ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VỊ TRÍ XÂY DỰNG TRẠI

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 25)

1.6.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 200 km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản và vận tải biển. Phú Yên có diện tích tự nhiên 5.045 km2 [8].

Địa hình: Phú Yên có 3 mặt là núi, phía bắc có dãy Cù Mông, phía nam là dãy Đèo Cả, phía tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn, và phía đông là Biển Đông. Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi [8].

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700 mm [8].

1.6.2. Vị trí xây dựng trại sản xuất

Công ty TNHH Hawaii Fram thuộc Thôn Phú Thọ 3, Xã Hòa Hiệp Trung, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên. Công ty được xây dựng trên nền đất cát, cách bờ biển 300 m, diện tích xây dựng gần 2 ha.

Công ty nằm trong vùng sản xuất giống tập trung của huyện Đông Hòa, gần với khu dân cư nên bị ảnh hưởng đôi chút về rác thải sinh hoạt của người dân tại đây. Nhưng mặt khác lại thuận tiện cho giao thông đi lại và gần với nguồn năng lượng,

công ty sử dụng trực tiếp nguồn điện hạ thế để sản xuất, giảm được chi phí vận tải điện.

Phía Bắc công ty giáp thành phố Tuy Hoà và huyện Phú Hoà, phía Nam giáp huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hoà, Phía Đông giáp biển, Phía Tây giáp huyện Tây Hoà.

Nguồn nước: Nguồn nước ngọt lấy từ giếng khoan của công ty được khoan với độ sâu 100 m nên nguồn nước ngọt ở đây không bị nhiễm mặn. Nước ngọt trong trại sản xuất không mang yếu tố quyết định như rất cần thiết trong quá trình sinh hoạt cũng như vệ sinh trại sản xuất. Đối với nguồn nước mặn được bơm trực tiếp từ biển dẫn về trại sản xuất, bằng đường ống có đường kính 110 mm dài 400 m, đầu bơm được chôn chìm dưới nước sâu 2 m sau đó lấp cát lại. Mục đích chôn đầu bơm như vậy để sử dụng lớp cát làm một tầng lọc thô loại rác, mùn bã hữu cơ có kích thước lớn, để cho nguồn nước đạt các tiêu chuẩn sản xuất.

1.7. Vài nét về công ty TNHH Hawaii Farm

Công ty TNHH Hawaii farm được thành lập năm 2012 do anh Nguyễn Thanh Tân một kỹ sư cơ khí đã làm việc nhiều năm tại Canada. Nhận thấy nghề nuôi tôm có tiềm năng lớn để phát triển tại Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung, nên năm 2012 anh về nước đầu tư xây dựng công ty TNHH Hawaii Farm, đặt tại Thôn Phú Thọ 3, Xã Hòa Hiệp Trung, Huyện Đông hòa.

Công ty xây dựng với tổng diện tích gần 2 ha gồm có 17 trại sản xuất với tổng số 260 hồ ương ấu trùng có tổng công xuất gần 700 triệu PL/năm và hai khu vực dành cho nuôi vỗ và cho đẻ tôm bố mẹ có diện tích gần 300 m2, còn lại là khu vực dành cho nuôi thức ăn sống, hệ thống lọc nước, các bể lắng và bể chứa, khu nhà chức năng và nhà sinh hoạt. Công ty sử dụng 100% tôm bố mẹ sạch bệnh có nguồn gốc từ Hawaii, nằm trong khu vực dân cư nên công ty đầu tư hệ thống lọc nước tiên tiến sử dụng hệ thống bình lọc tinh, lọc tia cực tím, lọc ozon.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

+ Địa điểm: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hawaii Farm, Thôn Phú Thọ 3, Xã Hiệp Hòa, Huyện Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên.

+ Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24/02/2015 đến ngày 20/05/2015.

+ Đối tượng nghiên cứu: Tôm He chân trắng (sopenaeus vannamei Boone, 1931).

