6. Bố cục của kháo luận
1.3.3 nghĩa vƣơng quyền
Khi chế độ quân chủ chuyên chế hình thành, rồng với ý nghĩa cao quý tốt đẹp đã đƣợc sử dụng làm biểu tƣợng cho vƣơng quyền. Rồng lúc này gắn liền với hình ảnh ông vua và là đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Ở nƣớc ta phổ biến nhiều chuyện gắn vua với rồng đã đƣợc sử gia chép vào quốc sử. Và khi vua đƣợc đồng nhất với rồng thì hình tƣợng rồng trở thành vật biểu trƣng cho vua chúa. Nó xuất hiện trên các công trình kiến trúc, điêu khắc và vật dụng liên quan đến vua.
Câu chuyện đầu tiên về rồng liên quan đến vua và câu chuyện về Triệu Việt Vƣơng đã đƣợc ghi chép trong Lĩnh nam chính quái, sau này Ngô Sĩ Liên đã ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư nhƣ sau:
Vua ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng và từ trên trời xuống, rút móng rồng giao cho vua, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc [19; tr.182- 183].
Đến kỷ nhà Đinh, một câu chuyện khác về Đinh Tiên Hoàng liên quan đến rồng cũng với ý nghĩa tƣơng tự:
Người chú của vua giữ sách Bông chốn đánh với vua. Bây giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu gẫy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui lại. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh. Người chú phải hàng. Từ đấy, ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như trẻ tre, gọi là Vạn thắng vương
[19; tr.210-211].
Nếu khi trƣớc ở câu chuyện về Triệu Việt Vƣơng chỉ là chi tiết móng rồng, thì nay là “hai rồng vàng” xuất hiện để bảo vệ Đinh Tiên Hoàng. Trong cả hai câu chuyện, rồng đều mang ý nghĩa đề cao vua là một nhân vật xuất chúng có mệnh thiên tử nên rồng đƣợc coi là con vật linh cao quý xuất hiện để hộ vệ.
Ngoài ra sau này còn có rất nhiều truyền thuyết gắn vua với rồng để tăng uy lực cho nhà vua. Sử sách về thời Lý luôn chép về việc rồng vàng hiện lên nhiều lần, tập trung ở những nơi vua ở hoặc đi qua. Điềm rồng vàng xuất
hiện đƣợc sử dụng với ý nghĩa khẳng định trong nhân dân cả nƣớc niềm tin rằng nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê là hợp ý trời. Nó biểu hiện quyền lực tối cao và trƣớc hết ở đây là ông vua. Từ đây trở về sau, chúng ta gặp vô số câu chuyện tƣơng tự và trong nhiều trƣờng hợp vua còn đƣợc đồng nhất với rồng. Xin giới thiệu một số câu chuyện đƣợc Ngô Sĩ Liên chép trong Đại Việt sử ký toàn thư nhƣ sau:
Kỷ nhà Lê,Câu chuyện về Đại Hành Hoàng Đế. “Trước kia, cha vua là Mịch, mẹ là Đặng Thị, khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã hết hạt, bèn lấy chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào. Đến năm Thiên Phúc thứ 6 đời Tấn [941] là năm Tân Sửu, mùa thu, tháng bẩy, ngày 15, sinh ra vua. Đặng Thị thấy tướng mạo khác thường, bảo với mọi người rằng: “Thằng bé này lớn lên, ta sợ không kịp hưởng lộc của nó”. Được vài năm thì mẹ chết, sau đó cha cũng qua đời, trơ trọi một thân, muôn vàn cô đơn đói rét. Trong châu có viên quan sát họ Lê trông thấy làm lạ, nói: “Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được”. Lại thấy là cùng họ nên nhận làm con nuôi, sớm chiều chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ. Có đêm mùa đông trời rét, vua úp cối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén lên xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên vì thế lại càng thêm quý trọng. Lớn lên theo giúp Nam Việt Vương Liễn, [tỏ ra] phóng khoáng, có chí lớn. Tiên Hoàng khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn giao cho cai quản 2 nghìn quân sĩ, thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ. Đến đây thay họ Đinh làm vua, đóng đô ở Hoa Lư” [19; tr.220].
