6. Bố cục của kháo luận
1.3.1 nghĩa nƣớc
Đối với loài ngƣời nói chung, nƣớc là một yếu tố quan trọng trong đời sống và trong sinh hoạt của con ngƣời. Song với ngƣời làm nông nghiệp trồng lúa nƣớc thì nƣớc lại càng có vai trò quan trọng. Giữa hai yếu tố đất và nƣớc - cơ sở để có đƣợc cây lúa thì đất có phần ổn định hơn, trong khi đó nƣớc phụ thuộc vào “ông trời”, hay nói cách khác là phụ thuộc vào thời tiết. Con ngƣời không có đƣợc sự chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng nƣớc. Nƣớc thiếu (hạn hán) thì con ngƣời phải đào sông dẫn nƣớc, nƣớc thừa (lũ lụt) thì con ngƣời phải lo phòng chống. Nƣớc là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định sự sống của cây cối nói chung và cây lúa nói riêng. Để chỉ các vị thần nƣớc hay nói đúng hơn là bao quát về yếu tố “nước” mà con ngƣời đã sáng tạo nên khái niệm và hình tƣợng “rồng”. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khái niệm rồng có nguồn gốc từ các từ chỉ sông nƣớc.
Theo Tạ Đức trong Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc và biểu tượng ngôn ngữ Đông Sơn phân tích các từ chỉ rồng có nguồn gốc từ các từ chỉ sông nƣớc nhƣ sau: “Rồng (Việt) =rong/hong (Mường, Khme cổ, Prôt Mông Dao) = Krung/grung (Dao, Hán cổ) = hung (Khamti) = rung/luông
(Thái) = song (Dioi) = kung/rung (Hán cổ) = Kalong (Dayak) =Prao (Bana) = nagrai (Giarai)…” [14; tr.217]. Chính từ đó mà đối với các cƣ dân Đông Nam Á thời xƣa, rồng là biểu tƣợng cho nguồn nƣớc, mùa màng phong đăng và sự ấm no hạnh phúc.
Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ, vì vậy có thể tìm hiểu yếu tố nƣớc trong văn hóa Việt Nam - Yếu tố quyết định tính bản địa của biểu tƣợng rồng Việt Nam. Đất nƣớc ta có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, có một bở biển dài…tất cả những điều đó đã dẫn đến “nước” in đậm dấu ấn trong văn hóa Việt. Theo GS Trần Quốc Vƣợng thì: “Chất sông nước của văn hóa Việt Nam đã được toàn thế giới công nhận, từ thư tịch Hoa Cổ (“người Việt giỏi lặn bơi tài, tạo thủy chiến”), đến thư tịch Mỹ ngày nay (“dáng vẻ sông nước của Việt Nam”), Cornell, Newwyork 1991)”
[31; tr.353].
Nƣớc ảnh hƣởng rất lớn tới nông nghiệp, tới bản thân con ngƣời, bởi lẽ nếu mƣa thuận gió hòa sẽ đem đến mùa màng tốt tƣơi, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con ngƣời; mặt khác, nƣớc cũng gây ra tác hại trở lại tạo nên cảnh “chiêm khô mùa thối”, mùa màng thất bát. Từ đó có thể thấy rằng, yếu tố bận tâm thƣờng trực trong cuộc sống của cƣ dân Việt là nƣớc. Hơn nữa, nước còn là một hằng số địa lý quan trọng tạo nên dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, chính nó đã mang đến tính chất đặc thù tạo nên sắc thái bất biến khu biệt của văn hóa nƣớc ta so với Trung Hoa, cũng nhƣ biểu tƣợng rồng Việt Nam so với biểu tƣợng rồng Trung Hoa, bởi từ cội nguồn thì văn hóa Việt đƣợc định hình từ trên cơ tầng của nền văn hóa khu vực Đông Nam Á – Văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc.
Niềm tin có một sức mạnh siêu nhiên chi phối điều khiển thời tiết, cũng nhƣ ƣớc vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mùa màng phong đăng đã dẫn đến tín ngƣỡng sùng bái các vị thần nƣớc trong đó có hình ảnh của rồng.
