Đặc điểm mỹ thuật thời Lý

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 53)

6. Bố cục của kháo luận

2.2.1.1. Đặc điểm mỹ thuật thời Lý

Năm 1009 Lý Thái Tổ đã sáng lập ra vƣơng triều Lý. Với hoài bão xây dựng đất nƣớc hƣng thịnh sau khi lên ngôi ông đã chuyển kinh đô từ vùng Hoa Lƣ thủ hiếm ra giữa đồng bằng lấy tên là Thăng Long để "mưu toan nghiệp lớn" và đổi tên nƣớc là Đại Việt thể hiện ý thức tự tôn, bình đẳng với Đại Tống. Khi phát hiện âm mƣu xâm lƣợc của quân Tống, Lý Thƣờng Kiệt đã hành động tự vệ tích cực, chủ động tấn công trƣớc, phá căn cứ của địch mang về chiến thắng vẻ vang để rồi dõng dạc tuyên bố "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" điều đó khẳng định chủ quyền đất nƣớc với quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thắng lợi quân sự đã có, trên cơ sở trƣởng thành của dân tộc về mọi mặt, nhà Lý tiếp tục đấu tranh ngoại giao đòi độc lập cả về pháp lý: Vua Lý Anh Tông không chịu nhận chức "Giao chỉ quận vƣơng", buộc nhà Tống thừa nhận là "An Nam quốc vƣơng", cũng có nghĩa phải công nhận nƣớc ta là một vƣơng quốc độc lập.

Công cuộc phá Tống bình Chiêm giành đƣợc thắng lợi, đƣa uy tín nƣớc Đại Việt lên đỉnh cao. Đối với dân tộc, nhà Lý đóng vai trò rất tích cực, có nhiều chính sách toàn diện để xây dựng một quốc gia độc lập vững chắc. Chính sách khuyến nông đƣợc đặc biệt chú ý nhƣ giải phóng nô tì, gửi quân đội vào nhà nông (ngự binh ƣ nông), bắt ngƣời làm công về quê nhận ruộng sản xuất, tổ chức khẩn hoang, xây dựng công trình thuỷ lợi, chăm sóc trâu bò để có sức kéo. Chính vua Lý Thái Tông đã trực tiếp cày tịnh điền "để có xôi gạo cúng tổ tiên và nêu gƣơng cho thiên hạ".... Do đó mặc dù kỹ thuật còn thấp kém, song nông nghiệp phát triển khá mạnh, sử cũ có ghi nhiều lần đƣợc mùa to, lại còn những hiện tƣợng lạ nhƣ mƣa ra thóc, mƣa ra gạo, lúa chín bông, cau chín buồng và chim thú quý xuất hiện liêu tục đều biều hiện xã hội thái bình thịnh trị. Trái lại, về việc mất mùa đói kém, triều Lý chỉ xảy ra có 4 lần và đều thuộc vào giai đoạn cuối (các năm 1156, 1181, 1199, và 1208). Chẳng phải vào những năm đại hạn hay lụt lội, mà cả những năm đƣợc mùa lớn, nhà nƣớc cũng xóa tô thuế cho nhân dân, có khi tới 3 năm để an ủi sự lặn lội khó nhọc. Chính vì thế nông dân rất yên tâm làm ăn, không còn tƣ tƣởng khởi nghĩa.

Thủ công nghiệp cũng có nhiều tiến bộ. Các nghề gắn với xây dựng nhƣ làm gạch, ngói và chạm khắc gỗ, đá phát triển mạnh. Đồ gốm đạt tới trình độ cao, nhất là gốm men ngọc. Công nghiệp khai thác thiếc, bạc, đồng, vàng... và kỹ thuật đúc đồng đạt đƣợc nhiều thành tựu. Theo thƣ tịch và truyền thuyết, thời Lý có bốn khí vật cực lớn (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, Phật Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh hay Phả Lại) đều đƣợc đúc bằng đồng. Với sự phát triển của nghề dệt, các vua Lý thƣởng tỏ ý không dùng gấm vóc của Tống nữa. Nhiều sản phẩm thủ công đã trở thành hàng hoá. Nông thôn khắp nơi có chợ, kinh đô Thăng Long phố xã tấp nập. Ngoại thƣơng cũng đƣợc mở rộng, lập cảng Vân Đồn để đón tàu buồn các nƣớc. Và nhờ đó Việt Nam đƣợc

tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, càng có điều kiện tiếp nhận ảnh hƣởng bên ngoài để làm giàu văn hoá của mình.

