Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 58)

Nhiệt độ: Trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng, nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của đợt ương.

Hình 3.20. Diễn biến nhiệt độ trong bể ương

Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của ấu trùng cũng như quá trinh phân giải của sinh vật trong nước. Qua hình 3.20 thấy rằng nhiệt độ trong quá trình ương thay đổi không nhiều, nhiệt độ trong ngày dao động không cao, nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho quá trình ương nuôi ấu trùng.

pH: Ấu trùng tôm he chân trắng rất nhạy cảm sự biến động các yếu tố môi trường, pH có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình ương nuôi. pH trong bể ương phải luôn được giữ ở khoảng thích hợp bởi vì sự tăng giảm của pH trong ngày quá mạnh sẽ gây sốc cho ấu trùng, nếu pH quá thấp hoặc quá cao sẽ làm suất hiện khí độc.

Hình 3.21. Biến động pH trong quá trình ương

Trong quá trình ương pH nằm trong khoảng dao động thích hợp,thuận lợi cho quá trình ương nuôi (7,8 - 8,4). Càng về cuối của đợt ương pH càng giảm, là do quá trình hô hấp của ấu trùng và sinh vật có lợi trong men vi sinh nên pH giảm.

Độ mặn: Độ mặntrong bể ương được hạ dần dần từ PL4 đến PL12 theo yêu cầu của người nuôi tôm thương phẩm.

Hình 3.22. Biến động độ mặn trong quá trình ương

Hình 3.22 cho thấy rằng độ mặn trong quá trình ương hầu như không thay đổi, chỉ đến 8 ngày trước khi xuất tôm thì hạ xuống tương đương với độ mặn ở ao nuôi thương phẩm.

Qua các số liệu của các yếu tố môi trường đã được thống kê trên ta thấy các yếu tố môi trường tương đối ổn định và nằm trong khoảng thích hợp cho ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng.

+ Nhiệt độ nước: 27 - 31oC

+ pH: 7,7 - 8,4

Việc duy trì hay điều chỉnh các yếu tố môi trường trong các bể nuôi cần được theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.4.7. Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng * Mật độ ấu trùng qua từng giai đoạn

Hình 3.23. Mật độ ương nuôi qua các giai đoạn (con/lít) * Tỷ lệ sống của ấu trùng

Hình 3.24. Tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn

Hình 3.25. Thời gian biến thái của ấu trùng qua các giai đoạn

Mật độ ương nuôi ấu trùng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả ương nuôi ấu trùng, cần xác định mật độ phù hợp là cần thiết. Nếu mật độ ương quá dày thì ấu trung cạnh tranh không gian sống và dưỡng khí, nếu quá thưa hiệu quả kinh tế không cao. Ở trại mật độ thả ấu trùng Nauplius là 200 con/lít.

Qua hình 3.24 cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng tại thời điểm ương là không cao, tỷ lệ sống của giai đoạn Zoea cao hơn các giai đoạn Mysis và Post larvae. Ấu trùng thường bị chết nhiều ở giai đoạn chuyển từ Zoea 2 sang Zoea 3, do đó trong giai đoạn này cần theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Qua hình 3.25 cho thấy thời gian biến thái của ấu trùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhiệt độ nước trong bể ương. Nếu tình trạng sức khỏe tốt và nhiệt độ môi trường nước cao trong khoảng thích hợp thì thời gian chuyển giai đoạn càng ngắn.

3.6. Bệnh và biện pháp phòng trị

3.6.1. Phòng bệnh

Trong ương nuôi ấu trùng cũng như trong cho đẻ nhân tạo phòng bệnh là biện pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là giải pháp cuối cùng, ít hiệu quả.

Tại trại sản xuất phòng bệnh cho tôm chủ yếu theo hai cách sau:

Sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa các con đường xâm nhập của mầm bệnh vào tôm bố mẹ cũng như ấu trùng ương nuôi.

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được sử dụng tại công ty như sau: định kỳ tạt chlorine vào hệ thống thoát nước 1 lần/ngày, tất cả công nhân khi vào trại phải để dép ở của, vệ sinh tay chân bằng vòi nước ngọt sau đó dùng bình xịt chứa cồn khử trùng lại. Tất cả các dụng cụ cho ăn sau một ngày phải đem giặt rửa và phơi khô ráo. Nền trại sản xuất luôn luôn khô ráo, thức ăn sống phải được xử lý trước khi cho ăn bằng formol hoặc nước đá (đối với tôm bố mẹ).

Sử dụng mem vi sinh định kỳ để bổ sung vi sinh vật có lợi vào môi trường ương nuôi cũng như đường ruột của tôm bố mẹ và ấu trùng ương nhằm nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Chu kỳ đánh mem vi sinh trong quá trình ương: Trong quá trình ương trại sản xuất không sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh mà sử dụng men vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh và giúp cho ấu trùng khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh do không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh.

Bảng 3.16. Loại men vi sinh xử dụng

Loại men sử dụng Xuất sứ

Men xử lý môi trường Men tiêu hóa

Bio Tonic: Khử độc, diệt khuẩn, cải thiện chất lượng nước, tăng tính ổn định nước, tăng khả năng miễn dịch của tôm, hạn chế bệnh phát sáng.

