So sánh hình tƣợng rồng Việt Nam với rồng Trung Hoa

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 76)

6. Bố cục của kháo luận

2.3.1.So sánh hình tƣợng rồng Việt Nam với rồng Trung Hoa

Trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, hiếm có hiếm có hình tƣợng nghệ thuật nào đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhƣ hình tƣợng con rồng. Việc nghiên cứu hình tƣợng nghệ thuật này cần chỉ ra những nét riêng mang dấu ấn dân tộc , cùng những gửi gắm của ngƣời xƣa thể hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình. Biểu tƣợng rồng trong văn hóa Việt Nam, Trung Hoa ra đời trên cở sở tín ngƣỡng dân gian về nguồn nƣớc, sự tƣơng đồng của biểu tƣợng rồng Việt Nam và Trung Hoa là từ biểu tƣợng của nƣớc trở thành biểu tƣợng của nguồn gốc dân tộc, biểu tƣợng của vƣơng quyền, tƣợng trƣng cho những gì cao quý nhất. So sánh hình tƣợng rồng Việt Nam (Thời Lý - Trần) và Trung Hoa để tìm ra những nét riêng biệt.

2.3.1.1. Nét tương đồng giữa hình tượng rồng Việt Nam so với hình tượng rồng Trung Hoa

Con rồng huyền thoại của Việt Nam và Trung Hoa ra đời trên cở sở tín ngƣỡng dân gian về nguồn nƣớc. Ở Việt Nam ngay từ đầu biết trồng trọt , con ngƣời thƣờng xuyên có nguyện vọng và cầu viện sức mạnh của thần linh phù trợ cho công việc của mình. Đối tƣợng cầu là những uy lực có khi thuận lợi cho phong thu, phồn thực nhƣ mƣa, cầu vồng, có khi là những dấu hiệu đáng ngại nhƣ nhƣ sấm, chớp, giông bão… mà khi quá độ thành lụt, hay thiếu khuyết trở thành hạn hán, dẫn đến mất mùa, đói kém… Do đó, để thỏa mãn các uy lực kia, con ngƣời đã dâng lên chúng lòng tôn kính và lời khấn nguyện và thậm chí lập cả nơi thờ tự. Tục thờ Tứ pháp và lễ cầu đảo phát sinh từ tín ngƣỡng dân gian về nguồn nƣớc. Cầu đảo có ý nghĩa là cầu sự thay đổi trong

thiên nhiên, đang lụt lội thành khô ráo, đang nắng hạn có mây mƣa, nghĩa là cầu mƣa thuận gió hòa cho ngƣời làm nông nghiệp. Thành Luy Lâu ở Bắc Ninh có lễ hội tắm tƣợng đƣợc tổ chức vào mùng 8 tháng tƣ âm lịch hàng năm , đó là nghi lễ đối với tục thờ Tứ pháp để cầu mƣa . Dấu ấn về một nền văn minh hƣớng cội nguồn về nƣớc thể hiện qua tục thờ thần nƣớc rất phổ biến ở nƣớc ta. Trong cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi làm ví dụ ta thấy trong công trình này đã cung cấp nhiều dạng truyện khác nhau về thần mƣa, thần nƣớc. Trong đó, hình dáng và khả năng của thần mƣa đƣợc mô tả: “người thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kì lúc nào. Thần cho mình thu lại bằng con cá nhưng có thể dãn người ra dài hàng ngàn trượng” hay về thần nƣớc “Thế giới sông, biển, ao, hồ, Ngọc Hoàng đều giao cho thần nước cai trị. Cũng như thần Mưa, thần Nước có một hình thù rất vĩ đại, bộ tướng của thần Nước có thần Rồng đen, thần Rồng đỏ và thần Rồng Vàng. Thần làm vua tất cả 3600 giống thủy tộc” [11; tr.25]. Từ đó ta có thể thấy đƣợc mặc dù có sự phân biệt về thần Mƣa và thần Nƣớc, song thực chất về ý nghĩa nó tƣợng trƣng cho nƣớc, ý niệm về nguồn nƣớc.