Rồng tƣợng trƣng cho nƣớc, nên trong tâm thức của ngƣời Việt thần mƣa, thần nƣớc mang hình hài một con rồng thƣờng xuyên ra biển Đông hút nƣớc mang vào đất liền tƣới tắm cho đất đai. Lấy cuốn sƣu tập Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi làm ví dụ ta thấy trong công trình này đã cung cấp nhiều dạng truyện khác nhau về thần mƣa, thần nƣớc. Trong đó, hình dáng và khả năng của thần mƣa đƣợc mô tả: “người thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kì lúc nào. Thần cho mình thu lại bằng con cá nhưng có thể dãn người ra dài hàng ngàn trượng” hay về thần nƣớc “Thế giới sông, biển, ao, hồ, Ngọc Hoàng đều giao cho thần nước cai trị. Cũng như thần Mưa, thần Nước có một hình thù rất vĩ đại. Mặc dù có sự phân biệt giữa thần mưa và thần nước song trên thực chất về ý nghĩa đều tượng trung cho nước, ý niệm về nguồn nước. Bộ tướng của thần Nước có thần Rồng đen, thần Rồng đỏ và thần Rồng Vàng. Thần làm vua tất cả 3600 giống thủy tộc” [11; tr.25]. Từ đó ta có thể thấy đƣợc mặc dù có sự phân biệt về thần Mƣa và thần Nƣớc, song thực chất về ý nghĩa nó tƣợng trƣng cho nƣớc, ý niệm về nguồn nƣớc.
Dấu ấn gắn rồng với nƣớc còn thể hiện qua câu truyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nếu bóc tách đi các lớp ý nghĩa xuất hiện vào các giai đoạn sau này nhƣ ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc hay Lạc Long Quân (Quân có ý nghĩa là vƣơng) tƣợng trƣng cho vƣơng quyền…, thì ta thấy ý nghĩa cội nguồn của nó vẫn là yếu tố nƣớc. Lạc Long Quân là vua Rồng cai quản sông biển… có phép thần thông biến hóa muôn hình vạn trạng đã kết hôn với Âu Cơ. Và chính Lạc Long Quân đã khẳng định với Âu Cơ rằng: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc” [19; tr.20].
Quan niệm về rồng còn gắn với các hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ mƣa, gió, sấm, chớp; cho nên trong dân gian Việt có câu: “Tháng ba sấm (tức Rồng) chạy, tháng bảy sấm (tức Rồng) về”. Qua đó thể hiện rõ dấu ấn gắn
rồng với nền văn minh nông nghiệp bởi tháng ba âm lịch với tiết thanh minh trời trong nắng đẹp chuyển sang cốc vũ mƣa rào để bƣớc vào mùa hè rồi chuyển sang tháng bảy tháng tám mƣa lụt liên miên. Rồng là nguồn nƣớc tƣới cho đồng ruộng tốt tƣơi và giúp cho nhà nông hình thành các kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa.
Trong dân gian còn lƣu truyền rất nhiều câu truyện ly kì về rồng, con vật huyền diệu có khả năng tạo mƣa. Xin nêu ra một ví dụ nhƣ sau:
Vào đầu thế kỷ VII có một trận đại hạn. Vua sai một nhà sƣ tụng kinh để lấy nƣớc cầu mƣa. Vị sƣ tâu: “Hạ thần cần một đồ vật có vẽ hình rồng trên đó. Lúc ấy, thần có thể gọi mưa đến.Vua sai tìm kiếm khắp nơi. Mấy hôm sau, người ta kiếm được một tấm gương có một cái cán hình rồng cuộn khúc. Người ta đưa cho nhà sư. Vị sư vui mừng reo lên: Đây là con rồng thật. Người ta đặt gương lên bàn thờ. Và lúc nhà sư tụng niệm xong thì trời đổ mưa to” [16; tr.112].
Hình ảnh con rồng còn có mặt ở hầu hết các lễ hội liên quan đến việc thờ nƣớc ở Việt Nam. Để cầu mƣa thuận gió hòa, mùa màng phong đăng, ngƣời ta đã làm những hình thức rồng bằng giấy, đất hay nứa…, rƣớc chúng đến đình làng, rồi tiến hành các lễ thức cầu khấn.
TS Nguyễn Văn Huyên đã mô tả chi tiết về di tích và nghi lễ nhóm thờ Tứ Pháp ở vùng Thƣờng Tín, một trong bốn trung tâm thờ Tứ Pháp có tiến hành làm nghi lễ cầu mƣa. Trong nghi lễ đƣợc mô tả thì hình rồng đã đƣợc sử dụng làm vật để cầu khấn nguồn nƣớc: “Làng Văn Giáp sau ba ngày đóng cửa chùa để cầu đảo, nếu không mưa thì phải mở cửa chùa làm lễ Thổ Long (Rồng Đất). Người ta dựng trước cửa chùa năm con rồng bằng đất: Thanh Long ở phía Đông, Bạch Long ở phía Tây, Hồng Long ở phía Nam, Hắc Long ở phía Bắc và Hải Long ở chính giữa. Các con rồng cuộn mình quanh cây sào ba thước, đầu quay xuống dưới châu đầu vào một bát nước tượng trưng cho
giếng trời. Nếu ba ngày không mưa thì người ta đóng cửa chùa và làm lễ rước Xô Long (Rồng Cỏ) làm bằng rơm dài 12 thước. Dân làng rước rồng cỏ qua các vùng với cờ phướn, chiêng, trống. Trước tiên, đám rước tiến ra sông Nhuệ, sau đó qua các làng Vân Trai, Yên Phú, Nhân Biền, Hưng Hiền, Dương Hiền, Phụng Công, Nhị Khê, Phố Bánh tới đó sẽ dừng lại hóa rồng. Nếu trên đường đi gặp phải trời mưa thì phải hóa rồng ngay (đốt rồng), nếu không xẽ gây ra lụt lội” [16; tr.456].
