Nguyên nhân dân đến tranh chấp lao động của khu công nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 37)

2.3.2.1. Từ phía người sử dụng lao động

Chi trả lương tối thiểu cho người lao động

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động của công ty là sự chênh lệch giữa tốc độ tăng giá của một số loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu và mức thu nhập của người lao động. Cụ thể, thời gian qua, trong khi giá điện, nước, xăng dầu, nhà trọ và các loại thực phẩm đều tăng nhanh thì lương của công nhân khu công nghiệp Nội Bài năm chỉ đạt ở mức tối thiểu khoảng 1.350.000 đồng. Lương tối thiểu tăng lên 830.000 đồng/tháng, những người công nhân tại Khu công nghiệp (KCN) Nội Bài có thêm khoảng từ 300.000 - 400.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, với đợt tăng giá từ đầu năm 2011 tới nay, đời sống người lao động, đặc biệt đối với công nhân (CN) chưa được cải thiện nhiều. không đủ để họ trang trải cuộc sống, có chăng cũng phải hết sức tằn tiện.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cuộc đình công xảy ra có liên quan tới tiền lương và tiền thưởng chiếm 58%, làm thêm giờ chiếm 15%, bảo hiểm xã hội chiếm 13%, hợp đồng lao động và ngày phép chiếm 14%

Số liệu điều tra cho thấy, có 95.85% số công nhân không hài lòng với mức lương hiện tại, 42.6% không hài lòng với tiền thưởng và 20.71% không hài lòng về thời gian làm việc. Mức lương tối thiểu không bảo đảm đủ cho sinh hoạt (chưa nói đến tích lũy), tiền thưởng mỗi dịp lễ, tết quá thấp là những nguyên nhân tiếp theo khiến công nhân bức xúc.

Lương tối thiểu giữa khu vực doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự chênh lệch cũng là một bất cập, bởi cùng một ngành nghề, cùng một công việc, cùng mức độ lao động, cùng chung một thị trường giá cả... nhưng chịu hai mức lương khác nhau làm người lao động rất bức xúc, vì sự khác biệt đó ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ.

Thu nhập thấp đã gây khó khăn cho công nhân, song còn tồn tại tình trạng lương, thưởng "treo", càng gây nhiều bức xúc. Về “lương treo”, để đối phó với đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng, công ty đã phân chia bậc lương nhưng lại có đến 50 - 60 bậc và mỗi bậc cách nhau khoảng 10.000 đồng. Như vậy, người lao động phải làm việc tới 80 tuổi trở lên mới được tăng 600.000 đồng.

Tiền thưởng cũng “treo cao” nhưng người lao động làm việc ngày đêm vẫn không được hưởng. Một số công ty thưởng Tết theo kiểu "đánh đố", chỉ phát thưởng cho những người ở lại làm việc đến hết ngày 29 Tết. Đây là một trong những hình thức các doanh nghiệp áp dụng để cắt xén của công nhân. Tiền thưởng Tết đã quá ít ỏi, ở nhiều đơn vị chỉ là 50.000 đồng - 100.000 đồng, một số doanh nghiệp còn "treo" lại ra ngoài Tết mới trả, hoặc còn cắt xén bớt vì những lý do không chính đáng.

Ngày 7/3/2011, hơn 3000 công nhân công ty Yamaha motor nhà máy 2 (tại KCN Nội Bài) đã đình công đòi tăng lương và yêu cầu giải quyết nhiều quyền lợi khác. Nhiều công nhân đều than rằng trong khi giá cả đã leo thang thì mức lương hiện tại của họ không đủ chi phí cho sinh hoạt thường ngày. Hiện nay, mức lương khởi điểm tại nhà máy Yamaha Motor 2 là 1.650.000 đồng, người làm được 5 năm hưởng mức lương khoảng 2 triệu đồng. Theo báo Thanh Niên, thì một số công nhân cho biết là, trước thời điểm giá xăng dầu và điện tăng, nhà máy đã đồng ý tăng lương thêm 200.000 đồng, nhưng chỉ áp dụng cho các công nhân đã làm việc từ hai năm trở lên. Trong khi đó những ngày lễ như 30/4, ngày Quốc tế lao động hay tết dương lịch họ không hề được thưởng một đồng nào.

