Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 35)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

DƯƠNG ĐỐI VƠI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Nguồn: Trade map Từ đồ thị ta thấy phile cá và tôm là hai sản phẩm chiếm giá trị cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Giá trị sản phẩm nhuyễn thế không cao bằng hai ngành còn lại và không có biến động nhiều về giá trị trong những năm

vừa qua. Tuy từ năm 2009 – 2013 phile cá là sản phẩm có giá trị cao nhất, nhưng năm 2014 cùng với sự sụt giảm về sản lượng của phile cá và sự gia tăng của sản phẩm giáp xác mà giáp xác đã thay thế vị trí của phile cá.

2.1.3.1. Các sản phẩm cá phile

Các sản phẩm cá phile chính của Việt Nam bao gồm: các sản phẩm từ cá tra, cá basa, các loại cá biển như cá hồi, cá tuyết.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cá phile

Đơn vị: nghìn USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch 1,621,990 1,823,210 2,348,690 2,415,700 1,904,630 1,780,950 Phần trăm 44.92% 44.36% 47.53% 49.63% 45.30% 30.09%

Nguồn: Trade map Từ biểu đồ và bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cá phile tằng từ năm 2009 – 2012, nhưng lại độ ngột giảm vào năm 2013 – 2014. Trong bốn năm đầu, giá trị xuất khẩu cá phile tăng rất nhanh (đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2011) tốc độ tăng trưởng mỗi năm từ 2009 – 2012 lần lượt là 12.4%, 28.82%, và 2.85%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 Hoa Kỳ một trong những thị trường lớn nhất của nước ta đã quyết định chọn Indonexia làm nước thứ ba thay Bangladesh điều này làm cho thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra phile tăng từ 0% lên 0.19 USD/kg. Giá cá phile giảm tại Hoa Kỳ giá của sản phẩm phile cá tra đông lạnh chỉ còn khoảng 1,7 – 1,8 USD/pao trong quý I/2013, và tiếp tục giảm. Ngoài ra việc thị trường EU tiếp tục chịu ảnh hưởng bới cuộc khủng hoảng kinh tế làm giảm cẩu từ thị trường này khiến sản

lượng xuất khẩu của Việt Nam giảm. Và xu hướng này còn tiếp tục trong năm 2014.

2.1.3.2. Các sản phẩm từ động vật giáp xác:

Sản phẩm giáp xác mà nước ta xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng tôm. Mặt hàng tôm của Việt Nam đa dạng về chủng loại bao gồm: tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm đá,… Ngoài ra chúng ta còn xuất khẩu các loại cua, ghẹ,..

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu động vật giáp xác

Đơn vị: nghìn USD

2009 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch 1,397,360 1,608,77 0 1,745,990 1,592,930 1,593,450 1,991,810 Phần trăm 39.70% 39.14% 35.33% 32.72% 37.90% 31.44%

Nguồn: Trade map Đối với ngành thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các loài động vật giáp xác đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ số liệu trên bảng, chúng ta có thể thấy rõ tỷ trọng đóng góp của việc xuất khẩu sản phẩm thuộc hệ giáp xác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai chỉ sau các sản phẩm phile cá. Kim ngạch xuất khẩu các loài giáp xác tăng mạnh trong giai đoạn từ 2009 – 2011, giảm trong giai đoạn 2011 – 2012, và ổn định từ năm 2012 – 2013. Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao lần lượt là 15.13% và 8.53%. Tuy nhiên trong năm 2011 – 2012 kim ngạch xuất khẩu này lại giảm 153006 nghìn USD. Có bốn nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này đó là:

Thứ nhất, dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm xảy ra ngay từ vụ nuôi đầu tiên khiến nguồn tôm nguyên liệu bất ổn giá tôm nguyên liệu biến động mạnh khiến doanh nghiệp khó xoay xở.

Thứ hai, chi phí đầu vào tăng cộng dịch bệnh liên tiếp khiến chi phí sản xuất tôm của Việt Nam tăng 15 – 25%. Giá tôm nguyên liệu cao ảnh hưởng tới giá thành phẩm tôm khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh được về giá với nhiều nhà cung cấp khác. Giá tôm Việt Nam thường cao hơn 15 – 25% so với giá tôm Indonexia hay Ấn Độ.

Thứ ba, rào cản Ethoxyquin từ Nhật Bản – thị trường nhập khẩu lớn nhất và được coi là “cửa ra quan trọng” của tôm Việt Nam năm 2012.

