6. Bố cục của kháo luận
1.3.2 nghĩa nguồn gốc dân tộc
Ra đời trong buổi đầu đối mặt với thiên nhiên, con rồng thể hiện năng lực nhận thức thế giới, cũng nhƣ ƣớc muốn và khát vọng của con ngƣời Việt đó là nguồn nƣớc, sự sinh sản của cây cối, đất đai, mùa màng phong đăng và cuộc sống ấm no hạnh phúc. Rồng đẹp và cao quý trong quan niệm của ngƣời Việt nhƣ vậy cho nên sau này khi chuyển sang giai đoạn liên minh các bộ lạc để thành lập ra quốc gia dân tộc, thì rồng ngoài ý nghĩa nƣớc đã đƣợc gắn thêm một ý nghĩa mới gắn liền với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc nhằm tôn vinh và đề cao dân tộc Việt.
Các truyện kể về Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân, Hùng Vƣơng đều đƣợc chép lần đầu trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, sau này đƣợc sử gia Ngô Sĩ Liên đƣa vào quốc sử đƣợc coi là một triều đại đầu tiên của dân tộc, tác giả của Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đã chuyển thể truyền thuyết này thành truyện thơ, có tác dụng đi sâu vào đời sống của ngƣời dân góp phần ca ngợi, đề cao nguồn cội cao quý của dân tộc.
Kỷ Hồng Bàng Thị
Kinh Dương Vương: Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Nhâm tuất, năm thứ 1. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông làm Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đế Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi làm con nối ngôi, cai quản phương Nam, gọi là Xích Qủy.Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân: Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương Vua lấy con gái của Đế Lai và Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng) là tổ của Bách Việc. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia năm con theo mẹ về núi, năm con theo cha về miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Hùng Vương: Con Lạc Long Quân, đóng đô ở Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc. Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc
Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đều là đất thần thuộc của Hùng Vương; còn bộ gọi là Văn Lang là nơi vua đóng đô. Đặt tướng văn gọi là lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng. Con trai vua gọi là Quang lang, con gái gọi mà Mị nương. Quan coi việc là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ nhân dân ở vùng rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua. Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái lên mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy.
Kỷ Hồng Bàng Thị, Từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879-258 TCN]. [19; tr.131-132].
Nếu xét về hình thức thì truyện Họ Hồng Bàng mang dáng vẻ Trung Hoa, bởi lẽ, một là, tên các nhân vật đều có nguồn gốc Hán Việt nhƣ Đế Minh, Đế Nghi, Động Đình, Thần Long, Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân.... hai là, truyền thuyết đƣợc trình bày nhƣ gia phả của một triều đại phong kiến. Song, nếu xét về nội dung mô típ truyện thì nó là mô típ truyện của của ngƣời Việt nằm trong truyền thống của hệ huyền thoại Đông Nam Á.
Ngƣời Việt tự hào nhận là Con Rồng cháu Tiên không có nghĩa là con của một đấng thần linh tài giỏi nào đó, mà là một dòng giống đƣợc sinh ra, đƣợc tồn tại và phát triển trên cơ sở những phẩm chất cao đẹp. Đối với ngƣời Việt, Rồng và Tiên đƣợc hiểu là những phẩm chất cao đẹp mang tính rất đặc
trƣng của con ngƣời Việt xuất sắc mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, bất kể thời đại nào. Và để cho ngắn gọn, dễ hiểu thì chỉ cần dùng một từ Rồng cũng đủ bao hàm những ý đó.
Huyền thoại và truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc thì quốc gia nào, dân tộc nào cũng có, nhƣng truyền thuyết con Rồng cháu Tiên chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu sa phù hợp với nguyện vọng, tình cảm của ngƣời dân Việt Nam trong mọi thời đại. Trong khi huyền thoại của nhiều dân tộc, vị tổ đầu tiên thƣờng là ông hoặc bà thì truyền thuyết Họ Hồng Bàng có Cha Rồng và mẹ Tiên. Triết học phƣơng Đông xem âm và dƣơng đối đãi là nguồn gốc của mọi sự sinh trƣởng trong vũ trụ. Do đấy, chi tiết này đã khiến một số nhà nghiên cứu nhìn thấy ở đây sự hài hòa, cân bằng giữa hai yếu tố âm và dƣơng. Không chỉ vậy, chi tiết Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở thành trăm ngƣời con trai đã đƣợc ngƣời Việt nhìn nhận về một triết lý nhân nghĩa đồng bào tốt đẹp.
