Chuẩn bị nước

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 39)

a. Nguồn nước

Nguồn nước mặn được bơm trực tiếp từ biển vào với đầu ống bơm được đặt cách bờ 130m ở độ sâu 6m, cách nền đáy 1m, đầu bơm được bọc một lớp lưới để hạn chế rác làm nghẽn đường ống bơm cũng như buồng máy bơm. Đường ống được dân từ biển vào và bơm vào bể lọc thô rồi mới qua bể chưa lắng và xử lý hóa chất.

Nguồn nước mặn của trại sản xuất có các chỉ tiêu môi trường như sau: độ mặn: 28-32 ppt; nhiệt độ: 28-32 0C; pH: 7,8-8,2; hàm lượng oxy hoà tan: >4 mgO2/l; NH3: <0,1 ppm; NO2: <0,02 ppm.

Tất cả các chỉ tiêu môi trường trên đều nằm trong khoảng thích cho tôm bố mẹ cũng như ấu trùng phát triển.

b. Kỹ thuật xử lý nước

Xử lý nước là khâu đầu tiên quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất. Mục đích loại bỏ mầm bệnh và các chất cặn bã có trong nguồn nước để nước được đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, đồng thời đạt các tiêu chuẩn thủy lý, thủy hóa: độ mặn, hàm lượng NH3, H2S, NO2…phù hợp cho từng giai đoạn như nuôi vỗ, cho đẻ, ương ấu trùng, đảm bảo theo yêu cầu sử dụng. Vì vậy, chọn nguồn nước và xử lý nước phải thực hiện nghiêm ngặt.

Quy trình xử lý nước

Hình 3.8. Quy trình xử lý nước tại trại sản xuất

Nước biển được bơm vào bể lắng, tại đây tiến hành xử lý bằng thuốc tím (KMnO4 2 ppm) nhằm oxy hóa chất hữu cơ và kim loại nặng, sục khí liên tục đến khi mất màu thuốc tím. Tiếp tục xử lý bằng chlorine A với nồng độ khoảng 40-50 ppm có tác dụng diệt khuẩn rất cao, tuy nhiên có khả năng gây độc với ấu trùng nếu còn dư lượng. Sục khí mạnh, liên tục trong vòng ít nhất 48h (tùy thời tiết môi trường nắng mạnh hay yếu). Trung hòa chlorine còn dư bằng natrithiosulfat đến khi hết dư lượng chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine bằng thuốc thử. Tắt sục khí, sau 12h có thể bơm nước lên bể lọc thô. Nước qua bể lọc thô sẽ qua hệ thống lọc tia cực tím, hệ thống bình lọc tinh sau đó qua túi siêu lọc và vào bể ương nuôi.

Bảng 3.2. Các chỉ số môi trường nước sau khi chuẩn bị xong

Độ mặn (‰) Nhiệt độ (oC) pH Độ kiềm (mg CaCO3/L)

30 – 32 27 – 33 7,8 - 8,5 130 - 140

3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ

3.4.1. Tuyển chọn tôm bố mẹ

Tôm bố mẹ được tuyển chọ căn cứ vào các tiêu chuẩn về khối lượng, sức khỏe, vỏ, màu sắc, phần phụ, thelycum, petasma, giai đoạn phát triển của buồng trứng, mức độ thành thục của tôm đực. Để đánh giá chất lượng và tình trạng sức khỏe tôm bố mẹ, khi tuyển chọn cần quan tâm đến nguồn gốc tôm, thời gian vận chuyển và phương pháp vận chuyển. Hệ thống bể ương Bể lọc thô Bể lọc thô Bể lắng (lắng và xử lý hóa chất) Nước biển Hệ thống lọc tinh Hệ thống lọc tia cực

Tại công ty tôm bố mẹ được nhập 100% từ Hawaii đã được kiểm tra kiểm dịch kỹ lưỡng không mang các bệnh nguy hiểm và đạt tiêu chuẩn:

+ Đối với tôm đực: Tuyển chọn những con có chiều dài 16 – 18 cm, khối lượng từ 45 - 50 gam, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn (không bị mòn đuôi, mòn chân, không bị cụt râu), petasma không bị tổn thương.

+ Đối với tôm cái: Tuyển chọn những con có chiều dài từ 18 – 20 cm, khối lượng từ 55 - 60 g/con, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn, thelycum không bị tổn thương.

3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ

Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

Tôm đực và tôm cái được nuôi riêng trong các bể có thể tích 25 m3. Với quy trình nuôi nước trong. Gồm có 6 bể nuôi vỗ, 2 bể cho đẻ và ấp trứng. Tất cả các bể được nối với hệ thống lọc riêng cho trại tôm bố mẹ, tất cả các bể được bố trí vòi sục khí sung quanh bể mỗi vòi cách nhau 50 cm.