Cơ sở kinh tế ổn định, xã hội hòa bình là nền tảng cho sự phát triển của tín ngƣỡng, tôn giáo. Cho đến thời Lý, trong Phật giáo ngoài hai dòng Thiền đã có là Tì Na Đa Lƣu Chi và Quang Bích, giờ thêm dòng Thảo Đƣờng gắn kết đƣợc cả Nho giáo với Phật giáo, nhƣ vậy vừa tập hợp đƣợc toàn dân vừa phục vụ đƣợc sự quản lý của triều đình. Vì thế nhà Lý ngay từ đầu và trong suốt cả vƣơng triều đã cho xây dựng rất nhiều chùa tháp.

Sử thần Lê Văn Hƣu đã nhận xét về điều này nhƣ sau:

Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư,… chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt trước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, chốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền [20; tr.242].

Bên cạnh đó, nhà Lý cũng coi trọng Nho giáo, xây Văn Miếu, lập trƣờng Quốc Tử Giám và mở khoa thi để đào tạo và tuyển lựa nhân tài cho bộ máy cai trị. Năm 1042 vua Lý Thái Tông cho ban hành bộ Hình Thƣ là bộ luật thành văn đầu tiên của nƣớc ta, làm cơ sở để xây dựng một thiết chế xã hội ổn định.

Chính ý những cở sở đó đã thôi thúc xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc và toàn diện. Mong muốn của toàn dân và của triều đình nhà Lý lại đƣợc sự cƣờng thịnh của đất nƣớc tạo điều kiện để biến hoài bão thành hiện thực.

2.2.1.2. Một số hình tượng rồng trong công trình kiến trúc thời Lý

Bắt đầu từ thời Lý hình tƣợng con rồng trở nên hoàn chỉnh và gần nhƣ nó không tiếp nối với mạch của thời Bắc thuộc. Do đƣợc bộ Công một cơ quan riêng phụ trách việc xây dựng các hành cung, cũng nhƣ sáng tác các mẫu trang trí, cho nên một trong những đặc điểm nổi bật của hình tƣợng rồng thời Lý đó là mặc dù xuất hiện trong nhiều di tích và ở các địa điểm cách xa nhau, xong khi đặt các hiện vật có trang trí hình rồng cạnh nhau ta thấy chúng thống nhất chung trong một kiểu dáng bố cục: Đầu và chân đƣợc diễn tả khá chi tiết, thân tròn lẳn uốn khúc mềm mại, thon nhỏ dần về phía đuôi. Điều này chứng tỏ hình tƣợng rồng thời Lý đã đƣợc ổn định về mặt tạo dáng, dựa trên một quan niệm thống nhất về con vật linh này. [Hình 1]

Các đồ án rồng thời Lý đƣợc tìm thấy trên hiện vật thuộc khu vực Thăng Long cũ nhƣ Quần Ngựa, Bách Thảo là nơi có cung điện, lầu gác của triều đình nhà Lý và trên những hiện vật phần lớn là các chùa do triều đình xây dựng nhƣ các chùa Phật Tích, Dạm, Long Đọi, Chƣơng Sơn, v.v… Hình tƣợng rồng thời Lý thƣờng xuất hiện ở những nơi trang trọng nhƣ bệ Phật, các cửa tháp, trên trán và diềm bia, trên trụ đá, các thớt tròn bằng đá…