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hệ thống công trình và trang thiết bị Thu hoạch và vận chuyển Kỹ thuật ương ấu trùng Kỹ thuật cho đẻ Cho đẻ, ấp nở, thu ấu trùng Kỹ thuật ương Phòng và trị bệnh Nuôi vỗ, chăm sóc tôm bố mẹ Chuẩn bị hệ thống công trình Quy trình xử lý nước Thu thập và xử lý sổ liệu

Kết luận và đề xuất ý kiến

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone 1931) sạch bệnh không

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu, tạp chí, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả nghiên cứu đã được công bố của cơ quan chức năng,…

Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình trực tiếp tham gia vào sản xuất và phỏng vấn, tìm hiểu từ cán bộ kỹ thuật, công nhân làm việc tại cơ sở nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường bể ương nuôi

Sử dụng các thiết bị để kiểm tra các yếu tố môi trường theo Bảng 2.1, ngoài ra dùng thước đo, cân mẫu, sổ ghi chép,… để lưu lại những số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Kiểm tra môi trường định kỳ bằng dụng cụ chuyên dụng. Thời gian đo 7h sáng và 14h chiều. Thao tác kỹ thuật thu mẫu chính xác. Đo đạc, tính toán các yếu tố môi trường đúng kỹ thuật, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bảng 2.1. Các thiết bị đo thông số môi trường S

STT Yếu tố Đơn vị Dụng cụ Thời

điểm đo Sai số Ghi chú

1

1 pH - Test pH 7h - 14h ± 0,5 Đo hàng ngày

2

2 Độ mặn ‰ Tỷ trọng kế 14h ± 1,0 Hai ngày/ lần

3 3

Độ

kiềm mg CaCO3/l Test độ kiềm 14h ± 17 Hai ngày/ lần

7 4

Nhiệt độ

0C Nhiệt kế 7h - 14h ± 1,0 Đo hàng ngày

2.3.3. Các công thức tính [2]

* Tính tổng ấu trùng có trong bể (A)

V

A 

  (2.1)

Trong đó: A: Tổng số ấu trùng.

A: Số lượng ấu trùng trong 1 lít nước. V: Thể tích bể ương.

* Thời gian biến thái của ấu trùng (T)

T = T2 – T1 (2.2)

Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng.

T2: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn trước. T1: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn sau. * Tỷ lệ sống của ấu trùng (TLS) TLS (%) = 1 2 A A × 100% (2.3)

Trong đó: A1: Tổng số ấu trùng ban đầu.

A2: Tổng số ấu trùng qua từng giai đoạn. * Tỷ lệ tôm mẹ giao vĩ (TLGV) TLGV (%) = * Tính tỷ lệ nở (TLN) TLN = 𝑨 𝑬 × 100% (2.5) Trong đó: TLN: Tỷ lệ nở.

A: Tổng số ấu trùng có trong bể ương. E: Tổng số trứng.

2.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Xác định tỉ lệ trứng thụ tinh

+ Bước 1: Theo dõi tôm mẹ đẻ. Sau khi tôm mẹ đẻ xong 5 – 10 phút, khi thấy trứng phân bố đều trong bể, dùng cốc thủy tinh lấy 3 mẫu đưa vào ca nhựa (loại 2 lít). Dùng đũa khuấy đều trứng trong ca nhựa và cho trứng vào một cốc thủy tinh (cốc A).

+ Bước 2: Lấy ngẫu nhiên lần lượt từng trứng trong cốc A và xem trên kính hiển vi (lúc trứng phân cắt 2 tế bào hoặc 4 tế bào hoặc 8 tế bào). Quan sát và ghi lại kết quả, ít nhất là 30 trứng. Thời điểm xác định trứng thụ tinh là sau khi tôm đẻ 2 giờ lúc này trứng ở giai đoạn phôi dâu. Tính tỷ lệ trứng thụ tinh.

Xác định tỉ lệ nở và thời gian phát triển phôi

Số tôm giao vĩ

(2.4) 100%

trắng Số tôm mẹ cho giao vĩ

+ Bước 1: Sau khi tôm mẹ đẻ xong 20 phút, vớt tôm mẹ ra khỏi bể đẻ, dùng dụng cụ đảo trứng phân bố đều trong bể, sau đó dùng cốc thủy tinh lấy ngẫu nhiên 3 cốc đầy đưa vào ca nhựa (loại 2 lít). Ghi chép thời điểm tôm mẹ đẻ và nhiệt độ bể đẻ.