Ở Trung Hoa khu vực Trƣờng Giang và Hoàng Hà thƣờng xuyên xảy ra lụt lội nên họ đã tin rằng đó là do thần rồng gây ra và tiến hành nghi thức tế thần rồng để cầu nƣớc sông phẳng lặng. GS Dƣơng Lực trong cuốn Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa cho biết: “Từ xa xưa tới nay, Trung Quốc là nước nông nghiệp có quan hệ mật thiết với mưa gió, sông hồ cho nên đương nhiên có sự sùng bái rồng” [18; tr.519]. Trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết cho rằng rồng có khả năng hô gió gọi mƣa, có thể đội sông lật bể, gọi mây che mặt trời. Trong cuốn Chu Dịch viết: “Mây theo rồng, gió theo hổ…” hay: “Rồng là loại động vật nước, mây là hơi nước nên nói rồng có thể gọi mây, còn mây theo rồng” v.v… Với tƣ cách là thần nƣớc rồng vút lên mây, trút ân phúc xuống cho đất. Ở Trung Hoa, rồng tƣợng

trƣng cho mƣa phồn thực, cho mây gây mƣa, cho sấm và cho chớp. Sách Thuyết Vẫn, bách khoa toàn thƣ sớm nhất của Trung Hoa miêu tả: “ Rồng là loại động vật lớn có vẩy , lúc ẩn, lúc hiện có thể nhỏ có thể to, có khi ngắn có khi dài, mùa xuân thì bây lên trời, mùa thu thì chìm sâu dưới đầm” [21; tr.71]. Sách Sơn Nam Hải Kinh viết: “Thần Rồng ở núi Chương Dương tên gọi là Chúc Âm, có tài mở mắt là ngày, nhắm mắt là đêm, thổi thành mùa đông, thở thành mùa hạ . Không uống, không ăn, không thở, hễ thở thì thành gió, thân dài nghìn dặm” [21; tr.71]. Họ quan niệm rằng rồng đực và rồng cái giao đấu là điềm mƣa, trận đầu diễn ra tại các vùng đầm lầy , nơi hai con sông dâng nƣớc lên ngập bờ. Rõ ràng rồng là động vật thần kỳ do cƣ dân Trung Hoa xƣa tƣởng tƣợng ra gắn liền với các hiện tƣợng thiên nhiên mây, mƣa, sấm, chớp, giông bão.

Về mặt thuật ngữ , chữ Rồng và chữ Long đều có nguồn gốc bởi từ chỉ sông nƣớc. Theo PGS. Đặng Việt Bích: “Địa vực có nhiều nước như lưu vực sông Dương Tử trở về Nam trong đó có Lạc Việt - Giao Chỉ có nhiều sông, nhiều suối, lắm con sông dài, sông lớn, rộng, lại có nhiều hồ ao, chuông,… đều có những vị thần sông cụ thể … và từ những vị thần sông đó mà xuất hiện thành một vị thần sông khái quát được các tộc người đó là con rồng” [9; tr.56]. Cƣ dân cổ Việt Nam và Trung Hoa do nhận thức còn hạn chế nên đối mặt với sức mạnh cuả các lực lƣợng tự nhiên họ đã thiêng liêng hóa, thần thoại hóa, thậm chí con tôn sùng các hiện tƣợng đó thành các vị thần. Rồng vốn là một thực thể siêu nhiên, huyễn hoặc. Nó không chỉ là biểu hiện của mây, mƣa, sấm, chớp,… mà chính nó cũng chính là bản thân của các hiện tƣợng ấy. Khi muốn các vị thần ấy thành hình thực thì họ đã cấu tạo nên hình tƣợng và do đó con ngƣời đã lấy trong thiên nhiên mọi yếu tố có khả năng đáp ứng ở độ cao nhất các ý tƣởng của mình. Các thần thoại cùng loại đã can thiệp vào quá trình hình thành trên các bình diện tâm lý lẫn tạo hình để tạo nên hình

dạng con rồng. Và nhƣ vậy rồng Việt Nam và Trung Hoa ra đời trên cở sở tín ngƣỡng dân gian về nguồn nƣớc.