Kỷ nhà Lý, câu chuyện về Thái Tông Hoàng Đế: “Vua có bẩy cái nốt ruồi sau gáy, như sao thất tinh. Khi còn nhỏ cùng trẻ con chơi đùa,
có thể sai bảo được chúng, bắt chúng đi dàn hầu trước và sau và hai bên như nghi về các quan theo hầu vua. Thái tổ thấy thế vui lòng, nhân nói đùa rằng: “Con nhà tướng nên bắt chước việc quân, cần gì phải kẻ rước người hầu?” Vua trả lời ngay rằng: “Kẻ rước người hầu thì có gì xa lạ với con nhà tướng? Nếu xa lạ thì sao ngôi vua không ở mãi họ Đinh mà lại về họ Lê, đều do mệnh trời thôi”. Thái Tổ kinh lạ, từ đấy càng yêu quý hơn. Khi Thái Tổ nhận nhường ngôi, lập làm Đông cung thái tử. Năm Thuận Thiên thứ 3 [1012], phong làm Khai Thiên Vương, cho ra ở bên ngoài. Năm thứ 11 [1020] cho làm nguyên soái đi đánh Chiêm Thành trại Bố Chính. Đại quân vượt biển, đến núi Long Ty có rồng vàng hiện ở thuyền ngự, chỉ một mình vua đỡ lấy con rồng. Đến nơi đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đêm về. Năm thứ 19 [1027], mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 1 Bính Thân, vua lấy áo ngự ban cho Trần Tuệ Long là đạo sĩ ở quán Nam Đế. Đêm ấy có ánh sáng khắp trong quán. Tuệ Long kinh ngạc dậy xem thì thấy rồng vàng hiện ở mắc áo. Các việc ấy đều là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả. Vua bản tính nhân từ, sáng suốt đĩnh ngộ, thông hiểu đại lược văn võ, còn như lục nghệ lễ nhạc, ngự xa không môn gì là thông tinh thông an tường.” [19; tr.253]
Câu chuyện về Nhân Tông Hoàng Đế: “Húy Càn Đức, con trƣởng của Thánh Tông, mẹ đẻ là thái hậu Linh Nhân, sinh vua ngày 25 tháng giêng năm Bính Ngọ, Long Chƣơng Thiên Tự thứ 1 [1066], ngày hôm sau lập làm hoàng thái tử. Thánh Tông băng, vua lên ngôi hoàng đế, ở ngôi 56 năm [1072 – 1127], thọ 63 tuổi [1066 – 1127], băng ở điện Vĩnh Quang. Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của
triều Lý” [19; tr.276].“Tháng 6, vua từ hành cung ứng phong đến hành cung Ly Nhân, Nhập nội trường thị trung thừa là Mâu Du Đô vâng chỉ tuyên bảo các quan trong ngoài rằng có rồng vànghiện ở điện kính của hành cung, chỉ có các cung nữ và hoạn quan trông thấy” [20, tr.294].
Kỷ nhà Trần, Câu chuyện về Phế Đế: “Tháng 9, sai quân dân chở tiền đồng giấu vào núi Thiên Kiện (núi Thiên Kiện trƣớc gọi là núi Địa Cận, tục truyền có cây tùng đổ, rồng quấn ở trên, Trần Thái Tông dựng hành cung ở đó) [20; tr.166].
Kỷ nhà Lê, câu chuyện về Thái Tổ Cao Hoàng Đế: “Vua sinh ra, thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường”
[20; tr.239].
Điểm qua các câu chuyện về một số vị vua trong lịch sử gắn với rồng hoặc đƣợc so sánh với rồng, ta có thể rút ra nhận xét sau:
- Những chuyện rồng hiện trong lịch sử thực chất là chuyện linh thiêng hóa vai trò nhà vua, đề cao vua. Thông thƣờng đó là trƣờng hợp điềm báo rằng vua (khi đó còn là một viên quan, hay thái tử hoặc hoàng tử …) có chân mệnh đế vƣơng sau này sẽ làm vua.
- Những chuyện tả vua là “Mặt rồng” hay “Dáng đi tựa rồng” là đề cao và coi vua là rồng. Cũng là một cách linh thiêng hóa vai trò của vua, nhƣng khác với trƣờng hợp trên rồng là điềm báo, là vật thiêng che chở hộ vệ cho vua thì đây là sự đồng nhất vua với rồng.
