Tính chất của các vụ TCLĐ có nhiều biến đổi

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 34)

Tính chất các vụ tranh chấp lao động cũng có nhiều thay đổi. Nếu như giai đoạn sau năm 1995, tranh chấp lao động đưa đến tòa án chủ yếu là tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động thì những năm gần đây, các tranh chấp về tiền công, thu nhập có tính chất tiền công, về phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại chiếm đa số.

Vụ đình công của gần 200 CNLĐ Cty TNHH NCI Việt Nam tại KCN Nội Bài (Hà Nội) xảy ra chiều tối 23 đến 25.2. Đây là Cty 100% vốn nước ngoài (Nhật

Bản) chuyên sản xuất đề can xe ôtô, xe máy, có hơn 500 CNLĐ. Do giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh ảnh hưởng đến đời sống NLĐ, nên những CNLĐ tham gia đình công đã yêu cầu chủ DN tăng lương và tăng phụ cấp.

Sau khi nhận được thông tin, CĐ và Ban quản lý các KCN-CX Hà Nội kịp thời đến làm việc với BCH CĐCS và chủ DN. Ngày 25.2, tại cuộc thương thảo với CĐ và Ban quản lý các KCN-CX Hà Nội, chủ DN đồng ý tăng lương cho CN với mức thấp nhất 1.700.000 đồng/người/tháng; người có mức cao hơn 1.700.000 đồng/tháng thì DN cộng thêm 100.000 đồng vào lương tháng cơ bản của NLĐ và tăng cả phụ cấp.

CĐ cùng Ban quản lý các KCN-CX Hà Nội đã thông báo cho CN biết quyết định của chủ DN. Sau khi TGĐ Cty TNHH NCI Việt Nam trả lời trực tiếp các câu hỏi NLĐ, anh chị em đã đồng ý trở lại làm việc vào ngày 26.2.

Việc giải quyết những tranh chấp lao động trong thời gian qua phần nhiều do các cơ quan chức năng của địa phương như Sở Lao động – thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, công an… tiến hành. Các cơ quan này thường sử dụng những biện pháp hành chính, tổ chức những cuộc họp giữa đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động để tìm mọi biện pháp khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, vi phạm của hai bên trong quan hệ lao động, nhằm sớm ổn định sản xuất kinh doanh và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể người lao động tại những doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB và XH, tình hình tranh chấp lao động tập thể, đình công mấy năm gần đây diễn biến khá phức tạp và có chiều hướng tăng lên, tình trạng DN vi phạm pháp luật lao động khá phổ biến, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngay tại Hà Nội, theo số liệu khảo sát của Liên đoàn Lao động thành phố, chỉ có 60% DN FDI và 10% DN ngoài nhà nước xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Toàn thành phố cũng chỉ có 2.000 DN đăng ký thang lương, bảng lương trong tổng số trên 70.000 DN đang thực sự hoạt động.

Điều đáng nói là đa phần các vụ tranh chấp lao động tập thể, người lao động đều dùng biện pháp ngừng việc tự phát để gây áp lực với chủ sử dụng lao động trong giải quyết tranh chấp mà bỏ qua giai đoạn hòa giải

Hiện nay, đình công đang là một trong những vấn đề nóng bỏng và là một hiện tượng quan hệ lao động tự nhiên trong nền kinh tế thị trường. Nó biểu hiện

một sự bế tắc trong quan hệ lao động, khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động mà sự xung đột này không được giải quyết kịp thời. Bản chất của đình công thường thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, pháp luật lao động chưa đạt được mức độ chặt chẽ cần thiết và đang trong quá trình hoàn thiện, hoạt động của hệ thống thanh tra lao động tuy có những tiến bộ rõ rệt trong thời gian qua song tính hiệu quả của nó vẫn chưa được như mong muốn nên việc bế tắc trong quan hệ lao động dẫn đến đình công gần như là một vấn đề hiển nhiên, mang tính quy luật chung của nền kinh tế thị trường

Mặt khác, cũng chỉ có chưa tới 30% DN có thành lập hội đồng hòa giải cơ sở. Nếu có người lao động cũng không tin tưởng vì hòa giải viên của cơ sở cũng là người ăn lương của doanh nghiệp nên khó đảm bảo tính công bằng. Năng lực, trình độ của hòa giải viên cơ sở cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hòa giải. “Đấy là chưa kể, một số hòa giải viên cũng là người của công đoàn DN nên khó có thể đưa ra những quyết định hòa giải công tâm khi cùng lúc là người đại diện cho quyền lợi của của người lao động và DN”

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NỘI BÀI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w