Thứ nhất, phát triển khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các công
ty liên hoàn có vai trò dẫn dắt sự phát triển của khu công nghiệp Nội Bài. Mở rộng sự phát triển của khu công nghiệp ra các xã lân cận thông qua chính sách mở rộng quy hoạch của thành phố tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển của các xã trong huyện Sóc Sơn nói riêng và các huyện khác trong thành phố Hà Nội nói chung. Theo Quy hoạch, KCN Nội Bài được mở rộng thêm hơn 15,8 ha đất thuộc địa bàn các xã Mai Đình, Quang Tiến (huyện Sóc Sơn). Phần mở rộng này có hạ tầng kỹ thuật đấu nối với KCN Nội Bài hiện nay. Việc mở rộng KCN Nội Bài giai đoạn 2 nhằm đóng góp vào việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định, lâu dài, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện giải quyết lao động việc làm tại địa phương.
Thứ hai, phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu và nâng cao chất lượng
hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin cơ điện tử công nghệ sinh học. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh.
Thứ ba, không phát triển, mở rộng khu công nghiệp Nội Bài gần sát khu dân
cư trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Đối với doanh nghiệp hiện đang phát sinh ô nhiễm cần có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất hàng ra ngoài đồng thời hướng các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp được có quy định của thành phố.
Thứ tư, phát triển khu công nghiệp Nội Bài đi đôi với việc bảo vệ môi trường
trong và ngoài khu công nghiêp; chăm lo điều kiện làm việc đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp.
Thứ năm, tăng cường liên kết doanh nghiệp và phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp đã có các chính sách giảm chi phí tăng phần bù đắp cho việc hình thành các liên kết cho cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty địa phương nhằm tạo ra và khuyến khích các liên kết làm tăng hiệu quả của sản xuất và góp phần vào việc phát tán các tri thức và kỹ năng từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tới các doanh nghiệp địa phương.
Thứ sáu, cải thiện môi trường đầu tư trong khu công nghiệp. Trước hết cần
hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính thông qua việc nhanh chóng xây dựng và thông qua luật về khu công nghiệp hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” và coi đây là công cụ quan trọng tạo lập môi trường hành chính thuận lợi trong khu công nghiệp đồng thời ổn định các chính sách và cơ chế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp có những tính toán chiến lược dài hạn và bền vững. Tạo điều kiện giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp thông qua các chính sách trực tiếp và gián tiếp như: giảm chi phí sử dụng các dịch vụ công cộng chi phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thu chi phí theo mức độ hoạt động thực tế (tỷ lệ lấp đầy KCN doanh thu kim ngạch xuất khẩu ... ).