IMPOTIC: Bổ sung vi sinh vật có lợi cho ấu trùng, nâng cao sức đề kháng, nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp ấu trùng phát triển nhanh đều, tỷ lệ sống cao.

IMPOTIC: công ty KASAN Việt Nam

Bio Tonic: công ty White Crane Thái Lan

Chu kỳ đánh men vi sinh

Trong quá trình ương men vi sinh được sử dụng hàng ngày và luân phiên nhau, men được đánh bắt đầu từ giai đoạn Zoea cho đến khi suất Postlarvae

Bảng 3.17. Hàm lượng và thời gian đánh men vi sinh

Loại men Hàm lượng Thời gian đánh

Men xử lý môi trường

5 – 10 g/m3 khi - Dùng 5 g/m3 trước khi thả Nauplius

- Tăng lên 10 g/m3 nếu có khuẩn phát sáng hoặc ấu trùng chuyển giữa các giai đoạn chính (Zoea, Mysis, Postlarvae.

- Trước hoặc sau khi cho ăn 1,5 giờ, không bổ sung cùng ngày với men tiêu hóa.

Men tiêu hóa 0,5 -1,0 g/ m3

2 ngày bổ sung 1lần

- Trước lúc cho ăn 15 phút hoặc trộn cùng với thức ăn.

Trong sản xuất giống có hai loại nấm thường gặp, có thể gây chết 100%, cho ấu trùng tôm trong 1 - 2 ngày sau khi nhiễm, đó là nấm Lagenidium callinectes

Sirolpidium. Vì vậy, trại sản xuất luôn luôn sử dụng dung dịch treflan để phòng 2 loại nấm này.

Bảng 3.18. Liều lượng sử dụng dung dịch treflan trong quá trình ương nuôi ấu trùng

Giai đoạn Nồng độ (ppm) Lần cho/ngày

Nauplius 0,01 1

Zoea 0,03 2

Mysis 0,06 2

PL1 - PL4 0,08 2

PL5 0,1 2

Ghi chú: Cách pha dung dịch treflan:

- Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44%

- Để treflan 0,01 ppm, ta lấy 1 ml dung dịch A cho vào 1 m3 nước bể nuôi ấu trùng.

3.6.2. Trị bệnh

Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoea)

Bệnh này do một số loài nguyên sinh động vật như Zoothammium, Rpistylis, Vorticella, Acineta... chúng tấn công vào mắt mang các phần phụ của tôm, làm cho tôm yếu kém, kén ăn và di chuyển khó khăn rồi chết.

Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do chăm sóc kém, làm cho môi trường nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ trong bể cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên sinh động vật phát triển.

Điều trị bằng Chloroquin disphosphate 1.1 ppm liên tục trong 2 ngày.

Bệnh lột xác dính vỏ (Exuvia Entrapment)

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae, khi lột xác một phần vỏ dính lại trên các phần phụ như chân ngực, chân bụng làm cho tôm khó hoạt động.

Cách trị: Kết hợp thay nước 30 - 50%, sau đó xử lý Shrimp favour 1 ppm, sau 8 giờ tiếp theo dùng EM 5 ppm

3.7. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế

Sau đợt sản xuất trại thu hoạch được 12.000.000 Post 12

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trên 1.000.000 Post 12 sản xuất bằng quy trình sạch bệnh không sử dụng kháng sinh.

Bảng 3.19. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của quy trình

Đơn vị : VNĐ

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế

Chi phí sản xuất Số lượng Đơn giá Thành tiền

Con giống (con) 1.600.000 3 4.800.000

Thức ăn tổng hợp (kg) 1 1.200.000 1.200.000 Artermia (lon) 3 1.150.000 3.450.000 Tảo tươi (lít) 200 70.000 14.000.000 Năng lượng 1 50.000 50.000 Vitamin, khoáng 1 50.000 50.000 Mem vi sinh 1 1.000.000 1.000.000 Hóa chất sử dụng 1 700.000 700.000 Lương kỹ thuật 1 2.500.000 2.500.000

Lương công nhân 1 2.000.000 2.000.000

Thưởng 1.000.000 2 2.000.000

Khấu hao tài sản cố

định 1 1.500.000 1.500.000

TỔNG CHI PHÍ 33.250.000

Số lượng Post larvae 1.000.000

Giá bán 80

Doanh thu 80.000.000

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1. Kết luận

Trại nuôi được thiết kế xây dựng hệ thống công trình ương nuôi khoa học trên tổng diện tích gần 2ha và đầu tư công nghệ tương đối đầy đủ đáp ứng được những điều kiện tốt để ương nuôi tôm he chân trắng theo quy trình sạch bệnh không sử dụng kháng sinh.

Việc vệ sinh trại sản xuất được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt giúp hạn chế tối đa mầm bệnh, quá trình lắng lọc xử lý nước đã sử dụng các hóa chất để xử lý nước (Chlorine, KMnO4...) và các phương pháp lọc thông thường như: lọc thô, lọc tinh, tia cực tím, ozon. Rất có hiệu quả biểu hiện là trong quá trình nuôi không gặp mầm bệnh.

Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi được kiểm tra định kỳ, duy trì trong phạm vi thích hợp: nhiệt độ 28 - 300C, pH từ 7,8 - 8,2, độ kiềm 120 - 150 mg CaCO3/l... quy trình ương nuôi được tiến hành thuận lợi, trong quá trình ương nuôi không sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh.

Tại trại sản xuất đã chia nhỏ thời gian cho ăn 3 giờ/lần nhằm mục đích dễ quản lý lượng thức ăn, có hiệu quả rất tốt trong quá trình ương nuôi, hạn chế ô nhiễm nguồn nước và lãng phí thức ăn.

Quy trình sản xuất giống tôm sạch bệnh không sử dụng kháng sinh tại công ty, cho ra chất lượng con giống rất tốt, tôm giống sạch bệnh, sức khỏe tốt, đều cỡ.

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của quy trình sản xuất tôm giống sạch bệnh không sử dụng kháng sinh, cho thấy hiệu quả kinh tế của quy trình mang lại là khá cao, cụ thể như sau: chi phí sản xuất trên 1 triệu Post larvae là 33.250.000 VNĐ, lợi nhuận mang lại là 46.750.000 VNĐ. Hiệu quả hơn rất nhiều lần so với quy trình cũ.

4.2.Đề xuất ý kiến

Cần nâng cấp đường ống cấp nước từ biển vào, do quá trình sử dụng quá lâu nên đường ống đã xuống cấp, hay xảy ra hiện tượng vở đường ống.

Cần xác định khả năng sản xuất của trại để xác định được số lượng tôm bố mẹ mua về phục vụ sản xuất, tránh tình trạng ấu trùng Nauplius nhiều mà không có bể ương do chưa vệ sinh kỹ lưỡng.

Cần xác định nhu cầu thức ăn của ấu trùng để hạn chế chi phí sản xuất do việc dùng dư thừa thức ăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Báo cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản 2013, Nhà xuất bản Hà Nội.

2. Châu Văn Thanh, (2011). Giáo trình hướng dẫn thực tập hải sản, tr 8-9.

3. Đỗ Thi Thúy Vân, (2012), Bài giảng hóa dược. NXB Giáo dục, Hà Nội. Trang 24 – 28.

4. Lê Anh Tuấn (2002), “Du nhập tôm he chân trắng những khía cạnh cần xem xét”. Tạp chí Khoa học Công nghệ, số 7/2002. Tr 30-31.

5. Nguyễn Trọng Nho, Lục Minh Diệp và ctv (2006), Kỹ thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 23 - 25, 144 - 147.

6. Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty, (2007). Nguồn: TC Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế thủy sản, số 3/2007, tr. 27 – 28.

7. Phan Thị Lệ Anh (2007), Khảo nghiệm và xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại vùng sinh thái nước ngọt tỉnh Daklak, tr. 1, 3, 6, 12-14, Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu NTTS III, Nha Trang.

8. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh phú yên (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội vùng biển và ven biển phú yên đến năm 2020. Trang 9, 10, 12.

9. Tổng cục thủy sản (2013), Báo cáo tình tình nuôi trồng thủy sản 2013, Nhà xuất bản Hà Nội.

10.Trần Quang Nhị, (2014). Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 6 – 9, 12 – 15.11.

11.Trần Thị Thanh, (2003). Công nghệ vi sinh. NXB Giáo dục, Hà Nội. Trang 28, 31, 33.

12.Trần Thanh Loan, Đỗ Ngọc Biền, (2012), Kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. NXB Đại Học Nông Nghiệp Hà nội. Trang 2, 4, 5.

13.Trần Văn Quỳnh (2004) "Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam". Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.

14.Trung tâm Khuyến Ngư Ninh Thuận (2006), Tài liệu kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng, tr. 18-19, Ninh Thuận.

15.Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei).

16.Viện Nghiên cứu NTTS III (2010), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu tạo đàn tôm chân trắng bố mẹ chất lượng có nguồn gốc Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm, tr. 4-6, Nha Trang.

Tài liệu tiếng Anh:

17.Diego valderrama, James. L. Anderson (2011), Shrimp production review, Santiago, Chile.

18.Diego valderrama, James. L. Anderson (2013), Shrimp production review, Santiago, Chile.

19.FAO, 2011. Cultured Aquatic Species Information Programme Penaeus

vannamei (Boone, 1931).

20.Green, B.W. (2007), Pacific white shrimp culture in inland ponds Aquaculture 2007 – Meeting Abstract, pp. 36

21.Wang YB, Xu ZR. (2004), Probiotics treatment as method of biocontrol in aquaculture. Feed Research.2004;12:42–45.

22.Wyban, J.A. & Sweeney, J.N. (1991), Intensive shrimp production technology, High Health Aquaculture, Hawaii, USA

23.Yano, I. & CTV (1988), Mating behaviour in the Penaeid Shrimp Penaeus Vannamei, Mar. Biol. 97. p. 171–175

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 58)