Nhƣ vậy, thoạt nhiên rồng xuất hiện là sự báo trƣớc về tƣơng lai của một vị vua, sau đó thì rồng đƣợc đồng nhất với vua. Tuy nhiên, khi ngôi vua do soán nghịch mà có thì trong truyền thuyết rồng không tuân phục, không còn là hình ảnh hộ vệ vua mà ngƣợc lại còn thể hiện sự chống đối, để nói lên
việc đó không thuận lòng ngƣời, không thuận lòng trời. Tƣơng truyền, núi Nùng ở trong kinh thành còn có tên nữa là núi Long Đỗ, Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính diện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính Thiên; bản triều đặt làm tại hành cung, vẫn gọi theo tên cũ; năm Thiệu Trị thứ 3 đổi gọi là điện Long Thiên (điện đình ở núi Nùng có xây bệ rồng cao 9 bậc, tả hữu có hai con rồng dài hơn một trƣợng đƣợc làm từ đời Lý). Đời Lê Thống Nguyên, nhà Mạc cƣớp quyền, khi Mạc Đăng Dung theo từng bậc bƣớc lên bệ, bị con rồng cắn xé áo long cổn, Dung tức giận, sai ngƣời lấy búa bổ vào đầu rồng, nay vết sứt vẫn còn.
Rồng là biểu tƣợng cao quý tốt đẹp, cho nên chúng ta cũng dễ hiểu việc giai cấp phong kiến Việt Nam độc chiếm hình rồng nhằm đề cao vƣơn quyền. Tôn sùng rồng đồng nhất với tôn sùng nhà vua. Đó là tƣ tƣởng Trung Hoa ảnh hƣởng sang ta. Ngay từ thời Lý, quy định về việc sử dụng hình rồng đã rất chặt chẽ, tháng 11 năm thứ 9 (1118) triều đình nhà Lý có lệnh: “ … Cấm những kẻ nô bộc của nhà trong ngoài kinh thành không được thích dấu mực vào ngực và chân như kiểu cấm quân, và thích hình rồng ở mình, ai phạm thì sung làm quan nô” [19; tr. 289] … Năm 1497, vua Lê Thánh Tông cũng muốn dành riêng hoa văn có ý nghĩa cao quý cho mình nên có lệnh cấm đoán giống nhà Lý: “Tháng 6 ngày mồng 8 cấm dùng vượt những đồ trái phép như là nạm khắc vàng bạc, sơn vẽ rồng phượng” [19; tr.525] … Những điều đó cho thấy, hình tƣợng rồng vừa là một hoa văn để trang trí vừa là tín hiệu của một sự tôn ti trật tự cần thiết trong xã hội phong kiến. Vua là ngƣời cao nhất, có uy quyền nhất trong xã hội phong kiến, cho nên vua đƣợc gắn với rồng, một con vật huyền thoại do trí tƣởng tƣợng của con ngƣời xây dựng nên, đƣợc coi là biểu tƣợng của sức mạnh, sự uy nghi và khả năng thần thánh.
Biểu tƣợng rồng với ý nghĩa vƣơng quyền thể hiện sự giao lƣu văn hóa Việt Nam với Trung Hoa, tuy nhiên vẫn biểu hiện bản sắc riêng. Điểm khác
biệt đó thể hiện trong tâm lý của ngƣời Việt đã quy định lối ứng sử dẫn đến cách tạo hình rồng dù là hình ảnh đại diện cho vƣơng quyền thì vẫn mềm mại và sang trọng chứ không mang tính chấn áp đe dọa. Mặc dù các vị vua Việt đều lấy rồng làm biểu tƣợng cho mình, nhƣng trong tâm trí của họ, rồng chƣa khi nào là một con vật hung dữ đáng sợ nhƣ quan niệm của Trung Hoa. Các vị vua Việt xuất phát từ văn minh nông nghiệp, đi lên từ thủ lĩnh buôn làng nên coi trọng dân, còn các vị vua Trung Hoa lại xuất phát từ thủ lĩnh du mục, nên cai trị bằng sự chuyên chế và sức mạnh. Hơn nữa, đối với ngƣời dân Việt, những nhân vật có công với đất nƣớc đều đƣợc suy tôn làm cha nhƣ Cha Rồng - Lạc Long Quân,… Theo Trần Ngọc thêm trong tác phẩm Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: “ trong tiếng Việt từ vua và bố xuất phát từ một gốc. Thời Hùng Vương, từ “bố” (với các biến thể pò, pô, bồ) vừa có nghĩa là thủ lĩnh của dân làng - già làng: Pò chiêng trong tiếng Tày -Thái, Pô t’rinh trong ngôn ngữ Tây Nguyên, người Hán phiên âm là Bồ chính, Pô Inư Naga trong tiếng Chàm… Một từ “bô” ban đầu, dần dần được phân hóa ra, một đằng chuyển thành bố, một đằng chuyển thành “vua” [25; tr. 232]. Trong khi đó Trung Hoa lại đề cao vua là hình ảnh Thiên tử - con Trời để cai trị thiên hạ. Vì vậy mà hình tƣợng rồng Trung Hoa thƣờng mang tính chấn áp uy, uy hiếp hung dữ.