Hình 3.9. Sơ đồ bể nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ Chăm sóc và quản lý:

Trước khi nhập tôm bố mẹ được nhập về trại, tất cả các bể ương nuôi, bể đẻ, bể ấp, bể lọc và dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó cấp nước vào các bể nuôi vỗ và kiểm tra các yếu tố môi trường bể nuôi.

Trước khi thả tôm vào bể tiến hành cân bằng nhiệt độ để tránh làm tôm bị sốc, mật độ nuôi 5 con/m2 tôm đực và tôm cái được nuôi riêng.

* Các yếu tố môi trường trong bể:

Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục

Nhiệt độ nước (oC) Mực nước (m) Độ mặn (‰) pH 28 – 30 0,7 – 1 30 – 32 7,8 - 8,5

Qua bảng 3.4 ta thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động do thời điểm sản xuất giống đang mùa hè. Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục.

*Chế độ cho ăn:

Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành thục, chất lượng trứng cũng như chất lượng ấu trùng. Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ. Thức ăn sử dụng cho nuôi vỗ đa phần là thức ăn sống nên phải được xử lý kỹ lưỡng trước khi cho ăn, nhằm hạn chế mầm bệnh. Trong quá trình phối trội thưc ăn tại trại có bổ sung thêm vitamin C và khoáng.

Cho ăn khoảng cách 3 giờ/lần và điều chỉnh lượng thức ăn giữa các lần cho ăn tuỳ theo hoạt động bắt mồi của tôm. Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho môi trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho cả đàn tôm trong bể.

Bảng 3.4. Khẩu phần thức ăn và thời điểm cho tôm bố mẹ ăn trong ngày

Loại thức ăn Mực Hàu Giun nhiều tơ

Khẩu phần (kg)

1,5 1,2 1,6

Giờ cho ăn (giờ)

09h00, 15h00, 03h00

06h00, 12h00 18h00, 21h00, 00h00

(Lượng thức ăn tính cho 250 cặp tôm bố mẹ)

* Cách cho ăn và quản lý thức ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng, cho ăn với lượng vừa phải và theo dõi hoạt động bắt mồi của tôm bố mẹ để bổ sung thêm hoặc bớt thức ăn lại. Nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như lãng phí thức ăn.

* Chế độ siphon, thay nước: Tại trại sản xuất hàng ngày vào 6h sáng và 17h00 chiều tiến hành siphon thức ăn thừa ra ngoài. Lượng nước trong bể nuôi vỗ được thay 100% vào lúc 8h sáng và kết hợp với việc vệ sinh bể nuôi.

* Vệ sinh phòng bệnh: đôi với dụng cụ sử dụng trong trại bố mẹ như; vợt bắt tôm, xô chậu... sau khi sử dụng sẽ được vệ sinh sạch sẽ và để về nơi quy định sẵn. Hàng ngày vào 8h sáng tiến hành rút nước còn khoảng 10 cm sau đó tiến hành chà rửa đáy, thành bể và dây khí. Đối với công nhân trong trại khi vào trại phải vệ sinh tay chân sạch sẽ, để dép ở ngoài. Định kỳ 2 - 3 ngày vệ sinh tẩy trùng toàn bộ trại, dụng cụ, bằng chlorin A 150 ppm.

3.4.3. Kỹ thuật cho đẻ

3.4.3.1. Kỹ thuật cắt mắt tôm cái

Tôm bố mẹ sau khi nuôi thuần hóa tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng lên trứng, khoảng 10 - 15 ngày là có thể cắt mắt cho tôm cái.

Cơ sở khoa học của việc cắt mắt tôm: Phức hệ cơ quan X nằm ở cuống mắt trực tiếp điều khiển tổng hợp hormone ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục, cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X từ đó làm giảm tác nhân ức chế sự phát triển tuyến sinh dục. Kết quả quá trình cắt mắt là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng trứng [5].

Thao tác: Dùng panh y tế hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp ga để khử trùng dụng cụ trước khi cắt. Dùng tay khóa tôm theo chiều cong của tôm dùng móc nhỏ kéo mắt phải của tôm bung ra sau đó dùng panh cắt mắt tôm. Thao tác thật nhanh và chính xác, sau khi cắt sát trùng vết thương bằng iodine 10 ppm rồi thả lại tôm vào bể nuôi thành thục.

Với phương pháp này tôm cái hồi phục rất nhanh, hạn chế nhiễm trùng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì sau khi cắt mắt tôm mẹ vẫn bắt mồi bình thường, tỷ lệ sống cao.