Nếu ý nghĩa về nƣớc của biểu tƣợng rồng gắn với văn hóa Đông Nam Á, thì ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc của con rồng Việt gắn với giai đoạn hình thành quốc gia dân tộc. Trong truyền thuyết chứa đựng những nhân tố của hiện thực lịch sử Việt. Để tiến tới sự thành lập nhà nƣớc đầu tiên là cả một công cuộc lâu dài phát triển lực lƣợng sản xuất, tinh thần cộng đồng đã nảy nở trong sự nghiệp kinh tế và văn hóa chung ấy. Văn hóa truyền thống Việt có thể coi đƣợc hình thành từ nông nghiệp, bởi vậy tính chất cộng đồng làng xã rất cao. Yêu cầu của nghề trồng lúa nƣớc khiến con ngƣời phải liên kết với nhau, cả làng phải hợp sức mới có kết quả. Vì vậy mà ngƣời Việt đề cao nguyên tắc sống đoàn kết tƣơng thân, tƣơng ái. Cách xƣng hô của ngƣời Việt trong xã hội mang tính chất gia đình nhƣ anh, em, cô, bác, ông, bà ... Trong phạm vi làng là tinh thần đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương ... và mở rộng ra trong phạm vi quốc gia là đồng bào (sinh ra từ cùng một bọc trứng). Tài trí của ngƣời xƣa thể hiện trong việc xây dựng nên biểu tƣợng biểu
cảm Con Rồng cháu Tiên với hàm ý rằng sự gắn bó hóa hợp của các tộc ngƣời trên đất nƣớc Việt có tính chất tình nghĩa: cùng chung một bọc. Truyền thuyết và sự gắn bó giữa các tộc ngƣời đã tồn tại lâu đời là sức mạnh trƣờng tồn thể hiện bản sắc văn hóa Việt. Ý thức cộng đồng làm cho truyền thuyết sống mãi và trở thành biểu tƣợng cao quý nhất của dân tộc Việt.
Cốt lõi của truyện chính là lòng tự tôn về dòng giống Tiên Rồng cao quý của ngƣời Việt, đại diện cho các tộc ngƣời sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Nếu nhƣ lúc trƣớc biểu tƣợng rồng gắn với sự nhận thức của con ngƣời về thiên nhiên (nguồn nƣớc), thì nay nó mang ý nghĩa xã hội dân tộc (nguồn gốc dân tộc). Ngoài lòng tự hào đề cao nguồn gốc dân tộc, truyền thuyết còn thể hiện sự thống nhất đoàn kết giữa các dân tộc miền xuôi, miền ngƣợc trong cộng đồng Việt Nam, tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam là con một cha, là một gốc. Chính vì vậy, trong khi ý nghĩa “Nước” của con rồng Việt chỉ còn sống trong lễ hội, trong tục ngữ, ca dao thì ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc luôn hiện diện trong mọi thời đại.
Thời phong kiến nhà Trần, Thƣợng hoàng Trần Nhân tông có lần nhắc nhở con rằng: “Nhà ta vốn người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc” [20; tr170]. Nhà Nguyễn, các vua xếp khu di tích Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân, Âu Cơ vào loại miếu thờ đế vƣơng các triều đại, mỗi lần quốc khánh đã ban sắc, gia phong mỹ tục và sai quan đến tế, đồng thời cho đắp sửa và dựng bia. Thời cận đại, các nhà yêu nƣớc khơi dậy ý nghĩa cao đẹp thiêng liêng của truyền thuyết thể hiện qua lời hiệu triệu mọi ngƣời dân Việt Nam hãy đứng lên vì Tổ quốc: “Hỡi ai con Lạc cháu Hồng...”. Niềm tự hào về nguồn gốc còn nhắc nhở mỗi ngƣời dân Việt Nam biết sống đẹp sao cho không hổ thẹn với lịch sử, với nòi giống của mình. Hồ Chủ Tịch trong Những lời kêu gọi đã viết: “Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng
bác ái, phải cư xử cho xứng đáng là con Rồng cháu Tiên”. Có thể nhận thấy rằng, lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc đã làm cho truyền thuyết sống mãi trong tâm trí ngƣời Việt. Bởi vậy, Kiều Phú trong bài tựa cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quáiđã thốt lên rằng “truyện Họ Hồng Bàng không thể nào mất được”.
