Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, tôm bố mẹ có chất lượng tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Tôm đực và tôm cái được nuôi riêng trong các bể có thể tích 25 m3. Với quy trình nuôi nước trong. Gồm có 6 bể nuôi vỗ, 2 bể cho đẻ và ấp trứng. Tất cả các bể được nối với hệ thống lọc riêng cho trại tôm bố mẹ, tất cả các bể được bố trí vòi sục khí sung quanh bể mỗi vòi cách nhau 50 cm.
Hình 3.9. Sơ đồ bể nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ Chăm sóc và quản lý:
Trước khi nhập tôm bố mẹ được nhập về trại, tất cả các bể ương nuôi, bể đẻ, bể ấp, bể lọc và dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó cấp nước vào các bể nuôi vỗ và kiểm tra các yếu tố môi trường bể nuôi.
Trước khi thả tôm vào bể tiến hành cân bằng nhiệt độ để tránh làm tôm bị sốc, mật độ nuôi 5 con/m2 tôm đực và tôm cái được nuôi riêng.
* Các yếu tố môi trường trong bể:
Bảng 3.3. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục
Nhiệt độ nước (oC) Mực nước (m) Độ mặn (‰) pH 28 – 30 0,7 – 1 30 – 32 7,8 - 8,5
Qua bảng 3.4 ta thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động do thời điểm sản xuất giống đang mùa hè. Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục.
*Chế độ cho ăn:
Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành thục, chất lượng trứng cũng như chất lượng ấu trùng. Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ. Thức ăn sử dụng cho nuôi vỗ đa phần là thức ăn sống nên phải được xử lý kỹ lưỡng trước khi cho ăn, nhằm hạn chế mầm bệnh. Trong quá trình phối trội thưc ăn tại trại có bổ sung thêm vitamin C và khoáng.
Cho ăn khoảng cách 3 giờ/lần và điều chỉnh lượng thức ăn giữa các lần cho ăn tuỳ theo hoạt động bắt mồi của tôm. Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra, nếu còn thức ăn thừa trong bể phải vớt ra để đảm bảo cho môi trường nuôi thường xuyên sạch, không gây ra dịch bệnh cho cả đàn tôm trong bể.
Bảng 3.4. Khẩu phần thức ăn và thời điểm cho tôm bố mẹ ăn trong ngày
Loại thức ăn Mực Hàu Giun nhiều tơ
Khẩu phần (kg)
1,5 1,2 1,6
Giờ cho ăn (giờ)
09h00, 15h00, 03h00
06h00, 12h00 18h00, 21h00, 00h00
(Lượng thức ăn tính cho 250 cặp tôm bố mẹ)
* Cách cho ăn và quản lý thức ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng, cho ăn với lượng vừa phải và theo dõi hoạt động bắt mồi của tôm bố mẹ để bổ sung thêm hoặc bớt thức ăn lại. Nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như lãng phí thức ăn.
* Chế độ siphon, thay nước: Tại trại sản xuất hàng ngày vào 6h sáng và 17h00 chiều tiến hành siphon thức ăn thừa ra ngoài. Lượng nước trong bể nuôi vỗ được thay 100% vào lúc 8h sáng và kết hợp với việc vệ sinh bể nuôi.
* Vệ sinh phòng bệnh: đôi với dụng cụ sử dụng trong trại bố mẹ như; vợt bắt tôm, xô chậu... sau khi sử dụng sẽ được vệ sinh sạch sẽ và để về nơi quy định sẵn. Hàng ngày vào 8h sáng tiến hành rút nước còn khoảng 10 cm sau đó tiến hành chà rửa đáy, thành bể và dây khí. Đối với công nhân trong trại khi vào trại phải vệ sinh tay chân sạch sẽ, để dép ở ngoài. Định kỳ 2 - 3 ngày vệ sinh tẩy trùng toàn bộ trại, dụng cụ, bằng chlorin A 150 ppm.