Thị trường xuất khẩu chủ lực

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 40)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

DƯƠNG ĐỐI VƠI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1.4. Thị trường xuất khẩu chủ lực

2.1.4.1. Thị trường Hoa Kỳ

- Chính sách thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản:

Bảng 2.5: Biểu thuế đối với một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Mặt hàng Thông thường Đặc biệt

Cá tươi sống (0301) 0% 0%

Các bộ phận còn lại sau khi cắt phile hoặc đông lạnh (0302)

Phile cá (0304) 0% Một số mặt hàng 2.5 – 5.5 cent/kg

Cá khô ướp muối xông khói (0305) 0 - 5% Một số mặt hàng 2.2 – 6.6. Một số mặt hàng 1 – 30% Tôm các loại 0% 0% Thịt cua 7.5% 15% Mực 0% 0% Bạch tuộc 0% 0% Ốc 5% 20% Nghêu 0% 0%

Nguồn: Hải quan Hoa Kỳ - Thực trạng xuất khẩu: Hoa Kỳ là một trong hai thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trong những năm trở lại đây.

Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sang Hoa Kỳ giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: Nghìn USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch 556,243 687,418 837,371 874,722 988,174 1,183,361 Phần trăm 15.40% 16.72% 16.95% 17.97% 18.47% 18.68%

Nguồn: Trade map Trong giai đoạn năm 2008 – 2009 kim ngạch xuất khẩu không tăng là do trong năm 2008 Việt Nam gia nhập WTO xuất khẩu tăng mạnh nhưng cũng trong thời gian này các nước chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên kinh tế các nước lâm vào suy thoái nên cầu về thủy sản giảm. Nền kinh tế Hoa Kỳ là một trong số những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng vì vậy xuất khẩu sang thị trường này không tạo được dấu ấn đột phá so với năm 2009. Tuy nhiên sau đó với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc tăng với tốc độ 25.12%, 22.14%,và 3.37%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu năm 2012 sang thị trường Hoa Kỳ giảm vì nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường Mỹ trong năm 2012 giảm, nhu cầu nhạp khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), 5 nguồn lớn cung cấp nghêu cho Mỹ là Trung Quốc, Canada, Việt Nam, Thái Lan và

Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2012 đều cùng chung “tình cảnh thất thường” tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, ổn định và có "sức mạnh" hơn cả là Trung Quốc và Canada. Cho dù, Việt Nam hiện là quốc gia trong khối ASEAN xuất khẩu nhiều nghêu nhất sang Mỹ nhưng giá trị xuất khẩu nghêu của Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Canada và 1/6 của Trung Quốc.

Từ cuối tháng 9 đến hết năm 2012 được xem là quãng thời gian buồn tẻ đối với xuất cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 9/2012, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 7,5% và liên tục giảm cho đến tháng 11/2012, với mức giảm lên đến 23%. Do đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ 11 tháng đầu năm nay chỉ đạt 335,8 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại giảm nhiều so với mức tăng 95% của cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân khiến XK cá tra Việt Nam sụt giảm trên thị trường Mỹ một phần do lượng trữ hàng tại đây còn nhiều. Tuy vậy, so với các nguồn khác cũng cung cấp cá tra cho Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia, nguồn cung cá tra phile đông lạnh Việt Nam cho thị trường Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2012 vẫn tăng ở mức 26%, trong khi 3 nguồn cung nói trên lại giảm trên 80%. Sau khi kinh tế được phục hồi, thị trường Mỹ tiếp tục nhập khẩu rất nhiều hàng thủy sản Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Hoa Kỳ bao gồm: các mặt hàng cá tra, cá basa phile, tôm và các loại nhuyễn thể hai vỏ.