Truyền thuyết Họ Hồng Bàng là sự khẳng định một truyền thống văn hóa, một cƣơng vực, một hệ thống thần linh nƣớc Việt ... đồng thời phản ánh xu thế của một thời kỳ đất nƣớc đang vƣơn lên làm chủ số phận của mình. Trải qua các thời đại khác nhau trong lịch sử, song ngƣời dân vẫn luôn ghi nhớ truyền thuyết, làm cho truyền thuyết sống mãi bằng các lễ hội, phong tục để nhớ ơn tiên tổ, hun đúc thêm sức mạnh truyền thống và tự hào về dòng dõi cao quý Con Rồng cháu Tiên. Trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng nổi lên hình ảnh cha Rồng là của văn hóa Việt, sản phẩm của nền văn minh lúa nƣớc ngay buổi ban đầu. Bắt đầu từ truyền thuyết này, biểu tƣợng rồng đã mở rộng ý nghĩa về cái đƣợc biểu đạt. Nó vừa mang ý nghĩa là nƣớc, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Cha Rồng – Mẹ Tiên là biểu tƣợng mới cho tình cảm cộng đồng bộ tộc và khơi nguồn ý thức dân tộc.
So với mô típ truyền thuyết gắn với nguồn gốc dân tộc của một số quốc gia ở Đông Nam Á thì: “truyền thuyết Họ Hồng Bàng của người Việt có những nét riêng. Trong khi thần Rồng gắn với nguồn gốc dân tộc của người Khơ - me, người Chăm...là nữ thần, thì người Việt khi chịu ảnh hưởng của Trung Hoa thì rồng trở thành nam thần, đặc biệt hơn nữa là có sự sáng tạo giữa Rồng Cha và mẹ Tiên” [15; tr.99]. Phải chăng đây chính là ý nghĩa nằm trong khái niệm “Đất Nước” thiêng liêng và cao quý đối với ngƣời dân Việt Nam, vì Đất sinh ra mẹ Tiên, Nƣớc sinh ra cha Rồng, Rồng Tiên kết hợp là nguồn gốc của mọi tộc ngƣời sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam.
Tóm lại, từ truyền thuyết Họ Hồng Bàng thông báo ba ý niệm
Hai là, ý niệm về tổ tiên, nòi giống, cùng chung một nguồn gốc của các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam.
Ba là, ý niệm về sự tự tôn đề cao nguồn gốc dân tộc.
Sức cuốn hút của truyền thuyết Họ Hồng Bàng là sự thể hiện một cách tinh tế và đẹp đẽ lòng tự tôn của dân tộc Việt Nam. Chi tiết cha Rồng kết hợp
Mẹ Tiên vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
Qua những điều vừa trình bày ta có thể thấy rằng, trải qua mấy nghìn năm kết tinh của văn hóa, ngƣời Việt đã xây dựng đƣợc một hệ thống huyền thoại, truyền thuyết. Trong đó, truyện Họ Hồng Bàng vƣợt lên nhiều truyền thuyết và luôn sống cùng dân tộc. Dân tộc ta đã gửi gắm tình cảm cũng nhƣ tài năng cuả mình vào trong truyền thuyết. Vì là truyện giải thích ngọn nguồn dân tộc, nên các thời đại đều nhìn thấy ở đó biểu tƣợng của sự đoàn kết, thống nhất đất nƣớc đề cao dân tộc: tất cả tộc ngƣời trên đất nƣớc Việt Nam đều là
Con Rồng cháu Tiên. Bởi vậy, truyền thuyết Họ Hồng Bàng trở thành một trong những truyện đƣợc ngƣời dân Việt Nam yêu quý, coi trọng và giữ gìn. Hơn nữa ở một đất nƣớc mà nạn ngoạn xâm gần nhƣ là một tai họa thƣờng trực, thì nội dung ý nghĩa của truyện về cội nguồn thống nhất dân tộc đã làm cho truyện Họ Hồng Bàng có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Lòng tự hào đề cao nguồn gốc dân tộc Việt Nam là cốt lõi của truyền thuyết Họ Hồng Bàng