PGS.TS Trần Lâm Bền đã phân định về hình thức rồng Lý có hai khối cơ bản: Một là khối thân, hai là khối đầu mà trong đó phức tạp nhất là khối đầu. Cấu tạo rồng thời Lý về cơ bản có thân hình của rắn, kéo dài luôn đƣợc thể hiện theo diện nghiêng, uốn khúc dạng hình sin. Các khúc lƣợn của thân rồng thƣờng uốn phình to trong khi đó các bƣớc sóng lại hẹp, nên các nhà nghiên cứu thƣờng gọi đó là kiểu “thắt túi”. Dáng rồng thời Lý gợi đến hình ảnh dòng sông uốn lƣợn. Rồng thời Lý trƣớc hết có tƣ tƣởng “giải Hoa” cho nên nó cố gắng không theo cái hình thức Trung Hoa, không mang tính chất dữ dằn mà uyển chuyển, mềm mại, nhịp nhàng, lặp đi, lặp lại theo đúng nhƣ tinh thần của cƣ dân nông nghiệp Việt, đó là hành xử theo vòng quay thời gian

khép kín lặp đi lặp lại của mùa màng. Về chi tiết, thân rồng Lý dài, dọc sống lƣng có họa tiết vây cách điệu, bụng rồng đƣợc trang trí giống nhƣ các lốt vảy đốt ngang của rắn. Trên thân rồng, ở các con nhỏ thƣờng không đƣợc chạm vẩy. Có lẽ, ngƣời nghệ sĩ xƣa thấy cần để lại mảng phẳng chơn cân đối với các chi tiết đƣợc diễn tả kỹ, nói cách khác là tạo khoảng trống bên những khoảng đặc để hấp dẫn mắt nhìn. Các con rồng lớn đƣợc chạm vẩy kép với các nét đều đặn. Vị trí chân rồng thời Lý rất thống nhất: hai chân trƣớc nằm ở khúc uốn thứ nhất, hai chân sau ở khoảng giữa của khúc uốn thứ ba. Mỗi chân có ba ngón với móng giống chân có bóng dáng của loài chim ƣng, đại bàng và có chùm lông từ khủy chân bay về phía sau. Về đầu rồng có một đặc điểm cần phải quan tâm là: Nó khác hoàn toàn những con rồng thời sau ở chỗ không có sừng và không có tai nhƣng rồng có chiếc vòi làm sống cho chiếc mào lửa hình lá rộng bản (thời sau hẹp bản) nền lá là vân xoắn tay mƣớp. Từ chi tiết ấy mà nó gợi lên hình ảnh con voi, một cách biểu hiện khác về ý nghĩa nƣớc.

Bức vẽ con voi với những chiếc lông chảy dài trên vách đá của ngƣời Boshiman thuộc châu Phi đã đƣợc nhiều nhà khảo cổ học sau một thời gian nghiên cứu đã đi đến kết luận đó là biểu tƣợng cả mƣa. Hình thức voi biểu tƣợng của nguồn nƣớc cũng đƣợc nhấn mạnh ở Ấn Độ. Và dần dần voi đƣợc đẩy lên thành thần Ganêsa trong văn hóa Ấn Độ. Voi là biểu tƣợng làm chủ nguồn nƣớc, rồi từ đó nảy sinh ra Makara, và rồi còn đồng nhất với cả Long Vƣơng tức thần biển. Đầu rồng thời Lý đƣợc thể hiện qua chi tiết: miệng há to nhƣ đang nhả hay hứng một hình tròn, mà có ngƣời cho đó là “viên ngọc”. Mép trên của rồng kéo dài ra uốn khúc mềm mại vƣơn lên cao nhỏ dần về phía cuối. Đằng sau gáy bao giờ cũng ba cụm vân soắn chải cụp xuống. Và chùm lên ba cụm vân soắn từ gáy cho đến chỗ cổ là một cụm tóc chải sóng từ to đến nhỏ rồi kết thúc, đôi khi lộn về phía trƣớc. Từ chi tiết này có nhà nghiên cứu nêu lên giả thuyết: “Phải chăng ngoại dạng của Makara đã được

