Đối với những thị trường xuất khẩu trọng điểm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 64)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

3.3.1. Đối với những thị trường xuất khẩu trọng điểm

3.3.1.1. Ứng phó của Nhà nước

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các nước nhập khẩu, đồng thời thực hiện giám sát qui trình này một cách có hiệu quả.

Thực tế cho thấy khi tất cả các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ thì các hàng rào phi thuế quan sẽ là một biện pháp hữu hiệu để bảo hộ nền kinh tế trong nước của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đối với thị trường Hoa Kỳ, các quy định về kỹ thuật đã được ban hành như Bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện HACCP (Hệ thống phân tích mối

nguy và điểm kiểm soát tới hạn) mới được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ở Mỹ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở Mỹ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim. Theo luật FDCA bất kỳ chất nào được sử dụng trọng sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể được coi là phụ gia thực phẩm. Các chất loại trừ: (i) các chất được chuyên gia công nhận là an toàn; (ii) các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm. Trừ những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm.

Đối với thị trường Nhật Bản, đây là nước có nhiều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với từng nhóm măṭ hàng thủy sản, Nhâṭ Bản đều đề ra các quy điṇh pháp lý tương ứng. Tuy nhiên, hiêṇ nay nhiều nước sản xuất đã sử duṇg quá nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, chế biến, chế biến thưc c phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới các vấn đề về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thưc c phẩm, gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe ngườ i tiêu dùng. Do vâỵ Nhâṭ Bản đã đưa ra các quy điṇh mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thủy sản nhập c khẩu; lập c danh sách các hóa chất, kháng sinh bị cấm, điṇh lươṇg cu cthể cho những hóa chất và kháng sinh đươc c phép sử duṇg; lên danh sách hóa chất, kháng sinh, phụ gia được phép/không đươc c phép có trong thưc c

phẩm. Đối tượng kiểm tra là thủy sản và các loại thực phẩm thủy sản (cá, giáp xác, nhuyễn thể có vỏ và các loài động vật thủy sản khác sống dưới nước).

Chính vì những lý do đó mà việc xây dựng và kiểm tra thực hiện đối với ngành thủy sản là vô cùng quan trọng. Điều này vừa đảm bảo được yêu cầu của thị trường nhập khẩu vừa đảm bảo uy tín của thủy sản Việt Nam.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thủy sản ở các thị trường trọng điểm (triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo,..). Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người sản xuất. Nhà nước cần trở thành một trung gian trong thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách gián tiếp tìm những bạn hàng mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

- Quy hoạch chuỗi sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản đồng thời tiến hành sản xuất theo chuỗi giá trị: Hiện nay việc nuôi trông thủy hải sản phục vụ cho xuất khẩu ở Việt Nam hầu như được tiến hành theo quy mô hộ gia đình, vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ. Vì vậy khi có một sự bất ổn nào đó trên thị trường xuất khẩu như sụt giảm giá bán hoặc tranh chấp sẽ gây tác động trực tiếp đến các hộ nuôi trồng này. Nhà nước cần là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi trồng đánh bắt. Việc quy hoạch lại quy mô nuôi trồng, giúp nhà nước quản lý chặt chẽ hơn về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một số thị trường nhập khẩu. Từ đó giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong việc xuất khẩu.

- Tiếp tục quy hoạch mạnh mẽ hơn các vũng nuôi trồng thủy sản để phát huy lợi thế so sánh để sản xuất thủy sản, cho phép tạo ra nguồn nguyên liệu tốt cho doanh nghiệp chế biến, khai thác cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu,

đồng thời hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến với giá cao. Hiện nay Việt Nam đã có một số định hướng phát triển: Thủy sản Phú Yên – cá ngừ đại dương và tôm hùm, Thủy sản Đồng Tháp – tôm càng xanh,… Tuy nhiên, vẫn còn các khu nuôi trồng chưa có định hướng như Thủy sản Hải Phòng, Quảng Ninh,…

- Tạo điều kiện nhiều hơn cho người dân tiếp cận với những chương trình khuyến khích đánh bắt xa bờ và nuôi trồng. Các sản phẩm đánh bắt xa bờ có tính kinh tế cao hơn và làm giảm thiểu tình trạng cạn kiệt tài nguyên gần bờ.