Bên cạnh mục đích chính là yêu cầu tăng lương, hỗ trợ tiền độc hại, nhiều công nhân muốn Ban lãnh đạo làm rõ một điều tréo ngoe đã tồn tại tại nhà máy nhiều năm nay là: nếu lãnh đạo các xưởng là người Bắc Ninh hoặc Hà Tây cũ thì những công nhân tại xưởng đó (nếu quê ở Bắc Ninh hay Hà Tây) sẽ được tăng lương nhanh hơn và hưởng lương cao hơn so với những công nhân khác.

Xâm phạm quyền của người lao động

Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đình công ngày một gia tăng với mức độ và quy mô ngày một lớn, tính chất ngày một phức tạp hơn, đặc biệt là có sự lan truyền từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ địa phương này đến địa phương khác.

Thực tế cho thấy, những thoả thuận về thưởng, phụ cấp, chi trả làm thêm giờ, cũng như các chế độ về nghỉ ngơi, khám chữa bệnh ở khu công nghiệp Nội Bài còn chung chung, nửa vời (thường là từ “nếu có”), do đó khi xảy ra tranh chấp lao động, cơ quan trung gian thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết và phần bất lợi thường nghiêng về phía người lao động.

Thực tế là, do chất lượng cuộc sống quá thấp nên công nhân mới phải đình công. Lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt (môi trường ô nhiễm, làm thêm giờ, tăng ca quá mức cho phép, áp lực tai nạn lao động luôn rình rập...), là những lý do cơ bản dẫn đến đình công. Ông Lê Văn Diêu, Phó Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, có đến 90% các cuộc đình công nhằm mục đích yêu cầu chủ sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các chế độ xã hội khác như bảo hiểm, ký kết hợp đồng lao động...

Một thực trạng đang tồn tại đó là doanh nghiệp chưa có chế độ lương, thưởng xứng đáng, chưa chăm sóc đúng mức cuộc sống cho công nhân. Bữa ăn trưa và giữa ca nghèo nàn, không bảo đảm tái tạo sức lao động, nước uống thiếu, môi trường làm việc nóng bức, nhiều bụi, quản lý lao động hà khắc làm tăng sự mệt mỏi căng thẳng. Không cho nghỉ phép, không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng không đầy đủ... cũng là một số nguyên nhân làm tăng tranh chấp lao động. Tại Yamaha motor rất nhiều công nhân lao động tại xưởng lắp ráp phản ánh, họ làm trong môi trường suốt ngày dầu mỡ, nhếch nhác, nghiêm trọng hơn là khói bụi của khu xử lý rác thải nhà máy vận hành bốc vào khiến họ phải đối mặt với môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Một vấn đề nữa đang gây nhiều bức xúc hiện nay là an toàn lao động. Cùng với đình công, các vụ tai nạn lao động cũng liên tiếp xảy ra gây nhiều thiệt hại về người và của.

An toàn lao động đã không được coi trọng, an toàn thực phẩm đối với công nhân càng bị xem nhẹ. Theo thống kê của Bộ Công Thương vào cuối tháng 12-

2007, tại các khu công nghiệp chỉ có 52,6% số bếp ăn đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Mức định giá cho bữa ăn của công nhân cũng rất rẻ mạt, không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng tối thiểu bảo đảm sức khỏe cho công nhân làm việc. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đặt suất ăn cho công nhân với mức từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng, thậm chí, mức 2.800 đồng - 3.500 đồng/bữa ăn. Công ty Armstrongs (Khu công nghiệp Nội Bài), công nhân phải tự túc bữa ăn trưa với đồng lương vốn đã quá ít ỏi. Đây là nguyên nhân của cuộc đình công diễn ra ở doanh nghiệp này vào ngày 9-6-2008. Nhưng nhìn chung, ở các công ty liên doanh tại khu công nghiệp Nội Bài có mức giá cho bữa ăn trưa khá hơn, vào khoảng 10.000 đồng - 12.000 đồng/bữa/người.

