣợng rồng rồng trong kiến trúc văn hóa Việt là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả ở tƣơng lai của đất nƣớc. Do đó, nó phải trở thành ý thức, tình cảm và hành động của toàn xã hội. Kế thừa hình tƣợng rồng trong văn hóa dân tộc không phải là việc chung chung, trừu tƣợng, càng không phải là sự hô hào khẩu hiệu, phô trƣơng hình thức, mà phải là những việc cụ thể, hàng ngày của mọi ngƣời, mọi ngành, mọi tổ chức trong xã hội, trong đó Đảng và nhà nƣớc phải là những ngƣời lãnh đạo, giới nghệ nhân - nghệ sĩ và những ngƣời làm công tác văn hóa là lực lƣợng nòng cốt; và quan trọng hơn hết vẫn là quần chúng nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Có giữu gìn và phát huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc thì chúng ta mới có thể sánh vai cùng với các cƣờng quốc khác đi vào ngôi nhà chung của văn hóa nhân loại. Trên con đƣờng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc câu nói “Ôn cũ để làm mới và làm mới tốt hơn” của cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã bao hàm đầy đủ mục đích, ý nghĩa và phƣơng pháp học tập, nghiên cứu, kế thừa truyền thống tinh hoa dân tộc và sáng tạo nghệ thuật phục vụ xã hội. “Ôn cũ” là tìm lại những gì đã đƣợc cha ông ta chắt lọc, bổ sung và truyền từ đời này sang đời khác, là thành quả sáng tạo của biết bao thế hệ trong tiến trình lịch sử dân tộc. “Làm mới” là kết hợp hài hòa những thành tựu của nghệ thuật thế giới và tinh hoa của nghệ thuật truyền thống đã thấm đậm trong tâm hồn, ý thức của nghệ

nhân để tạo nên những tác phẩm mỹ thuật đƣơng đại đáp ứng nhu cầu cuộc sống, thƣởng thức nghệ thuật của nhân dân.

Nhƣ một mạch nguồn chảy mãi, từ ngàn xƣa, hình tƣợng rồng luôn là đề tài phong phú, không bao giờ cạn để chúng ta khai thác, sáng tạo và sử dụng rộng rãi trong trang trí, làm đẹp cho cuộc sống. Từ những công trình kiến trúc, điêu khắc của thời kỳ Lý – Trần để lại những hình tƣợng nghệ thuật quý giá, cả về ý tƣợng sáng tạo và kỹ thuật thể hiện cho đời sau kế thừa và phát huy.

Dẫu cho đất nƣớc có những lúc thăng trầm, do thiên tai, địch họa … thì đề tài rồng luôm gắn bó với con ngƣời trong đời sống, luôn đƣợc nhân dân chân trọng và yêu quý. Đi suốt chiều dài đất nƣớc, không ở đâu mà ta không gặp các công trình kiến trúc, điêu khắc có trang trí hình rồng.

Văn hóa Việt hiện tại đã đƣợc kế thừa tài sản nghệ thuật truyền thống quý báu mà cha ông để lại, hình tƣợng rồng trong nghệ thuật tạo hình dân tộc, hàm chứa trong đó cả tính triết lý, tƣ duy và tình cảm thẩm mỹ của dân tộc. Đƣợc sáng tạo từ thực tiễn cuộc sống, nhiều nghệ nhân, họa sĩ đạt đƣợc nhiều thành công nhờ biết kế thừa, khai vốn cổ một cách khoa học… tác phẩm của họ vừa mang đậm tính dân tộc lại vừa mang hơi thở của nhịp sống hiện đại. Trong bối cảnh đất nƣớc mở cửa, đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm xây dựng đất nƣớc thêm giàu mạnh, phồn vinh. Nghị quyết TW V khóa VIII của Đảng đã định hƣớng “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là cở sở, điều kiện cho các nghệ sĩ phát huy sáng tạo nghệ thuật. Kế thừa tƣ tƣởng trên họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã đƣa ra ý kiến với các họa sĩ về sáng tạo nghệ thuật “Chỉ có thể xây dựng nền nghệ thuật mới trên cở sở và phát huy vốn cổ”. Khai thác cái đẹp từ mỹ thuật truyền thống là cả một quá trình học tập và nghiên cứu, lựa chọn một cách nghiêm túc, cộng với tài năng mới tạo nên thành công trong sáng tạo nghệ

thuật của ngƣời nghệ sĩ. Có nhƣ vậy thì nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam mới lƣu trữ những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc trong quá trình phát triển và hòa nhập với thế giới.