Việt Nam và Trung Hoa và đề cao rồng và do đấy đã gắn nguồn gốc dân tộc với rồng. Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của ngƣời Việt kể rằng: Lạc Long Quân vốn giống rồng lấy Âu Cơ giống tiên đẻ ra bọc trăm trứng là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam ngày nay. Chính vì vậy mà ngƣời Việt luôn nhận mình là con rồng cháu tiên. Dân tộc Trung Hoa cũng có truyền thuyết cho rằng những thủ lĩnh, bộ lạc xƣa nhất của dân tộc nhƣ Phục Hy , Viêm Đế, Hoàng đề Nghiêu, Thuấn,… đều thuộc dòng dõi nhà rồng . Sách Đế Vương thế kỉ viết: “ Mẹ của Viêm Đế đi đến Hoa Dƣơng thụ thai với rồng sinh ra Viêm Đế”, “Các tộc ngƣời Hoa Hạ đều là dòng dõi rồng” [3; tr.7]. Ngƣời Trung Hoa là truyền thân của Rồng” [18; tr.7]… Việc dân tộc Việt Nam Trung Hoa đều gắn nguồn gốc của mình với rồng chính là để nhấn mạnh về xuất thân cao quý và lòng tự hòa dân tộc.

Khi chế độ phong kiến hình thành rồng lại gắn liền vời hình ảnh của vua - là đỉnh cao của khái niệm uy quyền. Các triều đại phong kiến Trung Hoa cũng nhƣ Việt Nam đều lấy rồng làm biểu tƣợng cho nhà vua. Khi rồng đƣợc xem là biểu tƣợng cho bậc thiên tử thì mọi thứ gắn với Hoàng đế đều đƣợc thêm chữ Long, chỗ ở gọi là long cung, chỗ ở gọi là long sàng, chỗ ngồi gọi là long tọa, bƣớc đi gọi là long bộ, thân thể gọi là long thể, mặt gọi là long nhan, áo gọi là long bào… Nơi tế tự trong cung đều đƣợc trang trí điêu khắc rồng, bào phục và vật dụng trong cung đều đƣợc trang trí hoa văn hình rồng. Hoa văn rồng của vua có đủ có đủ năm móng còn hoa văn có ba bốn móng là quà ban thƣởng của vua cho các bậc quan lại và nội thị trong cung. Hình rồng còn đƣợc vẽ trên cờ tiêu biểu là nhà Thanh, họ đã sử dụng cờ có hoa văn rồng vàng nên gọi là Hoàng long kỳ. Rồng biểu hiện cho sự cao quý vĩ đại cho nên việc gắn rồng với các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung

Hoa mang ý nghĩa đề cao vai trò của vƣơng quyền. Rồng tƣợng trƣng cho vua hàm ý chỉ vua có uy lực vô biên và có sức mạnh nhƣ một con rồng.

Khi Phật giáo đến Trung Hoa vào Việt Nam, thì con rồng với ý nghĩa đề cao sự cao quý tôn nghiêm đã xuất hiện trong các di tích Phật giáo. Trên các tác phẩm điêu khắc ở Đại Túc, Tứ Xuyên (Trung Hoa) đều có những hoa văn trang trí hình rồng. Núi Bảo Định (Trung Hoa) có tranh chín con rồng tắm cho thái tử khắc trên đá, tạc hình chín con rồng ngậm nƣớc suối hút lên núi phun lên Thích Ca Mâu Ni cho ngƣời tắm. Ở các ngôi chùa của Việt Nam hình rồng uốn khúc trong hình tròn, hình lá đề, hình chữ nhật trên các bộ tƣợng hay cánh cửa, tháp, bậc thềm… kết hợp với các hoa văn khác tạo nên vẻ đẹp trang trọng trong các công trình kiến trúc và điêu khắc Phật giáo.

