Hỗ trợ phát triển các hệ thống quản lý mâu thuẫn, bất hòa

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 52)

Theo ông Mai Đức Thiện, để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thì cần chuyên nghiệp hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động theo hướng: hội đồng hoà giải cơ sở chỉ giải quyết tranh chấp cá nhân; hoà giải viên lao động cần được đào tạo tập huấn, có kinh phí hoạt động thường xuyên; hội đồng trọng tài lao động cần nâng cao theo tính chuyên nghiệp, tiến tới thành lập theo khu vực.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Richard Fincher – Chuyên gia quốc tế Dự án thúc đẩy quan hệ lao động của USAID cho biết, ở Mỹ cũng như ở Việt Nam, khi có

tranh chấp lao động mà đưa nhau ra toà là rắc rối, mất nhiều thời gian, thiệt hại từ phía doanh nghiệp và người lao động lớn. Thế nhưng, nếu giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải (dù bằng thủ tục bắt buộc hay không bắt buộc) thì thời gian rất ngắn, thủ tục gọn gàng, lại ít tốn kém cho các bên. Các công đoàn, doanh nghiệp, Chính phủ Mỹ hết sức quan tâm tới hoạt động giải quyết tranh chấp lao động và các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trung gian. Chuyên gia trung gian hoà giải và trọng tài viên gồm cả những người làm công do Chính phủ trả lương và tư nhân... Vì vậy cần phải hỗ trợ phát triến hệ thống quản lý mâu thuẫn, bất hòa.

Ba khuyến cáo của ILO

Làm gì để giảm thiểu tranh chấp lao động? Có một số biện pháp cơ bản có thể giúp ngăn ngừa tranh chấp lao động và hạn chế nguy cơ bùng phát dẫn đến ngừng việc tập thể và đình công. Những biện pháp sau có thể nhanh chóng cải thiện quan hệ lao động tại doanh nghiệp và cần thực hiện ngay.

1- Hãy chủ động tổ chức họp mặt thường xuyên và thông tin hai chiều giữa

công đoàn (CĐ), người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) để nắm bắt và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời.

2- Hãy xem xét việc đàm phán thỏa ước lao động tập thể về lương và điều

kiện làm việc để đáp ứng những nguyện vọng của cả NLĐ và NSDLĐ. Quy định thời gian để tổ chức đàm phán định kỳ về vấn đề tiền lương, lợi ích, điều kiện làm việc... Điều này có thể giúp NLĐ trở nên kỷ luật hơn về cách thức và thời điểm đưa ra yêu cầu với NSDLĐ. Đó cũng là diễn đàn chung để các bên bày tỏ mong muốn của mình và cùng nhau đàm phán.

3- Hãy xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, kịp thời, nhanh

chóng và đúng pháp luật tại nơi làm việc để giải quyết các tranh chấp lao động. Hãy chắc chắn rằng NLĐ và NSDLĐ đều nhất trí cơ chế đó công bằng. Tìm kiếm sự trợ giúp của hòa giải viên lao động cấp quận và cấp tỉnh, thành khi hai bên không thể giải quyết mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w