KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 79)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hội nhập khu vực đang nổi lên đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Đồng thời, giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thuận lợi, việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn Việt Nam cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

Là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, ngành thủy sản cần có một bước chuyển mình một cách toàn diện để thích nghi với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cũng như lãnh đạo ngành thúy sản cần am hiểu kỹ về TPP các thuận lợi cũng như khó khăn mà hiệp định này mang lại. Không những thế doanh nghiệp thủy sản cần chuẩn bị nguồn lực cũng như chiến lược phát triển sản phầm để

không những mở rộng được thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu mà còn không để mất thị trường nội địa.

Là một vấn đề “nóng hổi” của nền kinh tế, TPP thật sự đã tác động đến từng thành phần của nền kinh tế. Tham gia TPP mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Viêt Nam - ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước nhà. Tuy nhiên hiện nay những đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của TPP đến ngành thủy sản còn rất ít và hạn chế. Việc nghiên cứu Hiệp định TPP giúp cho ngành thủy sản Việt Nam hiểu rõ hơn về hiệp định này cũng như hiểu về những tiềm năng và hạn chế còn tồn tại của ngành thủy sản. Ngoài ra công trình nghiên cứu còn giúp định hướng phát triển của ngành thủy sản từ việc nuôi trồng và đánh bắt đến sản xuất và cung ứng cũng như phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w