3.4.3.2. Tuyển chọn tôm cho giao vĩ

Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ và cho đẻ là một trong những khâu quan trọng trong sản xuất giống nhân tạo, việc tuyển chọn và cho đẻ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật để tạo ra những con giống có chất lượng tốt. Thời gian tuyển chọn tôm cho giao vĩ tại công ty là 13h30 hàng ngày, cụ thể tuyển chọ như sau:

* Đối với tôm cái: Tuyển chọn những con có buồng trứng ở giai đoạn IV. Buồng trứng to không bị đứt quãng và kéo dài đến tận cuối đuôi. Tôm khỏe mạnh: màu sắc sáng tự nhiên, không ửng đỏ, mang tôm trắng và sạch, tôm không lật nghiêng, đứng vững chãi, các đôi chân ngực choãi ra, các đôi phần phụ, đặc biệt là các đôi chân bò phải còn nguyên vẹn, đốt bụng thứ 3 không bị tổn thương, thelycum không bị thâm đen, không bị rách.

* Đối với tôm đực: Tuyển chọn tôm đực có hai túi tinh màu trắng đục, không bị vàng hoặc thâm đen, tôm khỏe mạnh: màu sắc sáng tự nhiên, không ửng đỏ, mang tôm trắng và sạch, tôm không lật nghiêng, đứng vững chãi, các đôi chân ngực choãi ra, các đôi phần phụ, đặc biệt là các đôi chân bò phải còn nguyên vẹn, petasma còn nguyên vẹn và sạch.

Sau khi tuyển chọn xong, tiến hành thả tôm cái vào bể tôm đực để cho giao vĩ với tỉ lệ thả là 1 : 1 hoặc tỷ lệ đực cái là 2 : 1. Thông thường tôm được bắt để cho giao vĩ vào khoảng 16 giờ chiều. Sau khi thả tôm đực và cái vào chung 1 bể thì tắt đèn và giữ yên tĩnh cho tôm giao vĩ.

3.4.3.3. Chuẩn bị bể cho tôm đẻ

Nước chuẩn bị từ trước được cấp vào bể qua túi siêu lọc. Thể tích bể là 10 m3

nước được cấp cao 1,2 m (chiều cao thành bể 1,5 m) nhằm mục đích tránh tôm mẹ búng ra ngoài. Dùng EDTA 10 ppm để xử lí, sục khí trong bể đẻ 24/24 giờ nhưng ở mức độ nhỏ lăn tăn.

3.4.3.4. Tuyển chọn tôm cho đẻ

Tại trại sản xuất thời điểm tuyển chọn tôm mẹ cho đẻ được chia thành hai lần, lần một vào lúc 18h hoặc 19h, lần hai vào lúc 21h hoặc 22h. Sau khi chuẩn bị dụng cụ

đầy đủ thì tiến hành bắt tôm cho đẻ, tuyển chọn tôm cái đã giao vĩ (có túi tinh hoặc có tinh dịch màu trắng sữa gắn vào thelycum). Tuy nhiên, cần kiểm tra túi tinh có được gắn chính xác vào thelycum hay không. Nếu không đúng vị trí, gỡ bỏ và thả lại bể cho tôm giao vĩ lần sau. Khoảng 2 giờ sau sẽ kiểm tra lại. Nếu có túi tinh, chuyển sang bể đẻ. Sau cách 2 giờ kiểm tra 1 lần. Những tôm cái có túi tinh hoặc dính tinh dịch được tắm qua iodine 2 ppm khoảng 6-7 giây sau đó tắm qua nước mặn (được lấy trong bể cho đẻ) khoảng 6-7 giây rồi chuyển sang bể đẻ.

3.4.3.5. Cho đẻ và ấp trứng

Sau khi tuyển chọn tôm cái đạt yêu cầu thì thả vào bể đẻ với mật độ khoảng 2 - 3 con/m2 tắt điện bể cho đẻ và hạn chế tối đa tiếng ồn. Tôm mẹ sau khi được thả vào bể khoảng 2 - 3 giờ sáng tôm sẽ đẻ, có những trường hợp tôm đẻ sớm vào khoảng 0 – 2 giờ sáng.

Trứng được ấp ngay trong bể đẻ và được sục khí nhỏ liên tục 24/24 giờ. Trong thời gian ấp, cách 30 phút phải đảo trứng 1 lần để tránh hiện tượng trứng bị lắng đáy. Sau khi tôm đẻ khoảng 13 - 14 giờ, trứng bắt đầu nở. Sau khi trứng nở hoàn toàn, tiến hành thu Nauplius.