- Có các chính sách khuyến khích nhằm xây dựng thương hiệu thủy sản cho một số sản phẩm chiến lược như tôm, cá tra, basa.

3.3.1.2. Ứng phó của các doanh nghiệp

- Chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng. Hiện nay trong khối TPP, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường trọng điểm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với số lượng nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng đây cũng là hai thị trường rất khó tính. Khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái bình dương, một loạt hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ hoặc có lộ trình đưa về thấp nhất với 0%. Việc cạnh tranh bằng giá giờ đây có lẽ không phải là một biện pháp hiệu quả, an toàn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Các doanh nghiệp thủy sản cần nhanh chóng thúc đẩy sản xuất tăng được về cả số lượng và về cả mặt chất lượng. Đặc biệt, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đòi hỏi của người tiêu dùng, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về môi trường, nguồn gốc xuất xứ,… Tránh tình trạng hàng hóa xuất sang rồi lại bị trả về, àm mất uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời cần chú trọng đầu tư vào nhãn mác bao bì, nâng cao chất lượng dịch vụ trong và sau khi bán.

- Hiểu rõ nhu cầu thị trường và thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Với một thị trường cực kỳ khó tính như Nhật Bản thì doanh nghiệp cần điều tra và nghiên cứu thị trường này một cách cẩn trọng: dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối,cách thức thâm nhập thị trường, văn hóa kinh doanh của đối tác, mức giá, giới hạn thời gian, những xu hướng tiêu dùng mới, văn hóa tiêu dùng,…

Trong khi đó, người Mỹ thiên về các sản phẩm “hải vị” rất đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ và các sản phẩm phile, tôm nõn, thịt cua, hộp cá,…Tuy Mỹ nhập khẩu từ thấp đến cao, từ đắt đến rẻ nhưng “giá trị nhập khẩu” tập trung chủ yếu vào “hải vị” nêu trên.

- Cần xác lập một chiến lược lâu dài. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường thực sự tiềm năng, doanh nghiệp cần phải có cái nhìn xa và xác định một chiến lược thực sự đối với hai thị trường này. Điều này phụ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp khi tham gia thị trường và tiềm lực kinh tế cũng như khả năng của doanh nghiệp. Chiến lược thị trường phải chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ và bán những khách hàng cần. Buôn có bạn, bán có phường, phải có bạn bè khách hàng tình nghĩa chứ không theo kiểu chộp giật, có mới nới cũ thì mới có thể thành công.

- Hiểu rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn, luật pháp quy định liên quan tới xuất khẩu sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp, việc thâm nhập thị trường, các thủ tục xuất nhập khẩu của nước mình, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

- Cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất nhưng vẫn đảm bảo giá thành hợp lý.

- Tận dụng các cơ hội quảng bá: triển lãm, hội chợ sản phẩm, hội chợ thương hiệu,… Nhanh chóng xây dựng thương hiệu trên thị trường.

- Quản lý tốt quy mô nuôi trồng thủy hải sản: các doanh nghiệp có nhiệm vụ cùng chính quyền địa phương hoàn thành chủ trương khuyến khích phát triển này. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp mở rộng được quy mô sản xuất, quy hoạch được chuỗi sản phẩm có chất lượng đồng bộ.

- Làm tốt vai trò của mình trong chuỗi sản xuất cung ứng: hợp tác với các công ty sản xuất sản phẩm đầu vào cho ngành như các công ty chuyên sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi thủy hải sản để đảm bảo nguồn chất lượng cho sản phẩm thủy sản được sản xuất gần bờ; liên kết với các khu nuôi trồng nguyên liệu để có thể quản lý nguồn nguyên liệu, có nguồn cung ứng dồi dào, giá rẻ mà không phải qua khâu trung gian.

- Đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị phục vụ đánh bắt ngoài khơi. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm ngoài khơi, một trong những giai đoạn quan trọng là bảo quản. Hiện nay đây vẫn là một trong những khó khăn trong đánh bắt xa bờ. Áp dụng công nghệ từ những nước tiến tiến (chế biến và bảo quản sản phẩm ngay sau khi đánh bắt trực tiếp trên tàu ra khơi) là một bước đầu tư hiệu quả đúng đắn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 64)