Nhưng nguyên nhân gây ra sự bức xúc nhất đối với người lao động lại là vấn đề làm thêm giờ, ép buộc tăng ca quá mức. Thật vậy, qua cuộc khảo sát tình trạng tăng giờ làm việc không đúng quy định tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) cho thấy: thời điểm cuối năm hay bắt đầu năm học mới, do đơn đặt hàng nhiều nên công nhân tại các phân xưởng may, đóng đế... của công ty thường xuyên phải làm thêm giờ, có những công nhân phải làm ngày 3 ca và liên tục trong cả tuần.

Mặc dù có tới 95% lao động có thoả thuận làm thêm giờ nhưng chỉ có 9% có thoả thuận bằng văn bản; 96% không biết và không trả lời việc có hay không có sự tham gia của công đoàn khi làm thêm trên 200 giờ. Theo bà Hoà - hòa giải viên tỉnh Đồng Nai: “điều này một phần do bản thân người lao động cũng không biết họ có làm thêm trên 200 giờ hay không”.

Từ việc làm thêm giờ cộng lương thấp đã tạo ra bức xúc lớn cho người lao động cùng với các nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng ngày càng nhiều các vụ tranh chấp lao động và đình công.

Không ký hợp đồng lao động với người lao động

Việc doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động là nhằm trốn tránh việc tham gia bảo hiểm xã hội và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc tranh chấp lao động và đình công.

Rất nhiều công nhân làm việc tại công ty mà không hề được ký hợp đồng lao động hay bất cứ thỏa ước nào. Tất cả đều được hai bên thỏa hiệp “miệng” hay chỉ là một mảnh giấy không có giá trị pháp lý. Vì vậy, khá nhiều người lao động khi bị

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đâm đơn kiện ra toà đã đành “ngậm đắng nuốt cay” vì “tình ngay lý gian”.

Chính sách quản lý và cách cư xử của ban quản lý đối với công nhân

Sự khác biệt về phong tục tập quán giữa công nhân và chủ người nước ngoài dễ dẫn đến mâu thuẫn, hai bên chưa hiểu rõ phong tục tập quán, ngôn ngữ của nhau nên trong quan hệ lao động thường nảy sinh tình trạng căng thẳng, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động tập thể và đình công.

Một số giám đốc chi nhánh có thái độ trù dập người lao động khi người lao động đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng, thực hiện sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động vô cớ, xử lý kỷ luật sai quy định.

Khi người lao động có ý kiến về chính sách lương thưởng, hỗ trợ tiền độc hại...thậm chí gửi cả bản yêu cầu lại bị lãnh đạo công ty gạt đi và đưa ra lí do không chính đáng hoặc không hồi đáp.

Sáng 16.2, LĐLĐ TP.Hà Nội tham gia cùng tổ công tác liên ngành của TP.Hà Nội cùng với Ban Quản lý, CĐ các KCN-CX Hà Nội, các ngành chức năng và LĐLĐ huyện Sóc Sơn đến KCN Nội Bài giải quyết vụ đình công tại Cty CP United Motor Việt Nam xảy ra trong 2 ngày 15 và 16.2.

Theo LĐLĐ TP.Hà Nội, sau khi DN thay đổi tổ chức lãnh đạo quản lý thì có một số quyết định giải quyết cho CN nghỉ việc không đúng quy định của pháp luật Việt Nam và không giải quyết đúng chế độ chính sách theo luật định. Do vậy, ngày 15.2 có khoảng 400/748 LĐ Cty tham gia đình công, nhưng ngày 16.2 thì 100% số CN đình công.