3.4.4. Kỹ thuật thu Nauplius

Để thu Nauplius, lợi dụng tập tính hướng quang của ấu trùng bằng cách dùng đèn chiếu sáng trong phạm vi giữa bể, kết hợp với tắt sục khí. Sau 15 - 30, phút ấu trùng sẽ tập trung gần nguồn sáng. Khi đó, ta dùng vợt hớt nhẹ nhàng Nauplius chuyển sang 1 xô lớn 100 - 120 lít có sục khí. Thu cho đến khi hết Nauplius tập trung gần nguồn sáng thì dừng lại. Sau đó, định lượng và chuyển sang bể ương.

Sau khi thu Nauplius tiến hành thu tôm bố mẹ và kiểm tra các chỉ tiêu (số lượng giao vĩ, đẻ róc...) ghi chép để phục vụ cho lần đẻ sau và chuyển tôm sang bể nuôi vỗ.

Bảng 3.5. Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ Số lần Số lượng tôm cho giao vĩ (con) Số lượng tôm được giao vĩ (con) Tỷ lệ giao vĩ (%) Số lượng trứng (triệu) Số lượng Naupius (triệu) Tỷ lệ nở (%) 1 80 45 56,25 14,32 10,16 70,95 2 64 50 78,12 16,24 13,52 83,25 3 75 53 70,67 15 11,03 73,53 TB 73 49,33 68,35 15,19 11,57 75,91 Bảng 3.6. Kết quả ấp nở trứng Mật độ ấp (trứng/lít) Tỉ lệ nở (%) Thời gian phát triển phôi (giờ)

Số lượng Nauplius (con/lít)

300 - 350 75,91 13 – 14 227 – 265

Từ bảng 3.5, 3.6 cho thấy mật độ ấp tương đối cao. Trong thời gian này, nhiệt độ ít biến động và giữ ở mức tương đối cao và ổn định (28 - 30oC) nên thời gian phát triển phôi cũng khá nhanh (13 - 14 giờ). Đồng thời, với việc áp dụng phương pháp thu Nauplius này ít gây tổn thương cho ấu trùng và có thể loại bỏ được những Nauplius yếu ngay trong bể. Nhưng với phương pháp này, ta sẽ mất nhiều thời gian hơn.

3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Post larvae

3.5.1. Vệ sinh và chuẩn bị bể ương

Bể ương ấu trùng sau mỗi đợt sản xuất đã được vệ sinh kỹ lưỡng nên trước khi thả Nauplius 2 ngày tiến hành mở bạt, chà rửa lại bằng nước ngọt. Tất cả các dụng cụ như đá bọt, dây khí, xô, chậu, vợt Nauplius... đều được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng tiếp theo bố trí lắp đặt sục khí vào bể ương.

Tiến hành cấp nước, nước được bơm từ bể chứa qua túi lọc tinh vào bể ương, sau khi nước cấp đủ bổ sung 10 ppm EDTA sau 2 giờ bổ sung 2 ppm ET 800 hoặc 1 viên B complex/ 2 m3 vào bể tiếp theo là cấy men môi trường với lượng 1 ppm. Sau đó 3 giờ thì tiến hành thả Nauplius.

3.5.2. Kỹ thuật làm thức ăn sống cho ấu trùng

3.5.2.1. Kỹ thuật nuôi tảo

Kỹ thuật nhân giống tảo trong phòng thí nghiệm

Tảo được nuôi ở trại là tảo Chaetoceros sp. Tảo giống sau khi mua về được lưu giữ trong phòng lạnh để luôn có nguồn tảo giống chủ động, lâu dài và việc lưu giữ này rất cần thiết đối với tảo silic.

+ Chuẩn bị môi trường nuôi tảo

Bảng 3.7. Môi trường nuôi tảo

Dung dịch Thành phần Hàm lượng Nước ngọt

Muối dinh dưỡng NaN03 42g 500ml NaH2PO4.H20 5g Na2SiO3.9H20 15g Khoáng CuSO4.5H20 0,5ml 500ml MnCl2.4H20 0,5ml ZnSO4.7H20 0,5ml COCl2.6H20 0,5ml EDTA 5g FeCl3.6H20 1,5g Vitamin B1 0,1g 500ml B12 0,5ml Biotin 0,5ml + Chuẩn bị nước

Nước biển (30‰) được lấy từ bể chứa riêng bơm qua túi lọc tinh vào xô 50 lít, rồi lấy nước cho vào nồi hấp, sau khi hấp song để nước nguội sau đó lấy đong vào bình tam giác 1lít mỗi bình 700 ml nước + 300 ml tảo gốc + 1 ml môi trường đa lượng + 1 ml môi trường vi lượng + 1 ml môi trường silic, sục khí kết hợp mở đèn 24/24 giờ, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 24oC. Duy trì như vậy sau khoảng 2 ngày thì mật độ

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)