Tranh chấp lao động tại KCN ngày càng tăng về số lượng và quy mô

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 30)

mô.

Không chỉ số vụ tranh chấp lao động- đình công tại các địa phương ngày càng tăng mà quy mô và tính chất của vụ việc cũng có chiều hướng phức tạp hơn.Mặc dù đa phần doanh nghiệp đã tiến hành tăng lương và còn tăng cao hơn mức quy định của Nhà nước, thế nhưng trong bối cảnh tình hình giá cả ngày càng đắt đỏ nhiều cuộc đình công đòi quyền lợi với số lượng công nhân tham gia lên tới hàng ngàn người.

Nhìn lại năm 2009, thời điểm chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế, cả nước chỉ để xảy ra 218 vụ, giảm tới 70% so với năm 2008. Đặt trong bối cảnh năm 2008 cả nước đã xảy ra tới hơn 720 vụ tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể thì số lượng các cuộc đình công giảm như năm 2009 được ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động thuộc Bộ LĐ- TB&XH lý giải, do thị trường lao động suy giảm tới mức người lao động cần giữ cho mình một việc làm thì sẽ không có sự lựa chọn nào để "đòi hỏi" về tiền lương, phụ cấp hay cải thiện điều kiện làm việc. Tuy nhiên khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp ồ ạt tuyển lại lao động thì lại lâm vào thế "bí". Sự dịch chuyển lao động về các KCN gần nhà đang khiến những vùng tập trung công nghiệp ở những tỉnh, thành phố lớn trở nên khan hiếm. Sự khan hiếm lao động còn xảy ra trên diện rộng ở cả những tỉnh phát triển không nhanh như Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An… đang được cho là nguyên nhân sâu xa khiến các tranh chấp lao động bùng phát.

Đến năm 2010 xảy ra 422 vụ tranh chấp lao động và đình công, tăng gần gấp đôi so với năm 2009.Tại hội nghị “ Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho hay, năm 2011, đạt tới mức kỷ lục 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng tăng gấp đôi so với năm 2010. Báo cáo cho hay, đến nay, chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, một số địa phương đã xuất hiện phần tử gây rối, kích động, đình công, đập phá, thậm chí đánh và gây chết người.Nguyên nhân được Bộ xác định trước hết do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương... Ngoài ra, kỷ luật của một bộ phận người lao động

chưa cao, quan hệ cung cầu mất cân đối cục bộ ở một số khu công nghiệp khiến họ không sợ mất việc làm khi tổ chức đình công.

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ công nhân không hài lòng về các vấn đề trong KCN Nội Bài

Đơn vị: %

Nguồn: Nhóm tác giả

Nguồn: Nhóm tác giả

Dựa vào biểu đồ 2.2 ta thấy trong số 269 người được điều tra ở KCN Nội Bài, có 70.26% công nhân một vài lần không hài lòng và không thỏa mãn về chính sách đối đãi của Khu CN. Trong đó, có 86.99 % lượng công nhân không hài lòng về vấn đề tiền lương, 46.84 % người không hài lòng về vấn đề tiền thưởng, 26.77 % người không hài lòng về thời gian làm việc, có 3.71 % người không hài lòng về vấn đề bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội .

Biểu đồ 2.3 Cách giải quyết của NLĐ khi gặp vấn đề không hài lòng

Đơn vị: %

Nguồn: Nhóm tác giả

Khi có vấn đề không hài lòng họ sẽ giải quyết bằng các cách: giữ trong lòng, không nói với ai; không nói nhưng tỏ thái độ; phàn nàn với đồng nghiệp và người thân; nêu ý kiến, bày tỏ trực tiếp với giám đốc( hoặc người quản lý trực tiếp) . Theo điều tra của chúng tôi, Khi có những vấn đề không hài lòng có 33.08 % người phàn nàn với đồng nghiệp và người thân, có 65.05 % người nêu ý kiến, bày tỏ trực tiếp với giám đốc, 1.86 % giữ trong lòng không nói với ai. Và 30.49 % công nhân được giải quyết thõa mãn sự bất đồng của mình còn lại 69.51 % không được ban quan lý khu CN giải quyết một cách triệt để. Vì vậy dẫn đến tình trạng trânh chấp lao động và đình công, 34.98 % lượng công nhân tham gia vào tranh chấp lao động và đình công trên 3 lần , 3 lần là 29.37 %, 2 lần là 21.19 % còn lại 4.46 % tham gia 1 lần. Điều này cho thấy, khi công nhân tham gia các vụ tranh chấp lao động và đình công lần 1 rồi không sao chắc chắn sẽ tham gia lần 2 và nhiều lần hơn nữa

2.2.2.2. Phần lớn các vụ TCLĐ đều bị bỏ qua, buộc thương lượng và hòa giải

Tại hội nghị triển khai công tác năm 2009 của ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhận định: “Quan hệ lao động còn diễn biến phức tạp, số vụ tranh

chấp lao động và đình công năm sau cao hơn năm trước”. Thực tế, số vụ đình công năm 2007 tăng 41% so với năm 2006; năm 2008 tăng 30% so với năm 2007...

Trong số hơn 600 vụ tranh chấp lao động trên cả nước trong năm 2008, có đến 80% tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; 81,3% rơi vào doanh nghiệp FDI; và 71,3% thuộc các ngành sản xuất gia công, sử dụng nhiều lao động.

Đáng chú ý, theo một chuyên viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tất cả các vụ tranh chấp lao động xảy ra đều không có sự tham gia lãnh đạo của Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động cử ra theo luật định. Đa phần các tranh chấp không được giải quyết bước đầu bằng thương lượng và hòa giải. Khi phát sinh tranh chấp, cả người sử dụng lao động và người lao động đều trông chờ hoàn toàn vào sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Trong khi, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, những trường hợp như thế, cần có sự thương lượng trước đó giữa hai bên.

Biểu đồ 2.4 Cách giải quyết của ban quản lý trực tiếp KCN khi NLĐ nêu ý kiến Đơn vị: %

Nguồn: Nhóm tác giả

Theo điều tra, thì nếu công nhân nêu ý kiến với giám đốc hoặc quản lý trực tiếp thì sẽ có 70% người lắng nghe ý kiến sau đó giải quyết, có 20% giám đốc lắng nghe nhưng không thoải mái và 10% người giám đốc (quản lý trực tiếp) lắng nghe nhưng không giải quyết.

Biểu đồ 2.5 Tý lệ NLĐ Không hài lòng với cách giải quyết của ban quản lý trực tiếp KCN

Đơn vị: %

Nguồn: Nhóm tác giả

Cũng theo khảo sát cho thấy mặc dù ban quản lý trực tiếp KCN Nội Bài đã lắng nghe ý kiến của NLĐ và giải quyết vấn đề của họ nhưng chỉ giải quyết một cách đối phó, qua loa, không triệt để dẫn đến kết quả là 60.6% NLĐ được phỏng vấn cho biết họ không hài lòng với cách giải quyết của ban quản lý KCN. Vì vậy mà mâu thuẫn lại tiếp tục nảy sinh và những cuộc đình công, tranh chấp lao động lại tiếp tục xảy ra.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w