Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã từng buớc khẳng định được vị trí vai trò của mình là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương theo hướng công nghiệp hoá đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; việc phát triển các khu công nghiệp bước đầu đã đạt được những kết quả thắng lợi.
Tính đến hết năm 2009 cả nước đã có 249 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 63.173 ha diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt khoảng 38.858 ha chiếm 61 5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó 162 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 38.804 ha và 74 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 14.792 ha. Các khu công nghiệp phân bố ở 61 tỉnh thành phố trên cả nước; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp các khu công nghiệp đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 48%.
Về thu hút đầu tư: Các khu công nghiệp đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 469 tỷ USD (chiếm 30% về số dự án và 25% về vốn đầu tư so với cả nước) và 3.200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 134 triệu lao động. Nhiều nhà đầu tư lớn có uy tín trên thế giới đã đến và đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam như Cannon Sam Sung Formosa…Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp cũng ngày càng nâng lên chuyển dần từ công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động đơn giản sang sử dụng công nghệ tiên tiến công nghệ sạch với lao đông chất lượng cao phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng.
Về kết quả hoạt động sản xuất tính riêng trong năm 2009 các doanh nghiệp khu công nghiệp đã tạo ra 122 tỷ USD và 679 nghìn tỷ đồng doanh thu; xuất khẩu đạt 123 tỷ USD và 26 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 689 triệu USD và 40 nghìn tỷ đồng.
Tại một số tỉnh/thành phố các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là tại các vùng có điều kinh tế- xã hội khó khăn đặc biệt khó khăn. Tại một số nơi việc phát triển khu công nghiệp đã thu hút tạo ra các khu vực dân cư lân cận cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất đời sống của khu công nghiệp tạo tiền đề để hình thành các cụm đô thị- sản xuất- dịch vụ với các mối liên kết tương hỗ cao tại khu vực phát triển khu công nghiệp.
Với những đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia các khu công nghiệp đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo của Đảng Nhà nước Chính phủ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ đạo: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN KCX”. Ngày 14/3/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp khu chế xuất khu kinh tế tạo cơ sở pháp lý chung để quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên cả nước xây dựng cơ chế hành chính một cửa thống nhất về một đầu mối đối với quản lý nhà nước về khu công nghiệp. Trước đó về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1107/QĐ-TT ngày 21/8/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.