+ Bước 2: Đảo đều trứng trong ca nhựa và đếm trứng đưa vào bình tam giác, mỗi bình tam giác 100 trứng. Cách đếm trứng tôm: dùng đũa khuấy đều trứng trong ca nhựa. Sau đó, cho một ít trứng vào cốc thủy tinh, dùng đèn soi ngược từ dưới đáy cốc lên, ta sẽ thấy rõ từng trứng tôm và đếm số trứng đó. Lần lượt như thế đếm đủ 100 trứng cho mỗi bình tam giác. Sau đó, điều chỉnh lượng nước ấp trong bình tam giác đủ 500ml, nước này được lấy từ bể ấp. Ghi nhãn cho 3 bình. Đặt 3 bình này ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ gần bằng với bể ấp trứng, sục khí nhẹ.

+ Bước 3: Cứ 2 giờ đo nhiệt độ trong bình một lần và đảo trứng cho đến khi trứng nở, ghi chép nhiệt độ nước trong các bình và bể ấp trứng.

+ Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và ghi thời điểm trứng nở. Sau 13 - 14h, khi trứng nở hoàn toàn, đếm toàn bộ số Nauplius trong các bình bằng dụng cụ đếm Nauplius. Tính tỷ lệ nở và thời gian phát triển phôi.

Theo dõi quá trình phát triển phôi

+ Bước 1: Theo dõi thời điểm tôm mẹ đẻ. Sau khi tôm mẹ đẻ 3 - 5 phút, dùng cốc thủy tinh lấy trứng, ghi chép thời điểm tôm mẹ đẻ.

+ Bước 2: Lấy vài trứng từ cốc thủy tinh xem trên kính hển vi, chọn 1 vài trứng và chụp ảnh hình dạng trứng tại thời điểm đó và ghi thời gian, sau 10 phút tiếp theo, lấy vài trứng khác và chọn 1 trứng để chụp ảnh hình dạng và ghi thời gian. Cứ như thế, 30 phút, 45 phút, 60 phút tiếp theo lần lượt hình dạng phôi và ghi thời gian. Chú ý ghi lại nhiệt độ nước trong cốc đựng trứng tôm.

Theo dõi các giai đoạn phát triển, sinh trưởng ấu trùng

Căn cứ vào đặc điểm sinh học các giai đoạn phụ của ấu trùng tiến hành quan sát phân biệt các giai đoạn theo các bước sau:

+ Bước 1: Xem tài liệu về hình dạng cấu tạo ngoài, tính hướng quan, phân bố và hướng bơi lội của các giai đoạn chính và phụ của ấu trùng tôm he chân trắng. Giai đoạn Nauplius chú ý công thức gai đuôi, giai đoạn Zoea chú ý phần đầu và phần đuôi, giai đoạn Mysis chú ý phần chân bụng và khả năng vận động.

+ Bước 2: Dùng cốc thủy tinh lấy mẫu ấu trùng trong bể, đưa cốc lên ngang tầm mắt, quan sát hoạt động bơi lội, hình dạng của ấu trùng và chụp ảnh.

+ Bước 3: Lấy vài ấu trùng từ trong cốc xem trên kính hiển vi và so sánh với tài liệu để xác định chính xác giai đoạn ấu trùng. Chụp ảnh ấu trùng qua kính hiển vi.

Cách định lượng Nauplius:

Mở sục khí mạnh cho Nauplius phân tán đều trong bể ương. Dùng cốc đong 20 ml múc mẫu tại các điểm ngẫu nhiên trong bể (lấy trên 5 điểm) sau đó tính lượng Nauplius trung bình có trong tổng số mẫu đã lấy, rồi xác định trong một lít nước chứa bao nhiêu Nauplius sau đó nhân với thể tích bể ương.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010, số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD).

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Công trình, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất

3.1.1. Hệ thống công trình của trại sản xuất

3.1.1.1. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng

Trại sản xuất gồm có 15 bể ương nuôi ấu trùng mỗi bể có thể tích 8 m3, được xây dựng bằng xi măng, bể ương được thiết kế hình chữ nhật (rộng 1,5 m, dài 5 m, cao 1,2 m), mặt trong được láng một lớp xi dầu mỏng chống thấm nước, phần đáy bể được làm nghiêng nhẹ về phía lù xả cạn, bể bao gồm có một lù xả cạn cỡ ống đường kính 60 mm, bề mặt thoáng của bể ương được căng dây cước cỡ 1 mm hình ô vuông (60 cm; 60 cm) nhằm mục đích tạo khung đỡ để che bạt.

