Tác động của việc giảm thuế đối với ngành thủy sản

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 51)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

DƯƠNG ĐỐI VƠI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

2.2.2. Tác động của việc giảm thuế đối với ngành thủy sản

2.2.2.1. Tác động tích cực

- Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên TPP với mức thuế ưu đãi, từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại các thị trường này so với các “siêu cường” thủy sản như Trung Quốc, Na Uy,…

Từ góc độ xuất khẩu, về lý thuyết chung, TPP sẽ cho phép ngành thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận với thuế quan ưu đãi (0%) khi xuất khẩu vào các quốc gia thành viên TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm đến khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 của ngành thủy sản Việt Nam.

Mặc dù vậy, trên thực tế lợi thế này không hẳn lớn. Ví dụ, đối với thị trường Hoa Kỳ, phần lớn các dòng thuế quan hiện đang áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đã tương đối thấp (thuế quan trung bình là 0,3% đối với các loại thủy sản sống; 4,7% đối với thủy sản chế biến), do đó TPP không chắc sẽ giúp làm cho thuế quan vào quốc gia này tốt hơn bao nhiêu. Tương tự với tình hình ở Peru, Canada (nơi thuế quan MFN hiện đã xấp xỉ 0%) hoặc Malaysia, Singapore, Australia… (nơi thuế quan đã bị loại bỏ theo FTA trong ASEAN và ASEAN +).

Trong khi đó, thuế quan đối với ngành thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn còn tương đối cao cho dù Việt Nam đã có ký kết FTA với quốc gia này (trung bình 3,5% đối với thủy sản sống và 7,3% đối với thủy sản chế biến). Ví dụ, thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản ở mức 6,4 - 7,2%, trong khi thuế đối với cá ngừ của Philippines và Thái Lan là 0%. Vì vậy TPP sẽ là cơ hội để thủy sản Việt Nam lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá khi xuất khẩu sang thị trường này. Do đó, nhìn từ lợi ích xuất khẩu. TPP sẽ mang lại lợi thế thuế quan cho các sản phẩm thủy sản nhất định hiện đang phải chịu thuế suất cao ở các quốc gia TPP.

- Các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này.

Trong những năm gần đây, do tình hình nguyên liệu thủy sản trong nước không ổn định, đối với một số mặt hàng thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu thêm nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu. Ví dụ với ngành sản xuất cá tra, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là cá tra nguyên liệu

(chiếm khoảng 80% giá thành sản phẩm), trong đó thức ăn cho cá tra nguyên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu giá thành và hơn 50% chi phí nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho cá (khô dầu đậu nành, bột cá, dầu cá) phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, những nước thành viên TPP như Peru, Chile lại là những quốc gia cung cấp phần lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành gồm bột cá, dầu cá. Chính vì vậy, Hiệp định TPP sẽ mang lại một phần lợi ích đối với các doanh nghiệp cần nhập thủy sản nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, nhất là nguồn nguyên liệu đến từ các nước TPP.

Mặc dù TPP không mang lại thay đổi lớn bởi nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đằng nào cũng được hoàn thuế, nhưng khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ các nước TPP thì sẽ không phải làm thủ tục hoàn thuế, cũng không bị đọng vốn nếu hiện đang phải nộp thuế nhập khẩu. Qua đó, sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thủy sản sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để chế biến tái xuất khẩu.

- Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ được mở rộng.

Có thể nói thuế quan là hàng rào ngăn cản làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như doanh nghiệp thủy sản nói riêng.Việc bị áp thuế suất cao cho một số mặt hàng sản phẩm xuất khẩu không chỉ gây áp lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu truyền thống mà còn gây tâm lý ngần ngại khi cố gắng tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường mới trong khối TPP. Tuy nhiên, khi Hiệp định TPP được ký kết, chúng ta sẽ có lợi thế trong xuất khẩu thủy sản sang những nước thành viên TPP với mức thuế ưu đãi, nhờ đó hạn chế được sự cạnh tranh đến từ những quốc gia phát triển xuất khẩu thủy sản nhưng không phải là thành viên của TPP như Thái Lan, Ấn Độ,…

Hiện nay, trong số 12 nước đang đàm phán TPP thì Hoa Kỳ Mỹ và Nhật Bản đang là 2 trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta. Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng mới chỉ xuất khẩu sang các thị trường như Singapore, Canada,… Với nguồn cung phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao nhờ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cũng như được hưởng lợi từ cam kết giảm thuế của Hiệp định TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước thành viên TPP còn lại. Đối với các nước thành viên TPP mà Việt Nam chưa có FTA bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Peru, đây sẽ là lợi thế nổi bật nhất.