Biểu tƣợng cho sự cao quý diệu kỳ và độc đáo, rồng đƣợc làm thành hình ảnh ẩn dụ sinh động trong dân gian và văn học nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm văn học Trung Hoa đã lấy hình ảnh rồng để tƣợng trƣng cho anh hùng nghĩa khí dũng cảm , giúp kẻ yếu diệt trừ cái ác, cái xấu. Ở Việt Nam rồng cũng đƣợc đƣa vào rất nhiều trong tục ngữ thành ngữ nhƣ: Cá gặp nƣớc rồng gặp mây để chỉ sự may mắn, gặp môi trƣờng thuận lợi, tƣơng hợp, sum vầy hội ngộ, rồng bay phƣợng múa chỉ hình dáng, đƣờng nét tƣơi đẹp, uyển chuyển, phóng khoáng… Trong văn học hình tƣợng rồng cũng đƣợc sử dụng. Huyền Quang đã viết để ca ngợi cảnh buổi sáng am Yên Tử nhƣ sau: “Dĩ can long động nhật/ Do xích hổ khê băng…(Động rồng mặt trời đã lên cao/ Khe hổ băn còn đọng hơn thƣớc). Nguyễn Du miêu tả mối tình của Thúy Kiều với Từ Hải: “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/ phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng” … Rồng đẹp và cao quý cho nên ngƣời Việt Nam còn lấy chữ rồng đặt tên cho các địa danh trên khắp đất nƣớc nhƣ: Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Hàm Rồng…

Nhƣ vậy, rồng Việt Nam cũng nhƣ Trung Hoa vốn là một biểu tƣợng gắn với tín ngƣỡng dân gian về nguồn nƣớc, lại gắn thêm ý nghĩa nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa vƣơng quyền, tƣợng trƣng cho những gì cao quý, kỳ diệu, thăng hoa, tốt đẹp và thịnh vƣợng.

2.3.1.2. Nét khác biệt của hình tượng rồng Việt Nam so với hình tượng rồng Trung Hoa

Mỹ thuật truyền thống của Việt Nam và Trung Hoa đều phổ biến hình tƣợng rồng. Song nếu chỉ nhìn vẻ thuần túy bên ngoài về sự giống nhau của tên gọi đề tài, mô típ cũng nhƣ ý nghĩa tƣợng trƣng thì sẽ đƣa đến những kết luận không thấu đáo. Bởi điều quyết định còn là bản sắc văn hóa – yếu tố quy định tâm lý, tinh thần của ngƣời nghệ sĩ dẫn đến các cách biểu cảm khác nhau tong tạo hình.

Nhìn tổng thể hình tƣợng rồng Việt Nam có những nét khu biệt so với hình tƣợng rồng Trung Hoa. Về mô típ xuất phát từ nội dung cuộc sống và tâm lý dân tộc mà nền mỹ thuật Việt Nam có những mô típ rồng và cách tạo hình độc đáo nhƣ rồng ổ, rồng đàn, cô gái cƣỡi rồng… Các mô típ về rồng không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở Trung Hoa và nhiều quốc gia phƣơng Đông nhƣng do tính chất bản địa nên hình tƣợng rồng Việt Nam có nét riêng thể hiện tinh thần dân tộc. Về mặt tạo hình nếu rồng Trung Hoa có dáng động lặp đi lặp lại, chân rồng trong tƣ thế vuốt cào cấu, mồm rồng nhƣ đang gào thét răng rồng nhe ra một cách dữ tợn thì rồng Việt Nam lại uyển chuyển mềm mại, chân rồng nhƣ đang bơi trong không gian.

Đặt hình tƣợng rồng Trung Hoa bên cạnh hình tƣợng rồng Việt Nam sẽ thấy rõ điểm khác biệt trong cách tạo hình và thể hiện. Rồng Việt Nam dù có sự khác nhau theo tùy theo các mốc thời gian thì điểm chung nổi bật đó là sự mềm mại, uyển chuyển trong bố cục, hiền hòa và thân thiện trong dáng hình. Trong khi đó hình tƣợng rồng Trung Hoa thƣờng toát lên khí thế dũng mãnh mang tính trấn áp rất cao. Từ đặc điểm của hình tƣợng rồng trong lịch sử mỹ

thuật Việt Nam nói chung và đặc biệt là hình tƣợng rồng thời kỳ Lý – Trần với hình tƣợng rồng Trung Hoa, tác giả lập bảng so sánh rồng Việt Nam, Trung Hoa qua các thế kỷ XI – XIV.