2.1.4.2. Thị trường Nhật Bản

- Chính sách quản lý thủy hải sản nhập khẩu:

Bảng 2.7: Biểu thuế quan của Nhật Bản với mặt hàng thủy sản

Mặt hàng Biểu thuế

Cá chép 0 – 1.6%

Cá chình 0%

Cá ngừ đại dương 0%

Cá bơn 1.6% Cá nước lợ 1.6% Cá bơnTurbot 0% Cá mòi 0.9 - 1.6% Cá thịt trắng 1.6% Cá minh thái 1.6% Cá nhám và các loại cá mập khác 0% Cá tráp 0% Cá nóc 1.6%

Hard roes of Nishin 1.8 - 2.5%

Cá diêu hồng 0% Cá da trơn 0% Cá giò 0% Cá Hake 1.6% Cá Blue whitings 0% Cá đuối 0% Cá tuyết 0%

Cá trứng Nhật Bản 0%

Cá thu 0% Cá hố 0% Menuke 1.6% Sable fish 1.6% Alfonsino 1.6% Cá ayu 1.6% Cá hồi 0% Cá kiếm 0% Cá nhồng 0% Cá bẹt 0%

Skipjack or stripe-bellied bonito 0%

Trứng cá hồi 0.9%

Nishin roes on the tangle 4.5%

Cá trích 0%

Tara 0 – 4.5%

Tôm hùm đá 0%

Tôm hùm 0 – 1.8%

Cua 0%

Tôm nước lạnh 0%

Các loại tôm khác 0%

Giáp xác tẩm hột 0 – 3.2%

Ốc 0 – 4.5% Baby clam 0% Hard clam 0% Mực 0% Hải sâm 0 – 3.2% Nhím biển 0% Sứa 0 – 1.8%

Nguồn: Hải quan Nhật Bản - Thực trạng xuất khẩu: Nhật Bản là thị trường thứ hai sau Hoa Kỳ nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ Việt Nam.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

Đơn vị: Nghìn USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014

760,725 894,055 1,015,906 1,083,867 1,111,328 1,123,589 Nguồn: Hải quan Việt Nam

Nguồn: Hải quan Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tăng liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2013. Năm 2009 giá trị thủy sản Việt Nam xuất sang Nhật đạt 760,725,464 USD thì chỉ trong 5 năm sau, tức năm 2013 giá trị này tăng lên mức 1,111,328,712 USD. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2009 – 2013 lần lượt là: 17.5%, 13.6%, 6.7%, và 2.5%. Tốc độ tăng kim ngạch giảm là một phần là do nhu cầu về thủy sản của Nhật giảm. Mặc dù tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản năm 2013 giảm so với năm 2012, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật vẫn tăng. Điều này cho thấy thủy sản Việt Nam được đánh giá rất cao tại thị trường Nhật. Và điều này đã được khẳng định khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật năm 2014 bắt đầu tăng trở lại.

- Nhóm hàng giáp xác: bao gồm các nhóm hàng tôm, cá, và tôm hùm. Năm 2009 giá trị xuất khẩu đạt gần 33,863,227 nghìn Yên chiếm 71.30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Đến năm 2010 giá trị

nhóm hàng giáp xác là 36,280,760 nghìn Yên đóng góp 71.38% và đến năm 2013 tổng giá trị hàng giáp xác xuất khẩu là 42,699,873 chiếm 73.03%. Có thể thấy nhóm hàng giáp xác là nhóm hàng đóng góp lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản (trên 70%). Do năng suất và chất lượng nuôi giáp xác chưa cao làm cho chi phí giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của cá doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho mở trộng thị trường còn làm hạn chế sản lượng xuất khẩu.

- Nhóm hàng cá phile tươi hoặc đông lạnh: Nhóm hàng này gồm có các sản phẩm chính: cá kiếm, cá basa, cá ngừ, surimi, cá hồi. Năm 2009 giá trị xuất khẩu nhóm hàng này là 4,151,628 nghìn Yên đóng góp 8,74% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm 2011 giá trị này tăng lên 5,763,257 nghìn Yên chiếm 16,23% và giá trị này năm 2013 đã tăng lên 6,357,070 nghìn Yên đóng góp 10,87%. Đây là mặt hàng mà Việt Nam chưa thực sự phát triển. Xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến của Việt Nam sang đây luôn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm đến từ các nước trong khối ASEAN. Trong đó, 2 đối thủ đáng gờm nhất là Thái Lan và Philippines. Các sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất bất lợi. Cụ thể là đối với hai mặt hàng cá ngừ vây vàng đóng hộp (mã HS160414092) và thăn cá ngừ hấp đông lạnh (mã HS160414099) đang phải chịu mức thuế suất cao hơn so với của Thái Lan, Philippines.

2.2. Tác động của việc giảm thuế khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược xuyên Thái Bình Dương đối với ngành thủy sản Việt Nam Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đối với ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w