Truyền thống dân chủ và tình cảm là yếu tố nổi bật then chốt để tạo nên đức tính tốt đẹp của ngƣời Việt. Vua Lý Thánh Tông có lần chỉ vào công chúa đứng cạnh mà bảo các quan: “Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy”. Nếu ngƣời Trung Hoa xƣa, theo Nguyễn Trãi là: “Hiếu đại, hỉ công, cùng binh, độc vũ” thì ngƣời Việt chọn định hƣớng ngƣợc lại: xây dựng một nhà nƣớc văn hiến dựa trên sức mạnh của nhân dân chứ không phải sức mạnh quân sự.
Quân điếu phạt trước lo trù bạo Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...
Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi Chính truyền thống trọng tình cảm đó đã dẫn đến hình ảnh và khái niệm rồng trong thời kỳ phong kiến dù vay mƣợn ý nghĩa vƣơng quyền của Trung Hoa, thì rồng Việt vẫn có những sáng tạo mang dấu ấn của tính cách bản địa văn hóa Việt Nam trên nền tảng văn hóa Đông Nam Á.
Qua việc khảo sát ý nghĩa này của biểu tƣợng rồng, một mặt chúng ta nhận ra sự hạn chế của ảnh hƣởng văn hóa Trung Hoa vào xã hội Việt, mặt khác ta thấy đƣợc sợi chỉ đỏ xuyên suốt các lớp ý nghĩa của con rồng Việt. Khuynh hƣớng biểu cảm trọng tình của ngƣời Việt đã tạo nên con rồng hiền hòa dù là biểu tƣợng của vƣơng quyền phong kiến.
Tóm lại, là một trong những biểu tƣợng văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam, con rồng trong tâm thức của ngƣời Việt không phải là dấu hiệu hay ký hiệu đơn thuần mà nó đầy gợi cảm và năng động. Bởi lẽ, biểu tƣợng không đứng yên, bất biến, mà mỗi biểu tƣợng có một trƣờng ý nghĩa rộng lớn đƣợc mở rộng theo vốn kinh nghiệm, cũng nhƣ bề dày văn hóa của mỗi dân tộc.
Theo sự vận động và phát triển của từng thời kỳ lịch sử, con rồng trong tâm thức ngƣời Việt với ý nghĩa ban đầu nằm trong truyền thống chung của rồng phƣơng Đông là tƣợng trƣng cho nguồn nƣớc, cuộc sống no đủ, mùa màng phong dăng và sự sinh sản đất đai đã dần đƣợc thêm vào các ý nghĩa mới khiến nó trở nên vô cùng sinh động và phức hợp, vừa phong phú về mặt nội dung, lại vừa đa dạng về mặt hình thức. Từ đó thấy đƣợc con rồng Việt có bản sắc riêng của dân tộc ta. Các bản sắc riêng là:
- Sự ra đời của con rồng Việt gắn bó chặt chẽ với yếu tố “nước” là yếu tố mang tính chất tiêu biểu cả văn hóa Việt. Điều đó quy định tính cách bản
địa của con rồng Việt, cho dù ảnh hƣởng của Trung Hoa thì nó vẫn mang tính bản địa của nền tảng văn hóa Đông Nam Á.
- Sự đề cao về tinh thần dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết qua thành ngữ “Con Rồng Cháu Tiên” một cách có ý thức trong suốt các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau của dân tộc Việt – từ thời xa xƣa bắt đầu công cuộc dựng nƣớc cho đến giai đoạn phong kiến, giai đoạn cận đại cũng nhƣ hiện nay. Đặc biệt, trong những giai đoạn đất nƣớc chống ngoại xâm, thì rồng trở thành biểu tƣợng để thống nhất tâm, khơi dậy tinh thần dân tộc biến thành sức mạnh vô song của cả dân tộc.
- Hai chữ Thăng Long đã trở thành niềm tự hào, tình yêu thiêng liêng của ngƣời dân đối với đất nƣớc, đối với thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Cùng với đó thành ngữ Con Rồng cháu Tiên nó thể hiện hào khí của dân tộc Việt.
- Với ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc và hào khí quốc gia, rồng trở thành