Tại buổi làm việc giữa tổ công tác liên ngành với chủ DN, hai bên thống nhất phải sớm khắc phục những tồn tại, giải quyết các kiến nghị của NLĐ để CN trở lại làm việc. Nếu CN có nguyện vọng xin nghỉ việc đúng luật thì DN có trách nhiệm giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách theo luật pháp Việt Nam, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Cơ chế phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động của công ty

•Tìm sai kênh đối thoại

Ngoài vấn đề tiền lương, ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh - cảnh báo: “Có trục trặc trong kênh đối thoại giữa doanh nghiệp và công nhân. Lẽ ra người có thể liên lạc, kết nối hai bên chính là công đoàn. Nhưng thực tế, chủ doanh nghiệp thường né tránh công đoàn và chỉ muốn tìm đến với chính quyền địa phương. Trong khi chính quyền không chỉ có một mối quan tâm là quan hệ lao động và cũng không sâu sát công nhân như CĐCS”

• Vai trò mờ nhạt của công đoàn cơ sở

Công đoàn là đại diện cho quyền lợi của người lao động, nhưng chưa có cơ chế đảm bảo tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả, không phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong vai trò thật sự đại diện quyền lợi của NLĐ Các cuộc tranh chấp lao động xảy ra tại KCN Nội Bài trong thời gian qua đều không có vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở. Công đoàn không nắm bắt được kịp thời những thông tin về tranh chấp lao động: thời gian, nguyên nhân... chỉ đến khi đã bùng phát thành đình công thì mới biết. Cũng theo nhiều phản ánh của công nhân, mặc dù công nhân đã đưa đơn lên công đoàn nhờ công đoàn vào cuộc bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng không được sự quan tâm từ phía công đoàn.

•Hạn chế của hòa giải viên cơ sở

Theo ông Mai Đức Thiện - phó trưởng phòng Pháp chế lao động (Vụ Pháp chế - Bộ LĐTB&XH): “Hội đồng trọng tài cơ sở chưa phát huy được vai trò của mình.

Mặt khác, hoà giải viên chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu hoà giải tranh chấp lao động, không có kinh phí hoạt động thường xuyên (chỉ có kinh phí hỗ trợ theo từng vụ việc)”.

2.3.2.2. Từ phía người lao động

Về mặt luật pháp, trong trường hợp có bất đồng về quyền lợi, người lao động phải thông qua tổ chức Công đoàn để trao đổi, đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động nhằm giải quyết yêu cầu của mình. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, 49.2% số người lao động được hỏi cho rằng, do nhận thức chưa đúng đắn về tranh chấp lao động và đình công nên họ đã sử dụng đình công như là giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề tiền lương.

Theo TS Vũ Dũng, thực trạng này xuất phát từ trình độ học vấn của người lao động khá thấp. Kết quả điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện có 3,3% trong tổng số công nhân chưa biết chữ, 7,7% chưa tốt nghiệp tiểu học và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đa số ở độ tuổi thanh niên.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ công nhân theo độ tuổi (%)

Theo điều tra từ khu CN Nội Bài cho thấy phần lớn lao động làm trong công ty còn trẻ (42.75% công nhân tuổi từ 18 – 25, 49.81% công nhân tuổi từ 26 – 40).

Khi trình độ học vấn hạn chế, người lao động dễ tham gia hoặc bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp lao động và đình công mà không biết hành động của mình có hợp pháp hay không.

Cũng theo kết quả điều tra, có 30,2% số công nhân được hỏi cho rằng, họ tham gia đình công vì bị kích động, lôi kéo bởi một số cá nhân trong doanh nghiệp dù chưa ý thức được đầy đủ về vấn đề này. Điều đó một phần do đặc điểm tâm lý của người Việt, lối nghĩ sự liên kết của cộng đồng là yếu tố bảo đảm thắng lợi trong giải quyết vấn đề tranh chấp. Cơ chế lây lan tâm lý, a dua có tác động lớn đến người lao động .

TS Vũ Dũng phân tích, công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp nói chung xuất thân từ các gia đình nông dân, lao động công nghiệp là công việc mới mẻ đối với họ. xuất thân từ nông nghiệp hoặc học sinh mới rời ghế nhà trường, chưa trải qua môi trường lao động công nghiệp nên tác phong công nghiệp kém, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức một cách đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, dễ bị kích động, lôi kéo. Trên thực tế, đa số chưa được đào tạo nghề mới từ trước, chỉ khi vào làm việc mới được học nghề, theo phương thức đào tạo trực tiếp tại chỗ, khiến người lao động thiếu những yếu tố cơ bản để hình thành văn hóa nghề, bao gồm cả ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w