Thứ tư, nhu cầu của các thị trường sụt giảm: bên cạnh sự sụt giảm của thị trường Nhật Bản vào nửa cuối năm nhập khẩu tôm từ EU và Mỹ gần như giảm liên tục trong cả năm. Nhập khẩu tôm vào EU giảm do khủng hoảng tài chính của khu vực này. Kim ngạch này vẫn được giữ nguyên trong năm 2013 vì nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS.

Kim ngạch xuất khẩu ngành giáp xác tăng nhanh trong năm 2014 – 25%. Lý do được giải thích vì: nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Hoa kỳ tăng mạnh, mặc dù trong vài tháng cuối năm xuất khẩu tôm vào Mỹ có sự giảm sút so với nửa đầu năm. Xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng mạnh và trở thành thị trường có sức tăng trưởng cao nhất trong nhóm năm thị trường tiêu thụ chính tôm Việt Nam. Ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU, xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường khác như Hàn Quốc, Australia, Canada,… cũng có sự tăng trưởng khả quan với hai con số.

2.1.3.3. Các loài động vật thân mềm

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là mực, bạch tuộc và các loài nhuyễn thể hai vỏ chủ yếu là nghêu, sò.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu động vật thân mềm

2009 2010 2011 2012 2013 2014Kim Kim ngạch 379,687 391,182 528,931 486,087 396,469 393,710 Phần trăm 10.52% 9.51% 10.7% 10.87% 8.79% 6.21%

Nguồn: Trade map Trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể tương đối ổn định. Kim ngach xuất khẩu tăng từ 2009 – 2011 với tốc độ lần lượt qua từng năm 3.03%, và 35.21%. Tuy nhiên từ năm 2011 – 2014 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng đi xuống.Nguyên nhân là do: trong số các thị trường chính nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chỉ có Trung Quốc - Hồng Kông và ASEAN có tốc độ tăng trưởng ổn định; 3 thị trường lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU diễn biến thất thường. Do yêu cầu nhập khẩu sản phẩm không quá khắt khe như Nhật Bản nên Hàn Quốc giữ vững vị trí dẫn đầu trong các thị trường lớn nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhưng đáng tiếc trong năm qua, nhu cầu nhập khẩu của nước này lại giảm 1/2 so với năm trước. Sở dĩ năm 2012, sản phẩm mực, bạch tuộc Việt Nam không đạt được kết quả như mong đợi tại Hàn Quốc và nhuyễn thể bị "lép vế" hơn hẳn so với “đồng loại” của Trung Quốc vì giá xuất khẩu của Việt Nam cao hơn từ 2-3 USD/kg, thậm chí mặt hàng mực khô còn có thời điểm cao hơn 3,5 - 4 USD/kg. Hơn nữa, bạch tuộc vốn chiếm gần 40% tổng giá trị nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Hàn Quốc, nhưng nhu cầu mặt hàng này tại Hàn Quốc trong năm qua bị chững lại hoặc giảm trong nhiều tháng liên tiếp và Việt Nam lại thiếu nguyên liệu bạch tuộc trầm trọng, giá nhập khẩu nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng mạnh, trong khi giá xuất khẩu sang Hàn Quốc lại không đổi trong ít nhất 4 tháng. Do đó, trong năm 2012 chỉ có 3 tháng từ tháng 2 - 4, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang

Hàn Quốc tăng từ 0,6 - 84,4% so với cùng kỳ năm trước, còn trong 8 tháng từ tháng 5 -12, giá trị xuất khẩu giảm 5,8% - 41,8%.

Tại Nhật Bản, theo thống kê của Hải quan nước này, năm 2012 Nhật Bản chuyển sang nhập khẩu bạch tuộc từ các nước có nguồn cung dồi dào, chất lượng tốt và giá cả “dễ chịu” như Mauritania, Trung Quốc, Morocco, Senegal, trong đó lượng nhập khẩu từ Mauritania cao gấp 5 lần nguồn cung lớn thứ 2 là Trung Quốc, gấp gần 9 lần so với Việt Nam. Nếu không có sự chuyển hướng như vậy, có lẽ kết thúc năm 2012, nước này đã vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam vì cho đến nay, xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn đạt được giá cao nhất. Cũng trong năm 2012, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU bị giảm liên tục từ đầu năm và có đến 8 tháng giảm giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước. Sự lao dốc này là kết quả của sự giảm sút đột ngột sức tiêu thụ tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU là Italia và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung của nhiều nguồn cung cấp mực, bạch tuộc cho 2 quốc gia này, không riêng gì Việt Nam. Nửa đầu năm 2012, lượng nhập khẩu từ Italia và Tây Ban Nha đã giảm 1/2 so với cùng kỳ năm trước và trong nhiều tháng liền, giao dịch diễn ra lẻ tẻ tại chợ bán buôn Mercamadrid.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 35)