Đồng thời, TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc những thị trường châu Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh. Tuy nhiên, tỷ trọng lớn cũng đồng nghĩa với việc tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế châu Á có biến động bất lợi. Việc mở rộng thị trường sang các nước thành viên TPP ở châu Mỹ, trong đó Hoa Kỳ là thị trường trọng điểm có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.

2.2.2.2. Tác động tiêu cực

- Nguy cơ mất thị phần trong nước:

Từ chiều nhập khẩu, việc ký kết và thực hiện TPP đồng nghĩa với việc các loại thuế quan áp dụng cho thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia TPP sẽ bị loại bỏ phần lớn. Với các mức thuế suất MFN hiện Việt Nam đang áp dụng tương đối cao (trung bình lên đến 15% đối với thủy sản sống và 30% đối với thủy sản chế biến), việc thủy sản nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam

không còn phải chịu mức thuế này chắc chắn sẽ tạo ra các áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp thủy sản kinh doanh nội địa trước hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài. Lúc này, sự cạnh tranh là hoàn toàn bình đẳng giữa các nước tham gia TPP, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển cho nên sẽ không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Như vậy, cùng với lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản nhờ thuế suất 0% thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường áp dụng thuế suất 0% cho các nước thành viên TPP. Khi đó, hàng thủy sản các nước sẽ tràn vào Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả chất lượng và giá thành, các sản phẩm của nước ta sẽ không cạnh tranh nổi với các nhãn hàng ngoại nhập, viễn cảnh thua trên sân nhà rất dễ xảy ra.

- Nguy cơ mất thị phần nước ngoài:

Khi Hiệp định TPP được ký kết, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước thành viên TPP cũng sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ các mức thuế quan khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn cho ngành thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, bởi lúc này chúng ta không chỉ phải cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa của nước nhập khẩu, mà còn phải cạnh tranh đối với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia thành viên TPP khác. Nếu không chú trọng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là tại thị trường có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, thì rất có thể thủy sản Việt Nam sẽ đánh mất thị phần tại những thị trường nước ngoài.

Tương tự như Việt Nam, các quốc gia thành viên TPP sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản của mình nhờ mức thuế suất 0%. Mười hai

thành viên của TPP đều là những quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên hầu như tất cả đều có lợi thế về điều kiện tự nhiên trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong khối TPP, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, sau đó là đến Malaysia, Singapore và Brunei - hai quốc gia rất nghèo tài nguyên nên việc phát triển ngành thủy sản còn gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, tính riêng tại Singapore và Brunei, hai thị trường này đều nhập khẩu lượng thủy sản lớn nhất từ Malaysia, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn đứng sau cả những nước không thuộc TPP như Na Uy, Indonesia, Thái Lan. Xét trong bối cảnh TPP không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường ASEAN do chúng ta đã tham gia thỏa thuận Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA – ASEAN-Free Trade Area), trong đó có cam kết về mở cửa thị trường thủy sản cho ba nước này, Malaysia vẫn được xem là đối thủ chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hoa Kỳ và Nhật Bản được xem như thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm của Việt Nam nhưng bản thân hai nước này cũng là những là nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Hoa Kỳ năm 2014 đạt 5.255.939 nghìn USD, đứng thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Na Uy, Việt Nam và Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tuy chỉ đạt 1.298.308 nghìn USD (năm 2014), nhưng những sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản đều là những sản phẩm có chất lượng rất cao nên trị giá cũng rất cao. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác và nuôi trồng, cùng những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thủy sản của Hoa Kỳ và Nhật Bản được người tiêu dùng rất tin tưởng và lựa chọn lâu dài. Chính vì vậy, Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa là bạn hàng quan trọng, song cũng là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong khối TPP.