Hành trình tìm về cội nguồn dân tộc để kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống vừa là động lực, vừa là hành trang và chính điều đó sẽ góp phần kiến tạo những thành công trong trang trí kiến trúc, điêu khắc thời hiện đại của Việt Nam. Nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc ta là mạch nguồn chảy mãi không bao giờ cạn để thế hệ chúng ta khai thác góp phần làm cho nghệ thuật Việt Nam tiếp tục thăng hoa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thông qua việc tìm hiểu hình rồng trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý - Trần ta thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa trọng của nó đối hai thời kỳ này. Từ đó, thấy đƣợc sự kế thừa phát huy và sáng tạo của hình tƣợng rồng từ thời Lý qua thời Trần, thấy đƣợc sự đặc trƣng rõ nét về hình dáng rồng của cả hai thời đại. Nếu nhƣ rồng thời Lý mang dáng vẻ mền mại thì rồng thời Trần nó lại toát lại sự khỏe khoắn dũng mãnh. Hơn nữa, thông qua hình tƣợng rồng thời Lý Trần ta thấy đƣợc sự giống và khác nhau của rồng Việt Nam và Trung Hoa cùng thời Kỳ. Đặc biệt, việc tìm hiểu hình tƣợng rồng trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ Lý - Trần để giáo dục thế hệ trẻ phải có ý thức giữ gìn và phát huy những tinh hoa mà cha ông ta đã dày công xây dựng

KẾT LUẬN

Nhƣ vậy, hình tƣợng rồng trong trí là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết quả của sự dung hòa đồng điệu giữa tƣ tƣởng và tinh thần Việt. Nó thực sự bổ ích thiết thực cho cuộc đời, cho một nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh động, hài hòa luôn có mặt và gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày của chúng ta.

Trong hoa văn trang trí nói chung, cũng nhƣ trang trí hình tƣợng rồng của ngƣời Việt nói riêng là một di sản văn hóa – nghệ thuật quan trọng của dân tộc. Việc sử dụng hình tƣợng rồng làm vật để trang trí đã phản ánh muôn vàn dấu ấn tiến bộ, nét đậm đà trong bản sắc văn hóa của tƣng thời đại. Bên cạnh đó nó còn hàm chứa yếu tố tƣ tƣởng, đặc điểm kinh tế, tôn giáo, mỹ học... Do đó, thiết nghĩ hoa văn trang trí nói chung và hình tƣợng rồng trong trí nói riêng cần đƣợc các nhà làm văn hóa, cũng nhƣ các nghệ sĩ, nghệ nhân… và tất cả mọi ngƣời chúng ta phải biết chân trọng, quan tâm, nghiên cứu hơn nữa, biết kế thừa một cách đúng đắn sáng tạo, làm giàu cho đời sống thẩm mỹ, văn hóa của thời đại.

Các hoa văn trong trang trí mỹ thuật truyền thống Việt Nam không chỉ nhằm mục đích đơn thuần để trang trí cho kiến trúc hoặc hiện vật nào đó mà chúng là sự kết tinh của những tầng bậc ý nghĩa “muôn đời” của dân tộc. Chúng gắn với cuộc sống thƣờng ngày của con ngƣời trong việc ứng xử với cái đẹp. Chúng là những “chữ viết” chân thực về lịch sử, xã hội và là lời nhắn nhủ đầy tính triết lý của tổ tiên, là lời nó của tâm hồn, là ý niệm của cuộc sống, là khát vọng của muôn ngƣời, muôn đời…Vì thế, tiếp cận với các hoa văn trong trang trí mỹ thuật là tiếp cận một khía cạnh cốt lõi về bản sắc văn hóa dân tộc.

1. Hình tƣợng rồng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống của ngƣời Việt có vai tró và ý nghĩa quan trọng trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam (kiến trúc, điêu khắc). Đi từ việc xác định một khái niệm trên cở sở lý luận để triển khai nội dung đề tài đến tìm hiểu những đặc điểm về nguồn gốc của ngƣời Việt – chủ nhân của những tác phẩm về hình tƣợng con rồng đƣợc khảo sát. Từ đó, luận văn đi sau vào tìm hiểu đặc trƣng văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt trong cở tầng văn hóa phƣơng Đông nói chung và Đông Nam Á nói riêng để thấy đƣợc vì sao “con rồng” lại đƣợc “thiêng liêng hóa”, trở thành biểu tƣợng đẹp trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa Việt Nam. Luận văn cũng đi sâu vào nghiên cứu tiến trình của hình tƣợng rồng của thời kỳ Lý - Trần để thấy nhận diện đƣợc hình tƣợng rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt trong mối quan hệ cội nguồn và tiếp xúc lâu dài trong lịch sử khu vực. Từ đó, có thể nhận thức một cách sâu sắc hơn về sự độc đáo của văn hóa truyền thống và sự tiếp biến của yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm nên đồ án rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt.

2. Hình tƣợng rồng xuất hiện thƣờng xuyên trên những công trình kiến trúc, điêu khắc thời kỳ Lý - Trần. Chúng lƣu giữ sắc hƣơng giá trị dân tộc cho ngày hôm nay và mai sau. Qua đó , ta thấy đƣợc hình tƣợng rồng ở hai thời kỳ này luôn đƣợc kế thừa, phát huy và sáng tạo để tạo nên cái riêng của từng thời đại.

3. Hình tƣợng rồng không chỉ là vật trang chí chủ đạo trong các công trình kiến trúc thời kỳ Lý - Trần mà trong suốt một nghìn năm, luôn giữ vai trò phản ánh tâm thức dân tộc Việt, chúng ghi dấu những bƣớc đi của nghệ thuật trang trí, dù bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, văn hóa của từng thời kỳ. Những họa tiết, đƣờng nét dù trau truốt hay đơn giản thì mô típ rồng vẫn đƣợc miêu tả trong nghệ thuật tạo hình rất có hồn, mang tƣ duy nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 84)