Thành tựu phát triển ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 32)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

DƯƠNG ĐỐI VƠI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1.1. Thành tựu phát triển ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng dồi dào để phát triển thủy sản thành một ngành kinh tế quan trọng. Là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, Việt Nam có bờ biển trải dài 3260 km từ Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, có diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Trong vùng biển Việt Nam có 4000 hòn đảo, là nơi có thể dùng làm căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển các sản phẩm khai thác đồng thời làm nơi trú đậu cho các tàu thuyền trong mùa mưa bão. Biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa song,..và trên 4000ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng to lớn để Việt Nam phát triển hoạt động kinh tế hướng biển, đặc biệt là khai thác nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó Việt Nam còn có diện tích mặt nước ngọt nước lợ có thể sử dụng nuôi trồng thủy sản 1.7 triệu ha.

Năm 1959, Việt Nam đã thành lập Tổng cục Thủy sản trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Về mặt cơ cấu tổ chức Tổng cục Thủy sản có vai trò sản xuất, cung ứng và phân phối như một tổng công ty lớn. Năm 1976, Chính phủ chuyển Tổng cục Thủy sản trở thành Bộ Hải sản với mong muốn thúc đẩy ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ, nhưng phải đến năm 1981, khi Bộ Hải sản được đổi tên thành Bộ Thủy sản, ngành thủy sản Việt Nam mới thực sự bước sang một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ

Khai thác thủy sản xa bờ của Việt Nam đóng góp không nhỏ vào tổng sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam. Những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cá ngừ đại dương, cá chình, mực lửa,… tăng qua từng năm. Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ giúp thay đổi về cơ cấu sản phẩm, trước đây hơn 80% sản lượng đánh bắt của nước ta đều trong các ngư trường gần bờ, cá nhỏ và có tính chất tận diệt, thì từ năm 1996 đến nay tình hình đã hoàn toàn thay đổi theo hướng tích cực. Để đánh bắt xa bờ cần có lực lượng tàu có công suất lớn để vươn xa nhờ đó từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp theo hướng giảm áp lực khi thác ven bờ; loại bỏ dần phương tiện nhỏ, lạc hậu, năng suất thấp, khai thác có tính chất sát hại nguồn lợi; trang bị tàu có công suất lớn và thiết bị hiện đại, công nghệ máy móc tiên tiến; góp phần nâng cao năng suất, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và vùng biển ven bờ. Ngay trong những năm đầu hình thành, hoạt động nuôi trồng đã được đẩy mạnh tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho đời sống dân sinh và quân đội. Sản xuất giống nhân tạo các đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt được thực hiện thành công bắt đầu từ cuối những năm 1960 và các loại hình nuôi như nuôi ruộng lúa, nuôi ao hồ, nuôi song,… cũng đã phát triển. Trong những năm tháng chiến tranh, nuôi trồng thủy sản càng được đẩy mạnh nhằm bù đắp sự suy giảm của khai thác. Còn trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong khi khai thác giảm nghiêm trọng. Bước vào thời kỳ từ sau năm 1981 trở đi, với định hướng mới coi ngư nghiệp là của nhân dân, phong trào nuôi trồng thủy sản được khuyến khích phát triển ở nhiều địa phương dưới quy mô phổ biến hộ

gia đình. Các địa phương đã năng động lao vào cuộc tìm tòi những chính sách riêng để phát triển nuôi trồng. Nuôi trồng đã trở thành nguồn cung cấp 80% lượng nguyên liệu cho xuất khẩu. Do gắn với xuất khẩu và thị trường, người nuôi thủy sản đã bước đầu đa dạng hóa các đối tượng nuôi có khả năng xuất khẩu, trong đó tập trung nhiều nhất vào nuôi trồng tôm sú, cá tra, cá basa, tôm hùm, cá mú, nhuyễn thể hai vỏ. Nghề nuôi nước ngọt, đặc biệt nuôi cá tra, cá basa, và các loài cá xuất khẩu khác đã phát triển nhanh chóng nhờ mở rộng thị trường và đạt được nhiều tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 32)