Trong số các quốc gia TPP đến từ châu Mỹ như Canada, Peru, Mexico, Chile thì mới chỉ có Chile là đã có FTA với Việt Nam (năm 2011). Việc tham gia TPP mặc dù sẽ đem lại lợi thế mở rộng thị trường sang những quốc gia này cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, song lợi thế này là không lớn bởi đây đều là những thị trường tương đối xa (về khoảng cách địa lý), quy mô nhỏ (về dân số) và khả năng cạnh tranh cũng gần như tương đương với Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Chile và Canada năm 2014 lần lượt là 4.950.411 và 4.010.887 nghìn USD, xếp hạng thứ 6 và thứ 7 thế giới. Đặc biệt, đây đều là những thị trường gần gũi về địa lý với Hoa Kỳ nên sẽ có lợi thế khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường trọng điểm này nhờ đảm bảo về chất lượng và thời gian bảo quản. Thực tế, cùng với Trung Quốc, Canada và Chile là những nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất sang Hoa Kỳ. Chính vì vậy, để thâm nhập một thị trường tiềm năng song cũng rất khó tính như Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ vấp phải cạnh tranh quyết liệt đến từ những quốc gia TPP châu Mỹ này.

Hai quốc gia còn lại trong TPP là Australia và New Zealand được xem là đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam. Đây là hai thị trường cũng có vị trí địa lý tương đối xa, dung lượng thị trường nhỏ (dân số cả nước chỉ khoảng 25 triệu người), các yêu cầu về kĩ thuật cao và khả năng cạnh tranh về thủy sản của họ thuộc loại cao nhất thế giới. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Australia sang Việt Nam đạt 598.228 nghìn USD, khiến Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của họ. Theo chiều ngược lại, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất sang Australia lần lượt là Trung Quốc và New Zealand. Đây là điều dễ hiểu bởi Australia và New Zealand là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về thị hiếu tiêu dùng cũng như lợi thế về khoảng cách địa lý gần gũi. Với việc đã có thỏa thuận FTA giữa ASEAN và hai nước này

(AANZFTA - ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement - Hiệp định khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand), TPP sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi thế vốn có của Việt Nam, nhưng sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc cạnh tranh với New Zealand khi thâm nhập thị trường Australia và cạnh tranh với Australia ngay tại chính “sân nhà”.

- Các rào cản thuế quan bị loại bỏ thì các biện pháp bảo hộ trá hình bị lạm dụng nhiều hơn:

Có một xu thế đã được nhận thấy trên thế giới rằng khi hàng rào này đổ thì hàng rào khác sẽ lại được dựng lên với mục tiêu bảo vệ bằng một cách khác cho sản xuất trong nước. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, các biện pháp phòng vệ thương mại chống bán phá giá và chống trợ cấp rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP.

Trực tiếp sản xuất và xuất khẩu, một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Bến Tre nhìn nhận: “Nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chỉ nghĩ đến hưởng ưu đãi, được miễn giảm thuế là tốt, nhưng đã làm xuất khẩu ai cũng biết, thuế quan chỉ là một phần của câu chuyện. Còn rất nhiều "bẫy" trong đó”. Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Văn Đức Mười giải thích cụ thể hơn, thuế giảm hoặc bỏ hẳn nhưng các quy định về kỹ thuật lại hết sức khắt khe. Ví dụ như nhãn mác, bao bì, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu,… đều có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt chựng lại, thậm chí không có đường vào các nước trong khối TPP. Lợi ích thuế quan lúc đó “chỉ là cái lợi trên giấy”.

Thực tế chứng minh, Hoa Kỳ đã sử dụng rất tích cực các công cụ này để áp dụng với tôm và cá tra – cá basa xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, việc đàm phán TPP hoàn toàn không tác động tới kết quả các vụ kiện về chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ đối với thủy sản Việt Nam. Cụ thể, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ nhận định ngành sản xuất nội địa không bị thiệt hại và vì thế không chỉ có Việt Nam, mà những quốc gia khác cùng bị kiện dù không phải là thành viên đàm phán TPP cũng thoát. Hơn nữa, TPP không có nội dung hạn chế các nước nhập khẩu trong việc sử dụng các công cụ này. TPP có Chương về SPS, TBT và phòng vệ thương mại, nhưng nội dung của các Chương này rất ngắn và chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hợp tác trong việc xử lý nhanh các khiếu nại nếu có. Nói cách khác, sẽ không có chuyện TPP sẽ khiến các nhà sản xuất nội địa nước nhập khẩu bớt đi kiện con cá, con tôm Việt Nam. Cũng không

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 51)