ghép vào rồng Lý.” [8; tr.51]. Ý kiến này đƣợc nhiều nhà sƣ học nhƣ GS.Trần Quốc Vƣợng, GS.Từ Chi… tán thành. Qua đó cho ta thấy yếu tố văn hóa Ấn Độ dã đƣợc du nhập vào trong hình tƣợng rồng thời Lý. Môi dƣới của rồng cũng có khi đƣợc kéo dài, vƣơn lên uốn lƣợn mềm mại. Răng nanh theo kiểu ngà voi, mang nở, mắt giọt lệ, bao quanh mang có ít nhất ba cụm tóc chải lƣợn sóng bay ra phía sau hoặc lộn lên phía trƣớc. Bờm và các túm râu cuộn hình sóng nhịp nhành về phía sau cùng với dạng văn hình chữ S trên to dƣới nhỏ và hình ô - mê - ga giống nhƣ hình số 3. Cách trang trí nhƣ vậy mang tính ẩn dụ về mây, mƣa, sấm, chớp gọi ấn tƣợng về nguồn nƣớc. Hƣớng của bờm cũng nhƣ chùm lông ở khủy chân tạo cho rồng thời Lý cảm giác nhƣ đang bơi trong không gian.

Về ý nghĩa hoa văn chữ S, theo C.Hentz nhà học giả ngƣời Bỉ nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa và sau đó là Từ Tùng Thạch là khảo cổ học Trung Hoa thì đều coi hoa văn này xuất phát từ chữ “lôi” cổ [5; tr.143]. Từ chữ lôi cổ ấy đến chỗ lõm của sống mào là con mắt giọt lệ. Với những họa tiết liên quân đến sấm, chớp, mây, mƣa… đã nói lên rằng rồng là biểu tƣợng cho nguồn nƣớc thuộc bầu trời, với thân hình ngoắt ngéo uốn lƣợn gợi về dòng sông, rồng là biểu tƣợng của nguồn nƣớc thuộc về đất, nhƣ vậy rồng là hợp thể của cả âm lẫn dƣơng, của cả trời và đất. Đi liền với hình tƣợng rồng là những hình tròn mà có ngƣời gọi là viên ngọc hay có ngƣời lại gọi là quả lôi. Theo nhƣ Enest Ingersoll giải thích hình tròn là hình viên ngọc thực chất chứa đựng tinh thần hoặc nguyên lý vũ trụ, có khả năng điều khiển nƣớc triều; trong khi đó theo PGS.TS Trần Lâm Bền: “thì hình tròn này là quả lôi, mà quả lôi tức là sấm chớp” … Cách gọi tuy khác nhau song về ý nghĩa của hình tròn lại khá thống nhất đó là sự liên quan đến nƣớc, biểu tƣợng cho nguồn nƣớc. Trong miệng rồng thời Lý thƣờng có các qủa tròn đôi khi có vân hơi chéo để biểu hiện sự vận động. Nhƣ vậy, rồng trở thành biểu tƣợng của nguồn

nƣớc thuộc bầu trời. Và đúng nhƣ lời nhận xét của tác giả Chu Quang Trứ:

“Phải chăng ở con rồng thời Lý là sự kết hợp các yếu tố âm và dương để biểu hiện phần thực, biểu hiện sức mạnh mưa thuận gió hòa, người và vật đều sinh sôi, mùa màng tốt tươi và vương triều thịnh đạt” [27; tr.195].

