Phòng bệnh

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 61)

Trong ương nuôi ấu trùng cũng như trong cho đẻ nhân tạo phòng bệnh là biện pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là giải pháp cuối cùng, ít hiệu quả.

Tại trại sản xuất phòng bệnh cho tôm chủ yếu theo hai cách sau:

Sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa các con đường xâm nhập của mầm bệnh vào tôm bố mẹ cũng như ấu trùng ương nuôi.

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được sử dụng tại công ty như sau: định kỳ tạt chlorine vào hệ thống thoát nước 1 lần/ngày, tất cả công nhân khi vào trại phải để dép ở của, vệ sinh tay chân bằng vòi nước ngọt sau đó dùng bình xịt chứa cồn khử trùng lại. Tất cả các dụng cụ cho ăn sau một ngày phải đem giặt rửa và phơi khô ráo. Nền trại sản xuất luôn luôn khô ráo, thức ăn sống phải được xử lý trước khi cho ăn bằng formol hoặc nước đá (đối với tôm bố mẹ).

Sử dụng mem vi sinh định kỳ để bổ sung vi sinh vật có lợi vào môi trường ương nuôi cũng như đường ruột của tôm bố mẹ và ấu trùng ương nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Chu kỳ đánh mem vi sinh trong quá trình ương: Trong quá trình ương trại sản xuất không sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh mà sử dụng men vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh và giúp cho ấu trùng khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh do không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh.

Bảng 3.16. Loại men vi sinh xử dụng

Loại men sử dụng Xuất sứ

Men xử lý môi trường Men tiêu hóa

Bio Tonic: Khử độc, diệt khuẩn, cải thiện chất lượng nước, tăng tính ổn định nước, tăng khả năng miễn dịch của tôm, hạn chế bệnh phát sáng.

IMPOTIC: Bổ sung vi sinh vật có lợi cho ấu trùng, nâng cao sức đề kháng, nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp ấu trùng phát triển nhanh đều, tỷ lệ sống cao.

IMPOTIC: công ty KASAN Việt Nam

Bio Tonic: công ty White Crane Thái Lan

Chu kỳ đánh men vi sinh

Trong quá trình ương men vi sinh được sử dụng hàng ngày và luân phiên nhau, men được đánh bắt đầu từ giai đoạn Zoea cho đến khi suất Postlarvae

Bảng 3.17. Hàm lượng và thời gian đánh men vi sinh

Loại men Hàm lượng Thời gian đánh

Men xử lý môi trường

5 – 10 g/m3 khi - Dùng 5 g/m3 trước khi thả Nauplius

- Tăng lên 10 g/m3 nếu có khuẩn phát sáng hoặc ấu trùng chuyển giữa các giai đoạn chính (Zoea, Mysis, Postlarvae.

- Trước hoặc sau khi cho ăn 1,5 giờ, không bổ sung cùng ngày với men tiêu hóa.

Men tiêu hóa 0,5 -1,0 g/ m3

2 ngày bổ sung 1lần

- Trước lúc cho ăn 15 phút hoặc trộn cùng với thức ăn.

Trong sản xuất giống có hai loại nấm thường gặp, có thể gây chết 100%, cho ấu trùng tôm trong 1 - 2 ngày sau khi nhiễm, đó là nấm Lagenidium callinectes

Sirolpidium. Vì vậy, trại sản xuất luôn luôn sử dụng dung dịch treflan để phòng 2 loại nấm này.

Bảng 3.18. Liều lượng sử dụng dung dịch treflan trong quá trình ương nuôi ấu trùng

Giai đoạn Nồng độ (ppm) Lần cho/ngày

Nauplius 0,01 1

Zoea 0,03 2

Mysis 0,06 2

PL1 - PL4 0,08 2

PL5 0,1 2

Ghi chú: Cách pha dung dịch treflan:

- Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44%

- Để treflan 0,01 ppm, ta lấy 1 ml dung dịch A cho vào 1 m3 nước bể nuôi ấu trùng.

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 61)