Hay hình thức đua thuyền rồng trong các lễ hội là một ví dụ khác cho thấy rồng là biểu tƣợng của nƣớc, gắn liền với nƣớc. Để tỏ lòng kình trọng các vị thần nƣớc, ngƣời dân xƣa đã tiến hành các lễ hội đua thuyền. Những chiếc thuyền lao trên mặt nƣớc trong ngày lễ hội chính là hình ảnh sinh động về những “con rồng” quẫy sóng tƣợng trƣng cho các vị thần nƣớc.
Ra đời trong buổi con ngƣời đối mặt với thiên nhiên, rồng Việt thể hiện khát vọng của con ngƣời về sự no đủ, mùa màng phong đăng và cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ý nghĩa khởi nguyên của rồng Việt là ý niệm về nguồn nƣớc, tƣợng trƣng cho nƣớc; hay nói cách khác là tƣợng trƣng cho mƣa. Chính điều này đã quy định đến quan niệm thẩm mỹ của ngƣời Việt trong sáng tạo hình tƣợng rồng. Để cấu tạo nên hình tƣợng biểu đạt ý niệm của mình, con ngƣời đã lấy trong thiên nhiên mọi yếu tố có khả năng đáp ứng ở mức độ cao nhất các ý tƣởng, và đó chính là nguồn gốc của hình tƣợng rồng trong nghệ thuật tạo hình. Đối với dân tộc Việt, không phải ngẫu nhiên mà hình tƣợng rồng thƣờng có cấu tạo lƣợn sóng mà đó chính là một dụ ý nghệ thuật gợi liên tƣởng đến yếu tố “nước”. Từ thời nhà Lý cho đến các triều đại sau này, hình tƣợng rồng tuy có thay đổi về phong cách do tính chất văn hóa của mỗi giai đoạn, song bố cục lƣợn sóng và vẻ mềm mại, hiền hòa vẫn là đặc điểm xuyên suốt mang tính chủ đạo thể hiện yêú tố “nước” và dấu ấn nền văn minh nông nghệp của con rồng Việt. Đi liền với hình ảnh của con rồng là văn dấu hỏi,
văn chữ S, văn số 3 ngửa... đƣợc coi nhƣ sự điệu hóa tia chớp gắn với nguồn nƣớc trong sự cầu mong mùa màng bội thu cƣ cƣ dân nông nghiệp Việt.
Đối với ý nghĩa “nước” con rồng Việt cho thấy lớp văn hóa Đông Nam Á trong lớp văn hóa Việt. Bởi lẽ, tất cả các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á đều sinh sống bằng cây lúa nƣớc, cùng sáng tạo rồng – biểu tƣợng của nƣớc, nguồn gốc của mùa màng phong đăng, sự sinh sản... Tầm quan trọng của ý nghĩa “nước” trong biểu tƣợng rồng Việt là chỉ ra tâm thức và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc trong thời kỳ xa xƣa, đồng thời cho thấy truyền thống văn hóa Đông Nam Á trong văn hóa Việt.
Nhƣ vậy, rồng Việt trong buổi đầu là sự huyền thoại hóa về tự nhiên, phản ánh ƣớc vọng của con ngƣời về cuộc sống ấm no tốt đẹp. Nó là nhận thức của con ngƣời nông nghiệp về thiên nhiên, về môi trƣờng sống và đối tƣợng lao động. Sự cao quý và những khả năng tốt đẹp mà con ngƣời gán cho rồng đã trở thành cơ sở cho các lớp ý nghĩa hình thành sau đó. Các yếu tố Trung Hoa nhƣ lớp phủ bên ngoài, còn bên dƣới là cơ tầng văn hóa Đông Nam Á. Và khi đƣợc biểu hiện trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình thì những dấu ấn riêng đã tạo nên sắc thái độc đáo của con rồng Việt