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí bể ương và trang thiết bị trong trại sản xuất

3.1.1.2. Hệ thống bể nuôi vỗ tôm bố mẹ và cho đẻ

Công ty có 2 trại tôm bố mẹ. Mỗi trại có 6 bể nuôi vỗ và 2 bể đẻ, mỗi bể nuôi vỗ có thể tích 25 m3, bể cho đẻ và ấp trứng có thể tích 10 m3 thiết kế hình chữ nhật được xây dựng bằng xi măng, mặt trong láng xi dầu chống thấm và được sơn tối màu, mỗi bể gồm có 1 van nước cấp, một lù xả cạn và hệ thống ống dẫn khí bao quanh thành bể.

3.1.1.3. Hệ thống cấp thoát nước

Trong trại có 2 đường ống cấp nước chạy song song, bao gồm có đường ống nước ngọt với đường kính ống 34 mm, và đường ống cấp nước mặn với đường kính ống 49 mm. Hai đường ống được đặt ngầm dưới nền trại, đến giữa hai bể ương thì có van điều chỉnh gồm một van nước ngọt đường kính 34 mm và một van nước mặn đường kính 49 mm.

Hệ thống thoát nước gồm có 4 hố ga và hệ thống ống đường kính 90 mm được đặt ngầm dưới nền trại, dọc theo giữa hai dãy bể ương, đảm bảo thoát nước nhanh chóng, để trại luôn khô ráo.

3.1.1.4. Hệ thống khí

Hệ thống khí bao gồm hai máy sục khí (một máy chạy điện và một máy chạy dầu) và đường ống dẫn khí đến từng trại sản xuất. Đường ống dẫn khí gồm có 17 ống nhựa PVC đường kính 60 mm dẫn đến từng trại sản xuất, đường ống dẫn khí chính chạy dọc theo chiều ngang của bể ương, đến mỗi bể ương có các nhánh ống đường kính 27 mm được kéo xuống sau đó gắn với hệ thống ống PVC đường kính 21 mm được gắn quanh thành bể ương, cách 50 cm lại có một van nhỏ để điều chỉnh vòi sục khí (hình 3.2).

Hình 3.2. Hệ thống ống dẫn khí trong trại sản xuất

3.1.1.4. Hệ thống bể chứa và xử lý nước

Trại sản xuất giống gồm có 2 bể chứa mỗi bể có thể tích chứa 350 m3 và 4 bể xử lý nước mỗi bể có thể tích 150 m3 được xây bằng xi măng, có mái che bằng tôn trong suốt, hạn chế hiện tượng bốc hơi làm giảm độ mặn và sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi nước. Mỗi bể được bố trí hệ thống ống sục khí nhằm mục đích đảo nước và giúp khuếch tán hóa chất xử lý nước nhanh hơn. Cuối mỗi bể chứa có một đường ống được nối vào máy bơm 8 HP bơm nước lên bể lọc và từ đó được lọc qua các hệ thống.

Hình 3.3. Bể lắng và xử lý nước

3.1.1.5. Hệ thống lọc trong trại sản xuất

Hệ thống lọc trong trại sản xuất có vai trò cực kỳ quan trọng nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Nếu hệ thống lọc không đảm bảo thì trong quá trình sản xuất sẽ rất khó khăn do các mầm bệnh trong nước chưa được xử lý triệt để, và ngược lại nếu hệ thống lọc đảm bảo sẽ hạn chế được tối đa mầm bệnh dẫn đến hiệu quả sản xuất tăng lên. Trại sản xuất sử dụng hai hình thức lọc phổ biến trong đó bao gồm lọc cơ học và lọc vật lý.

Bể lọc cơ học (lọc cát): dựa theo nguyên lý tầng lọc ngược, trại sản xuất sử dụng các vật liệu như; cát, đá sỏi, than hoạt tính. Để lọc nước khi bơm trực tiếp từ biển vào qua bể lọc thô. Bể lọc có thể tích 9 m3, được xây bằng xi măng, đặt trên nền đế cao 1 m. Bể lọc này được đặt xa trại nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh lây lan vào bể ương, bể được đặt gần với khu bể xử lý nước.

Hình 3.4. Bể lọc thô nước chưa qua xử lý

Bể lọc thô nước đã qua xử lý: cấu tạo của bể lọc thô nước đã qua xử lý chỉ khác ở độ dày của vật liệu lọc và có bổ sung thêm một lớp than hoạt tính còn lại đều

Một phần của tài liệu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạnh bệnh không sử dụng khang sinh _ PHAM VAN HUONG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)