Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 49)

Vai trò của công đoàn Việt Nam nói chung và công đoàn khu công nghiệp Nội Bài nói riêng ngày càng được mở rộng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy công đoàn phải nâng cao hiệu quả trong thực hiện vai trò của mình :

Thứ nhất, Công đoàn coi trọng bản vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng

của công nhân, viên chức, lao động. Các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở, đi sâu vào đời sống công nhân, người lao động, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; kịp thời tham gia với giới chủ, người sử dụng lao động đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn này; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động là nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Thứ hai, Công đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao trình độ học vấn,

tay nghề, kiến thức pháp luật cho người lao động. Nền kinh tế mở ở Việt Nam ngày nay có nhiều ưu điểm, nhưng cũng là “mảnh đất” làm nảy sinh những tiêu cực xã hội. Vì thế, Công đoàn cần phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức, lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác -Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại. Đó là những yếu tố quan trọng làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng mở rộng và phát triển.

Thứ ba, Công đoàn thực sự là người đại diện của công nhân, viên chức, lao

động, điều hòa quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Công đoàn chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tích cực giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động; xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các

hợp tác xã Việt Nam... nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Thứ tư, thay mặt công nhân, viên chức, lao động tham gia xây dựng và hoàn

thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập. Công đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam đồng bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động; thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động, chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động.

Thứ năm, Công đoàn tích cực tham gia thúc đẩy việc hoàn thiện “cơ chế ba

bên” trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế ba bên là một trong những hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa Nhà nước - Giới chủ - Người lao động (đại diện là công đoàn) nhằm thay đổi cách thức quan hệ lao động, làm hài hòa quan hệ chủ - thợ tương thích với cơ chế quản lý nhà nước.

Trong cơ chế này Chính phủ có trách nhiệm đặt ra luật pháp, quy chế. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho người lao động, có kiến nghị, tham gia quá trình lập pháp và đặt ra giải pháp tạo sự căn cứ pháp luật ổn định cho công đoàn trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Công đoàn, một mặt, có nhiệm vụ tham gia với Chính phủ xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, giám sát hoạt động của Chính phủ. Việc tham gia giám sát phải dựa trên cơ sở khoa học, điều tra phân tích tình hình việc làm và đời sống của công nhân, viên chức, lao động và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Công đoàn tận dụng ưu thế của tổ chức mình quan hệ chặt chẽ với người lao động, phản ánh với Nhà nước, đưa ra kiến nghị hợp lý, thúc đẩy việc soạn thảo pháp luật, hoàn thiện chính sách lao động. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ ba bên, Công đoàn cùng Nhà nước và cơ quan hữu quan tiến hành thương lượng thông qua phương thức hội nghị liên tịch để tham gia với Nhà nước, từng bước xây dựng cơ chế ba bên ở tầm cao.

Trong các doanh nghiệp, việc bảo vệ quyền lao động của người lao động được thực hiện thông qua việc xây dựng chế độ bình đẳng thương lượng. Đây là nội dụng quan trọng trong ký kết thỏa ước tập thể. Các vấn đề xúc tiến việc làm, bồi dưỡng

nghề nghiệp cần trở thành điều khoản quan trọng để tạo điều kiện pháp quy cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của mình, đồng thời nâng cao nguồn lực của doanh nghiệp.

Thứ sáu, Công đoàn tham gia giải quyết vấn đề đình công trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự tăng nhanh các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quan hệ lao động ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp. Các cuộc đình công ngày một nhiều, nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật lao động và các cam kết thỏa thuận với người lao động, như chậm trả lương, làm thêm giờ quá nhiều, không đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật...

Thực tế cho thấy, các cuộc đình công đều không do công đoàn cơ sở lãnh đạo và chưa bảo đảm trình tự pháp luật. Nhiều người lao động chưa hiểu thấu đáo quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật lao động, một số người lao động còn trẻ, xuất thân từ nông thôn chưa được đào tạo đồng bộ, hạn chế về năng lực, trình độ tay nghề, chưa quen với tác phong công nghiệp, làm việc thiếu nhiệt tình, chưa nắm vững các quy định pháp luật về đình công và tranh chấp lao động. Thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, Công đoàn mang tiếng nói của công nhân, lao động đến người sử dụng lao động, bình đẳng thương lượng với người sử dụng lao động, giải quyết những xung đột để người sử dụng lao động và người lao động hiểu nhau hơn, hạn chế những cuộc đình công tự phát.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 49)