Thế kỷ Rồng Việt Nam Rồng Trung Hoa

XI-XIII Rồng thời Lý: Dáng bó sát mềm mại, lƣợn hình sin, mắt thon, miệng đỡ ngọc, râu và bờm gọn lƣợn nhẹ nhàng về phía sau. Mép trên của môi rồng kéo dài uốn khúc mại, vƣơn cao nhô dầm (đƣợc gọi là mào lửa), lƣỡi mảnh, vây đều hình ngọn lửa, chân loài chim ba móng.

Dáng thú dũng mãnh hung dữ, mắt trợn tròn miệng to, sừng hƣơi đuôi thú, vây nhọn dƣơng lên. Dâu và bờm chạy ngƣợc về phía lƣỡi đa phần ta và dài, vuốt chân ba móng ta rõ, bám chặt xuống đất.

XIII-XV

Rồng thời Trần: dáng rồng có phần hiện thực hơn so với giai đoạn trƣớc. Thân rồng mập và khỏe, nhịp uốn mềm mại có chỗ kéo dài thành nhịp lớn. Mào lửa vẫn tiếp tục nhƣng không dài nhƣ rồng thế kỷ XI-XIII, xuất hiện sừng và tai, luƣng võng yên ngựa

Dáng đa dạng, mạnh mẽ, nhe nanh, múa vuốt, chân to thô, dáng uốn văn. Miệng rồng giống nhƣ miệng sói, thâm hình nhƣ một loài bò sát lớn, vây to và đã xuất hiện vây hình ngọn lửa bốc ngƣợc về phía sau. Sừng cứng thẳng hƣớng về phía sau.

Nhìn tổng thể, hình tƣợng rồng Việt Nam có những nét khác biệt so với rồng Trung Hoa. Một bên thân uốn mềm mại mang tính chất đặc trƣng của văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc; một bên thân rồng thƣờng dữ dằn do mang tính chất của giai cấp phong kiến quá mạnh. Cả về bố cục chung cũng nhƣ mô típ và các chi tiết thì hình tƣợng rồng Việt Nam có những nét riêng so với rồng Trung Hoa. Nếu rồng Việt Nam có thân uốn hình sin gợi về sóng nƣớc hay chi tiết mào lửa, chữ S và chữ “ô - mê - ga” là yếu tố nổi bật thì rồng Trung Hoa lại có thân thú, miệng sói nhe nanh giữ tợn, chân to khỏe mang tính chấn áp đe dọa.

Điều làm nên sự khác biệt ấy là yếu tố văn hóa. Văn hóa Việt Nam là văn hóa gốc nông nghiệp từ đó dẫn đến tâm lý hiền hòa, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ… Nguyên tắc sống trọng tình cảm đã tác động đến nghệ thuật tạo hình với việc sáng tạo hình tƣợng rồng mềm mại, thân thiết. Vì trọng tình, trọng đức, trọng văn nên con rồng dù là biểu tƣợng của vƣơng quyền thì cũng vẫn nằm trong phong cách chung của hình tƣợng rồng Việt Nam là hiền hòa. Trong khi đó, “nền văn hóa Trung Hoa mang tính nước đôi: xét theo thời gian thì trong nguồn gốc nó là du mục còn theo sự phát triển về sau nó là nông nghiệp. Xét theo không gian thì trong sự so sánh với phương Nam nó là du mục, còn trong sự so sánh với phương Tây nó là nông nghiệp”

[25; tr.70]. So với Trung Hoa là văn hóa nông nghiệp trọng động thì văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp trọng tình. Ngƣời Trung Hoa trọng tài,

Một phần của tài liệu Hình tượng rồng trong kiến trúc việt nam thời lý trần (XI XIV) (Trang 76)