Vây rồng thời Lý chỉ có vây đơn, cái nọ gần nhƣ úp lƣng vào cái kia. Mỗi vây có một cái sống. Ở vây lớn là một đƣờng vạch, còn vây nhỏ là một điểm khuyết tròn. Các vây nằm ở trên lƣng rồng, còn bụng rồng đƣợc thể hiện theo dạng bụng rắn uốn khúc nối nhau nhỏ dần và kết thúc ở đuôi (không xoắn hoặc có lông). Trên thế uốn của thân rồng chủ yếu là những cung tròn chƣa có biểu hiện yên ngựa. Rồng lớn thì có vẩy kép ba, rồng nhỏ thì không chạm vẩy. Có lẽ vẩy rồng thời Lý là một loại vẩy đẹp nhất trong các loại rồng các thời. Chân rồng thời Lý rất dài và trong mọi trƣờng hợp không bao giờ có kiểu đè qua thân. Khúc uốn cong nút thứ nhất của rồng thời Lý thì phần dƣới phía trƣớc là một chân, phần dƣới phía sau là một chân. Hai chân sau bao giờ cũng mọc ra từ một chỗ và ở khuỷu có hai dạng lông: một dạng lông xoắn cuộn đầu ở khuỷu và một cụm tóc chải trùm bay lên ra phía sau. Chân rồng có ba ngón vƣơn lên phía trƣớc. Đó là những chi tiết giúp ta nhận biết đƣợc hình tƣợng rồng thời Lý.

Hình tƣợng rồng thời Lý dù đƣợc trang trí ở vị trí nào, kết hợp với các họa tiết nào thì cũng đƣợc thể hiện một cách toàn vẹn. Đi kèm với hình tƣợng rồng thƣờng có nền hoa dây mềm mại, hay nhiều họa tiết trang trí cách điệu khác nhƣ lá thiêng hay hoa, v.v… Nền cơ bản là vân xoắn tay mƣớp. Trên lƣng các vân xoắn bao giờ cũng có một cái đao nhỏ lƣợn nhẹ về phía sau. Cái vân xoắn có thể xem nhƣ chớp cái, còn đao con là chớp con. Đây có thể xem là đắc điểm riêng của rồng thời Lý. Đôi khi điểm trên nền ấy hoặc có một hai bông hoa nhƣ hoa phù dung và các hạt tròn. Đi cùng với các hạt tròn là cụm tóc chải lƣợn nhẹ bay sang hai bên, trong bố cục này ngƣời ta cứ ngỡ rằng nó

nhƣ là tiền thân của đao mác thế kỷ XV I-XVII. Có thể đƣa ra giả thuyết rằng hạt tròn là tinh tú, nguồn phát sáng còn đao tóc là tia sáng. Điều quan trọng là nó đặt vấn đề cho chúng ta nghĩ rằng cái nền của rồng là bầu trời để từ đó đƣa ra nhận định rồng là linh vật của mặt trên.

Sự phối hợp giữa hình rồng với các họa tiết dây xung quanh gợi ra sự cảm nhận, cái nhìn về một sự nhịp nhàng theo nhịp điệu mà ngƣời nghệ sĩ muốn khơi dậy trong tâm thức của ngƣời xem và của chính mình. Nhìn qua, ta thấy thân rồng nhƣ một đƣờng lƣợn đơn giản song thực trên thực tế các khoảng hở đƣợc tạo ra có dụng ý về bố cục với cảm xúc có chu kỳ nhịp điệu. Do đó, có thể ví nó nhƣ một khúc điệu, một bản nhạc đƣợc cô lại trong hình thể.

Rồng thời Lý, thực chất ở mặt tạo hình, chỉ có một kiểu, tới nay chƣa tìm đƣợc một dạng chạm tròn, mà chỉ thấy dƣới dạng nhìn nghiêng và thƣờng đƣợc thực hiện theo các khung dạng bố cục: hình chữ nhật, hình tròn, hình lá đề.

Bố cục hình chữ nhật phổ biến dạng đôi rồng chầu lá đề hoặc rồng đuổi nhâu con nọ nối tiếp con kia trông rất sinh động, chẳng hạn nhƣ bệ tƣợng chùa Phật Tích [Hình 4]: “Ở chùa Phật Tích: Có các loại đế đá xây tượng chạm rồng. Các loại đế đá ghép tường (hay còn gọi là đố) gồm có nhiều loại

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)